Hơn 102.000 doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng
Số lượng doanh nghiệp thành lập mới 9 tháng năm 2019 tiếp tục đạt kỷ lục mới với gần 102,3 nghìn doanh nghiệp, vốn đăng ký bình quân 1 doanh nghiệp tăng mạnh, đạt 12,6 tỷ đồng, mức cao nhất trong những năm trở lại đây.
Niềm tin của doanh nghiệp vào môi trường kinh doanh tăng lên. Ảnh: H.Dịu
Báo cáo kết quả số liệu thống kê kinh tế- xã hội quý III và 9 tháng năm 2019 của Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý III/2019, có 35,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 430,6 nghìn tỷ đồng, giảm 8,2% về số doanh nghiệp và giảm 11,2% về số vốn so với quý II/2019; so với cùng kỳ năm trước, tăng 10,1% về số doanh nghiệp và tăng 37% về số vốn đăng ký.
Tính chung 9 tháng năm nay, cả nước có gần 102,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 1.290,8 nghìn tỷ đồng, tăng 5,9% về số doanh nghiệp và tăng 34% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 12,6 tỷ đồng, tăng 26,6%.
Nếu tính cả 1.730,4 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung thêm vào nền kinh tế trong 9 tháng năm 2019 là 3.021,2 nghìn tỷ đồng.
Bên cạnh đó, cả nước còn có 27,6 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 9 tháng lên hơn 129,8 nghìn doanh nghiệp.
Video đang HOT
Tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong 9 tháng năm nay là 929,8 nghìn người, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn trong 9 tháng năm nay là 21,2 nghìn doanh nghiệp, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm trước.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong 9 tháng năm 2019 là 12,1 nghìn doanh nghiệp, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó có 10,9 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng (chiếm 90,2% tổng số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể), tăng 2,9%.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy, dự kiến quý IV/2019 có 52,1% số doanh nghiệp đánh giá xu hướng sẽ tốt lên; 12,1% số doanh nghiệp dự báo khó khăn hơn và 35,8% số doanh nghiệp cho rằng tình hình sản xuất kinh doanh sẽ ổn định.
Trong đó, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đánh giá lạc quan nhất khi có tới 90,1% số doanh nghiệp dự báo tình hình sản xuất kinh doanh quý IV/2019 tốt hơn và giữ ổn định; tỷ lệ này ở khu vực doanh nghiệp Nhà nước và ngoài Nhà nước lần lượt là 82,8% và 87,5%.
Với kết quả này, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng, số vốn đăng ký của doanh nghiệp cao nhất trong nhiều năm qua dự báo sức khỏe tốt hơn của các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp cũng tăng cao cho thấy niềm tin của doanh nghiệp gia tăng và thể hiện kết quả tích cực cho những nỗ lực trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.
Hương Dịu
Theo Haiquanonline.com.vn
Nỗ lực đưa thị trường chứng khoán tiệm cận chuẩn mực quốc tế
Tổ chức Morgan Stanley Capital Investment (MSCI) vừa công bố danh mục định kỳ quý 2 rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index. Sự thay đổi trong lần công bố này có tác động thế nào đối với thị trường chứng khoán Việt Nam? Và khả năng nâng hạng từ cận biên lên mới nổi đối với thị trường Việt Nam tiếp tục được cập nhật ra sao?
"Việt Nam có cơ hội tốt để được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi..."
Tại đợt cơ cấu danh mục định ký quý 2/2019, MSCI đã loại toàn bộ 14 cổ phiếu của Argentina ra khỏi rổ chỉ số dành cho các thị trường cận biên của MSCI (MSCI Frontier Makets Index), do thị trường này sẽ được nâng hạng lên mới nổi. Đối với các cổ phiếu của Việt Nam, POW sẽ được MSCI bổ sung vào rổ MSCI Frontier Makets Index và ở chiều ngược lại ROS bị đưa ra khỏi danh mục này.
Đánh giá về thông tin này, Công ty Chứng khoán Tp.HCM (HSC) cho rằng, thị trường Việt Nam sẽ hưởng lợi từ động thái trên nhờ tỷ trọng cổ phiếu trong rổ chỉ số dành cho thị trường cận biên tăng lên. Song tỷ trọng của cổ phiếu Việt Nam có thể sẽ tăng nhưng sẽ chưa tăng quá mạnh cho đến khi thị trường chứng khoán Kuwait chính thức được nâng hạng và đưa vào rổ chỉ số dành cho các thị trường cận biên của MSCI (MSCI Emerging Markets).
Theo nguyên tắc của rổ chỉ số MSCI Frontier Markets 100, để tránh tỷ trọng tập trung quá nhiều vào một thị trường, thì tỷ trọng lũy kế tối đa của 2 thị trường lớn nhất là 40%. Đến thời điểm ngày 10/5/2019, 2 thị trường có tỷ trọng lớn nhất là Kuwait (26,44%) và Việt Nam (16,56%). Tổng cộng, tỷ trọng 2 thị trường này đã lên đến 43%, vượt mức tối đa 40%.
Hiện tại, thông tin về tỷ trọng chính thức của các thị trường trong rổ Frontier Markets vẫn chưa được MSCI công bố, do đó vẫn phải chờ vào thời điểm cuối tháng 5. Cùng quan điểm của HSC, ông Lê Ngọc Nam, Phó trưởng phòng phụ trách Phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) lưu ý: thông tin về MSCI công bố nâng hạng các thị trường, hay dòng tiền từ các quỹ ETF cũng được quan tâm ở thời điểm hiện tại. Tuy vậy, càng gần tới thời điểm công bố, các phân tích từ thị trường cũng đã dần làm rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng, do đó, theo tôi cũng sẽ không có nhiều tác động lớn.
Dù không thực sự tạo ra sự thay đổi lớn về dòng vốn trên thị trường, nhưng việc thay đổi cơ cấu danh mục rổ cổ phiếu dành cho thị trường cận biên của MSCI đã có tác động tích cực về mặt tâm lý dành cho nhà đầu tư. Ở thời điểm này, thị trường đặt kỳ vọng lớn hơn vào việc MSCI sẽ nâng hạng thị trường Kuwait và lúc đó sẽ tạo ra sự thay đổi lớn về tỷ trọng cổ phiếu Việt Nam trong rổ MSCI Frontier Markets.
Nhiều đánh giá cũng cho rằng, để được MSCI nâng hạng, Việt Nam cần nhiều thời gian hơn để chuẩn bị. Vì vậy, đây là cơ hội rất lớn để Việt Nam nỗ lực thay đổi nhằm thu hút dòng vốn nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Trong lần trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông Chua Hak Bin, kinh tế gia trưởng, Tập đoàn Maybank Kim Eng cũng chia sẻ quan điểm về cơ hội và thách thức của thị trường chứng khoán Việt Nam khi được xem xét nâng hạng. Chuyên gia này cũng đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam thời gian qua trong việc cải thiện các chính sách liên quan.
Theo ông Chua Hak Bin, dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và các sở giao dịch đã rất nỗ lực trong việc đưa thị trường Việt Nam tiệm cận các chuẩn mực của thị trường mới nổi, quy định bởi 2 đơn vị đánh giá chính là FTSE Russell và MSCI. Hiện FTSE Russell đã đưa Việt Nam vào danh sách xem xét vào tháng 9 năm ngoái và nếu thuận lợi có thể công bố Việt Nam đạt chuẩn nâng hạng ngay trong tháng 9 năm nay. Tuy nhiên, MSCI, việc nâng hạng của Việt Nam có thể sẽ mất thời gian hơn.
"Việt Nam có cơ hội tốt để được nâng hạng từ thị trường cận biên lên mới nổi. Việc nới lỏng hơn nữa các quy định về sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện thanh khoản thị trường và loại bỏ các biện pháp kiểm soát vốn không cần thiết sẽ giúp cho việc nâng hạng của Việt Nam. Maybank Kim Eng và các khách hàng là các định chế tài chính lớn đã và đang rất tích cực hỗ trợ để Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình này", ông Chua Hak Bin nói.
Theo vneconomy.vn
[Infographics] Những con số ấn tượng của GDP 9 tháng năm 2019 Theo Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng năm 2019 ước tính tăng 6,98% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm gần đây Trong bối cảnh kinh tế thế giới có xu hướng tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng. Cuộc...