Hơn 100.000ha lúa, hoa màu ở miền Bắc bị nhấn chìm vì mưa lũ
Tính đến ngày 30.7, mưa lũ đã cuốn phăng hơn 100.000ha lúa, ngô, rau màu của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Trung du miền núi phía Bắc.
Thiệt hại nặng nề
Theo thống kê của Bộ NNPTNT, mưa lũ đã làm 35.156ha trong tổng số 482.192ha lúa mùa, lúa hè thu của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng bị ngập úng, phải chăm sóc, gieo cấy lại; có tới 5.617ha không còn khả năng gieo cấy và hơn 2.000ha vẫn đang chìm trong biển nước. Diện tích ngô, rau màu bị ảnh hưởng do mưa lũ là 3.823ha.
Thiệt hại nặng nhất phải kể đến tỉnh Nam Định với hơn 23.000ha lúa bị ngập, phải chăm sóc, gieo cấy lại, tiếp đến là Hà Nội, Thái Bình, Hải Dương.
Người dân Thanh Hóa vớt vát những quả dưa hấu còn sót lại sau mưa lũ. Ảnh: Dân Việt.
Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, diện tích lúa bị san phẳng bởi mưa lũ cũng tương đối lớn, lên đến 40.912ha trong tổng số trên 322.000ha diện tích gieo cấy bởi các địa phương trong khu vực liên tục phải hứng chịu những đợt mưa lớn từ sau bão số 3 đến nay.
Diện tích không còn khả năng gieo cấy lên đến 17.825ha; còn 350ha vẫn đang trong tình trạng ngập úng. Diện tích ngô, rau màu bị thiệt hại là 16.330ha.
Thanh Hóa, Nghệ An là những địa phương bị thiệt hại nặng nhất. Riêng tại Nghệ An có tới 20.000ha lúa bị ảnh hưởng; tại Thanh Hóa, con số này là 13.000ha; cả hai địa phương đều có khoảng 8.000ha lúa không còn khả năng gieo cấy.
Các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc có khoảng 2.171ha lúa bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, trong đó diện tích không còn khả năng gieo cấy là 1.690ha, và còn tới 5.040ha vẫn bị ngập úng. Diện tích ngô, rau màu bị ảnh hưởng là trên 2.964ha.
Video đang HOT
Như vậy, tính chung trên địa bàn các tỉnh miền Bắc, mưa lũ thời gian qua đã làm 78.240ha lúa; 23.118ha ngô, rau màu bị ảnh hưởng, thiệt hại do mưa lũ; trong đó có 25.132ha lúa không còn khả năng gieo cấy.
Để khắc phục hậu quả và hạn chế tối đa thiệt hại do mưa bão gây ra, đảm bảo kế hoạch sản xuất vụ hè thu và vụ mùa 2018, Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) đã có văn bản đề nghị các Sở NNPTNT các tỉnh, thành phố phía Bắc khẩn trương tập trung tranh thu ky con nươc huy động mọi nguồn lực để tiêu úng, khơi thông các dòng chảy, nếu cần sử dụng các máy bơm để thoát nước nhanh; phân loại diện tích lúa bị ngập úng để có biện pháp khắc phục kịp thời.
Mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân. Ảnh: BGT.
Với diện tích lúa gieo cây sơm, không bi ngâp trăng, các địa phương thực hiện các biện pháp chăm sóc kịp thời như bón thúc đợt 2, bon hêt lương phân thuc con lai, chu yêu la Kali clorua, phun thêm các chất hỗ trợ sinh trưởng, phân qua lá cho lúa.
Nông dân cần bam sat đông ruông, theo doi chăt che tình hình phát sinh gây hại của các đối tượng dịch hại như bệnh lùn sọc đen, rầy nâu, rây lưng trăng, bệnh bạc lá, sâu cuốn lá, sâu đục thân,… để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.
Với diện tích lúa bị ngập 2-4 ngày, thoát nước kịp, có khả năng hồi phục, diên tich nay chu yêu trên chân mơi gieo cây chưa quá 10 ngay điều chỉnh mực nước tiêu thoát đảm bảo cây lúa không bị rạp trên măt nươc; te nươc rửa lá đê không bi rong rêu, bun đât bam trên bê măt la, đê tạo điều kiện thuận lợi cho cây lúa quang hợp.
Tia dăm nhưng chô lua chêt, mât khoang băng cach tia san tư cac khom lua đe nhiêu danh trên ruông hoăc ma cung giông con giâm trên ruông chân cao không bi ngâp ung.
Khi lá lúa khô va cưng dân, nhô cao măt nươc trên 10cm, băn la mơi cân phun các chế phẩm sinh hoc như KH, ET, siêu lân, Pennac P… giúp cây phục hồi nhanh, liều lượng như trong bao bì hướng dẫn.
Rut nươc can chi đê lang măt ruông va nhô lua quan sat thây đa ra rê non khân trương bon thuc ngay lương phân thuc lân 1.
Mưa lũ làm nhiều diện tích rau màu chìm trong biển nước. Ảnh: I.T.
Nông dân ưu tiên sử dụng phân NPK chuyên dùng có hàm lượng đạm và kali cân đối. Không sử dụng đạm đơn và không bón phân lai rai nhằm han chê sâu bệnh hại và đổ ngã cuối vụ.
Đối với những vung không có khả năng phục hồi, lua bi thôi la, đen rê, các địa phương khân trương bưa san lai ruông, rut can nươc va tranh thu cây ngay khi con trong khung thơi vu. Nên sư dung giống ngắn ngày như P6 đột biến, nếp IRi 352, PC6, HN6, Khang dân 18, Khang dân đột biến, Việt lai 20, TH3-3… ngâm ủ gieo mạ nền cứng hoặc gieo thẳng ngay nếu rút nước kịp thời; kết thúc gieo cấy trước 5/8.
Trường hợp không còn thời vụ gieo cấy, sau khi nước rút tiến hành vệ sinh đồng ruộng và chủ động chuyển đổi sang trồng các loại rau màu phù hợp.
Đối với các loại cây màu (ớt, dưa, bí…), nông dân khẩn trương thu hoach san phâm ơ nhưng ruông gân đên thơi gian thu hoach hoăc tân thu ơ ruông bi hai năng. Tháo nước nhanh, kịp thời, khơi thông dòng chảy, không để nước ngập lâu trong ruộng gây thối cây, thối rễ.
Theo Danviet
Nghệ An: 5 người chết, 2 người mất tích không phải do bão lụt gây ra
Thông tin báo cáo ngày 23.7, của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An lên Ban Chỉ đạo Trung ương cho biết, có 5 người chết, 2 người mất tích nhưng không phải do bão lụt gây ra.
Lực lượng chức năng và người dân Tương Dương khắc phục hậu quả mưa lũ.
Theo báo cáo (số 43 /BC.VP-PCTT ngày 23.7.2018) của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An, từ ngày 13 - 19.7.2018 đã có 5 người chết, 2 người mất tích, nhưng theo các địa phương xác định nguyên nhân không phải do bão lụt gây ra.
Cụ thể: Huyện Anh Sơn mất tích 2 người (từ ngày 17.7 khi đang đánh bắt cá trên sông Lam); TP Vinh chết 1 người (bị đuối nước trên kênh Bắc ngày 17.7); huyện Diễn Châu chết 2 người (1 người chết ngày 17.7, bị điện giật khi đang sửa chữa mạng điện trong nhà giúp hàng xóm; 1 người chết ngày 19.7, bị điện giật khi đang kê đồ đạc trong nhà); TX. Hoàng Mai bị chết 2 người (1 người chết ngày 17.7, do bị ngã chấn thương sọ não; 1 người chết ngày 19.7 do đi tắm bị đuối nước).
Về nhà cửa, tài sản, bão số 3 khiến 1.369 ngôi nhà bị ngập. Đến cuối ngày 22.7 còn khoảng 160 nhà của huyện Yên Thành đang bị ngập; 23 nhà bị sập; 1 nhà bị cuốn trôi; 70 nhà bị sạt lở, hư hỏng; 62 nhà bị sạt lở phải di dời; 26 nhà phải di dời khẩn cấp; 7 nhà bị tốc mái; 127 máy phát điện bị cuốn trôi...
Về giáo dục, có 15 điểm trường bị ảnh hưởng; 2 phòng học, 2 nhà ăn bị cuốn trôi; 3 phòng học bị hư hỏng; 150m2 mái tôn bị tốc mái.
Bão số 3 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông, lâm nghiệp với 20.644,31ha lúa, 5,5ha mạ, 5.743,81ha ngô, rau màu các loại, 1.676,73ha cây trồng hàng năm, 3.226,08ha thủy sản bị ngập bị ngập; 20 trâu, bò, nghé, 26 con lợn, 7.027 con gia cầm bị chết; 17 lồng cá bị cuốn trôi.
Nước lũ làm sạt lở nghiêm trọng nhiều tuyến đường giao thông trên địa bàn tỉnh.
Nhiều công trình, hạ tầng giao thông, hồ đập bị hư hỏng và ảnh hưởng bởi bão số 3. Tổng thiệt hại về kinh tế ước tính khoảng 645,21 tỷ đồng.
Hiện Nghệ An đang triển khai các phương án ứng phó với lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình có người bị chết, bị thương, gia đình có nhà bị hư hỏng nặng, gia đình chính sách, neo đơn; huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ trên địa bàn để hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả, sửa chữa lại nhà cửa, cây cối, thu dọn, xử lý vệ sinh môi trường; nhanh chóng khôi phục sản xuất nông nghiệp.
ANH ĐỨC
Theo Laodong
Phó Bí thư xã tử vong khi cứu cháu bé mắc kẹt trong lũ Nhận được tin có một cháu bé đang bị mắc kẹt trong mưa lũ, ông Tài đã trực tiếp tới hiện trường, bơi ra dòng nước lũ để cứu cháu bé, nhưng không may bị đuối nước tử vong. Nơi phát hiện thi thể vị Phó Bí thư xã (Ảnh: CTV) Sáng ngày 21/7, ông Bàn Thừa Phúc - Chủ tịch UBND xã...