Hơn 10.000 mô hình liên kết ra đời nhờ tiền vốn quỹ Hỗ trợ nông dân
Hiện, tổng nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) toàn hệ thống Hội Nông dân Việt Nam đạt trên 3.624 tỷ đồng.
Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp đã giúp hội viên nông dân xây dựng và phát triển hàng trăm mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp; trên 10.000 mô hình tổ, nhóm nông dân liên kết sản xuất.
Nâng cao hiệu quả sử dụng quỹ
Tham gia mô hình chi, tổ hội nghề nghiệp nhiều nông dân trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đầu tư nuôi lợn hiệu quả. Ảnh: Thu Hà
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Ban Thường vụ T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) tăng cường chỉ đạo Hội ND các tỉnh, thành phố tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động Quỹ HTND các cấp; xây dựng hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính cấp bổ sung ngân sách cho Quỹ HTND T.Ư năm 2020 theo Quyết định 673 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, tính đến 30/6/2020, Hội ND các cấp ở các địa phương đã phát triển được 241,723 tỷ đồng, nâng tổng nguồn vốn Quỹ HTND toàn hệ thống Hội đạt 3.624,255 tỷ đồng.
Đến nay, nguồn vốn Quỹ HTND T.Ư đạt 732,759 tỷ đồng. Nguồn vốn Quỹ HTND T.Ư ủy thác cho vay tại 62 tỉnh, thành Hội thông qua 1.482 dự án, cho 18.674 hộ vay, với tổng dư nợ đạt 703,969 tỷ đồng; mức vay bình quân 1 dự án đạt 475 triệu đồng, 1 hộ đạt 37,7 triệu đồng; quỹ cấp tỉnh 1.764,975 tỷ đồng; quỹ cấp huyện 585,310 tỷ đồng; cấp xã vận động 508,948 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nguồn vốn Quỹ HTND các cấp đã giúp hội viên nông dân xây dựng và phát triển hàng trăm mô hình chi hội nghề nghiệp, tổ hội nghề nghiệp; trên 10.000 mô hinh tổ, nhóm liên kết, hợp tác về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và dịch vụ gop phần tao thêm viêc lam, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho hôi viên, nông dân.
Bên cạnh đó, các cấp Hội tăng cường phối hợp với chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đẩy mạnh tuyên truyền các chính sách ưu đãi mới của Đảng và Nhà nước, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn để giúp nông dân vay vốn.
Đến nay, có 100% Hội ND cấp tỉnh và huyện ký văn bản thỏa thuận với Ngân hàng CSXH cùng cấp; 100% cấp xã cả nước ký hợp đồng ủy thác với phòng giao dịch Ngân hàng CSXH cấp huyện. Dư nợ các chương trình tín dụng ủy thác qua tổ chức Hội đạt 65.262 tỷ đồng; với 2.015.491 thành viên thuộc 54.504 tổ tiết kiệm và vay vốn.
Ngoài ra, các cấp Hội còn chủ động phối hợp với Ngân hàng NNPTNT thực hiện tốt thỏa thuận đã ký giúp nông dân vay vốn sản xuất, kinh doanh. Đến ngày 31/5/2020, tổng dư nợ cho vay qua tổ chức Hội đạt 64.097 tỷ đồng vơi 646.225 thành viên được vay vốn.
Nông dân tăng thu nhập
Nghệ An là 1 trong những tỉnh, thành sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ HTND nông dân để xây dựng và hỗ trợ thành lập các mô hình chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Ông Nguyễn Quang Tùng – Chủ tịch Hội ND tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện Hội ND tỉnh Nghệ An đang quản lý hơn 62 tỷ đồng nguồn vốn Quỹ HTND, đầu tư cho 2.019 hộ hội viên nông dân vay vốn tại 243 cơ sở Hội với 243 mô hình. Thực hiện Đề án số 24 của Ban Thường vụ Trung ương Hội NDVN về xây dựng chi hội nông dân nghề nghiệp, tổ hội nông dân nghề nghiệp, đến nay Hội ND tỉnh Nghệ An đã xây dựng được trên 80 chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp.
Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi lợn và thủy sản tại xã Hưng Tiến (nay là xã Hưng Nghĩa), huyện Hưng Nguyên, được Hội ND thành lập với 34 hội viên và nguồn vốn ban đầu 400 triệu đồng từ Quỹ HTND tỉnh. Dù mới thành lập nhưng đến nay, hoạt động sản xuất của các hội viên đạt kết quả đáng ghi nhận: Chăn nuôi cá cho thu hoạch 65 tấn; 430 tấn thịt lợn hơi; 4 tấn gà trị giá 400 triệu đồng.
Anh Lê Quốc Tân – hội viên chi hội chia sẻ: “Từ khi tham gia chi hội, sản phẩm chăn nuôi của gia đình tôi có thương hiệu, thu nhập tăng lên. Nhờ sự hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm của các hội viên trong chăn nuôi nên dịch bệnh giảm rõ rệt. Đặc biệt, trong đợt dịch tả lợn châu Phi, có trên 70% số hội viên giữ được đàn lợn không bị dịch”. Hộ gia đình ông Hồ Văn Hưng, chị Hoàng Thị Mơ là những gương điển hình phát triển kinh tế sau khi gia nhập Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi lợn và thủy sản ở xã Hưng Nghĩa.
Mô hình Tổ hội nghề nghiệp chế biến nước mắm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trực thuộc Chi hội nông dân khối 7, phường Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò) cũng được Quỹ HTND tỉnh cho vay vốn 550 triệu đồng để sản xuất và kinh doanh. Đến nay tổ hội có 20 hộ sản xuất và chế biến nước mắm, hoạt động theo quy chế của tổ đề ra.
Hội Nông dân: Xây dựng thành công nhiều mô hình "5 tự, 5 cùng"
Trong 3 năm qua, đã có 206 hợp tác xã, 1.690 tổ hợp tác được thành lập trên nền tảng từ các tổ hội nghề nghiệp, chi hội nghề nghiệp của Hội Nông dân (ND) các tỉnh, thành phố.
Hiện cả nước đã có 14.812 tổ hội nghề nghiệp nông dân và 683 chi hội nghề nghiệp được thành lập với 166.477 hội viên tham gia trên các lĩnh vực ngành nghề sản xuất, kinh doanh như trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ, nuôi trồng, chế biến thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, cơ khí, vật liệu xây dựng...
Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng và đoàn công tác thăm mô hình Chi hội chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên). Ảnh: Đ.T
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội NDVN Thào Xuân Sùng cho biết: Năm 2019, tập thể Đảng đoàn đã lãnh đạo Hội NDVN tiếp tục các hoạt động hỗ trợ một cách thiết thực đối với đồng bào nông dân cả nước theo 6 cụm thi đua, tạo được những chuyển biến tiến bộ mới và được cải thiện rõ rệt về điều kiện sống và mức sống, có những tiểu vùng có những bộ phận nông dân đã trở lên khá giả, một bộ phận nông dân trở lên giàu có.
Đây là tiền đề thuận lợi tạo cho năm 2020 phấn đấu đạt được mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị trong nông sản và hàng hóa.
Một trong những thành công nổi bật và mới nhất về phương thức hoạt động của Hội NDVN và phong trào nông dân trong năm 2019 vừa qua - năm đầu tiên triển khai Nghị quyết Đại hội VII, người nông dân đã liên kết chặt chẽ với nhau và giữ mối quan hệ ngày càng gắn bó với tổ chức Hội thông qua việc xây dựng chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp theo mô hình hoạt động 3 loại hình.
Đó là: Chi Hội nông dân - Hợp tác xã - Doanh nghiệp trong một chi Hội ND nghề nghiệp bằng phương thức "5 tự" (tự giác, tự nguyện, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm) và "5 cùng" (cùng chí hướng về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; cùng mối quan tâm; cùng có sự chia sẻ; cùng chịu trách nhiệm và cùng hưởng thụ).
Thông qua các chi hội, tổ hội nghề nghiệp, Hội ND đã xây dựng được các mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giúp người nông dân nâng cao giá trị sản phẩm một cách bền vững, đặc biệt trong việc kết hợp giữa liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Đồng thời, các chi hội, tổ hội nghề nghiệp đã tổ chức các hoạt động cung ứng vật tư, phân bón, giống cây trồng, giống con nuôi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ nông sản. Tiêu biểu như: Chi hội chăn nuôi vịt xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động (Hưng Yên) với 40 thành viên, quy mô diện tích là 55ha, lợi nhuận của các thành viên chi hội năm 2019 là hơn 100 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho trên 100 lao động ở địa phương với thu nhập bình quân từ 5-6 triệu đồng/người/tháng.
"Năm 2019, việc phát triển chi hội nông dân nghề nghiệp theo phương thức "5 tự, 5 cùng" đã khắc phục cơ bản hạn chế của chi hội nông dân truyền thống, xây dựng mối quan hệ liên kết chặt chẽ giữa hội viên với hội viên và giữa hội viên với tổ chức Hội. Đồng thời, mở rộng và đổi mới các hoạt động hợp tác quốc tế, tạo được những chuyển biến tiến bộ về phát triển nông nghiệp thịnh vượng và nông thôn văn minh, hiện đại" - Chủ tịch Thào Xuân Sùng nhấn mạnh.
Theo Danviet
Gặp những "siêu nông dân" của xứ Công tử Bạc Liêu mỗi năm có thu nhập tiền tỷ Qua 5 năm có hơn 79.400 hộ được công nhận đạt danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó có nhiều điển hình nông dân sản xuất giỏi với các mô hình cho thu nhập tiền tỷ. Hơn 79.400 hộ ND sản xuất, kinh doanh giỏi Ngày 12/8, Hội Nông dân tỉnh Bạc Liêu hội nghị tổng...