Hơn 1.000 người ở TP.HCM gặp phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, trong 5 ngày qua, thành phố ghi nhận 1.109 người gặp phản ứng phụ sau tiêm vaccine COVID-19.
Trưa 25/6, TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tiến độ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tại thành phố.
Tại họp báo, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết, đến nay thành phố đã tiêm vaccine COVID-19 cho hơn 400.000 người trong đợt tiêm lần 4.
Trong 5 ngày tiêm chủng vừa qua, thành phố ghi nhận 1.109 trường hợp gặp phản ứng phụ sau tiêm. Trong đó, 73 người bị sốc phản vệ, 26 người phản vệ độ 2, 15 người phản vệ độ 3, 2 người phản vệ độ 4 và 10 trường hợp biểu hiện khác. Trong 10 người phản vệ độ 4 có 1 người ngưng tim.
“Bất cứ loại thuốc nào cũng có phản ứng phụ, tùy theo cơ địa của người được tiêm mà thôi. Nhưng quan trọng là thành phố đã có chuẩn bị ekip bác sĩ cấp cứu và xử lý kịp thời. Chúng ta đã đi được hơn một nửa chặng đường, còn 2 ngày để hoàn tất chiến dịch và ngày cuối cùng dành để tiêm vét” , ông Bỉnh nói.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM.
Theo Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, dù nhiều bất cập, có chút thiếu sót nhưng đây là lần đầu TP.HCM có tốc độ chuẩn bị tiêm chủng nhanh như vậy. Thành phố sẽ dồn hết nguồn lực để hoàn tất chiến dịch tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng.
Ông Nguyễn Tấn Bỉnh cũng lý giải vì sao Thủ tướng lại chỉ đạo TP.HCM làm nhanh chiến dịch tiêm chủng, cô gắng chỉ trong 5 ngày do chủng virus lây bệnh tại thành phố là chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh và mạnh.
“Chúng ta phải nhanh chóng tiêm vaccine vì chủng Delta lây lan rất nhanh. Như trường hợp của nhóm truyền giáo Phực Hưng vừa rồi, 40/55 thành viên mắc bệnh và lây lan ra cộng đồng rất nhanh” , ông Bỉnh nói.
Anh Hùng (21 tuổi) công tác tại kho vũ khí đạn huyện Củ Chi thuộc Bộ Tư lệnh TP.HCM được khám sàng lọc trước tiêm vacine COVID-19. (Ảnh: HCDC)
Mới đây, Bộ Y tế ra văn bản khẩn đề nghị TP.HCM chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương tăng tốc độ triển khai tiêm chủng ngay số vaccine đã được cấp. Theo cơ quan này, tổng số liều vaccine được phân bổ cho TP.HCM trong hai đợt 3 và 4 là 870.870 liều.
Tuy nhiên đến nay, theo báo cáo nhanh kết quả tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 hàng ngày của Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương), TP.HCM mới triển khai tiêm được hơn 50.000 liều (khoảng 69% số vaccine được phân bổ đợt 3 và 6% số vaccine được phân bổ của cả 2 đợt).
28 ca nhiễm chưa rõ nguồn lây trong một ngày tại TP HCM
TP HCM ghi nhận 28 trường hợp chưa rõ nguồn lây, đang điều tra dịch tễ, trong số 667 ca Covid-19 được Sở Y tế công bố chiều 25/6.
667 ca này phát hiện từ 6h ngày 24/6 đến 6h ngày 25/6, gồm 99 trường hợp trong khu phong tỏa, 538 trong khu cách ly, chiếm tổng cộng gần 96%, theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC).
28 ca còn lại chưa rõ nguồn lây. Trong đó, 14 trường hợp tầm soát, sàng lọc khi khám tại bệnh viện, gồm khám tại các bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (1), quận 12 (1), Lê Văn Thịnh (1), Đại học Y dược (2), Nguyễn Tri Phương (2), Thống Nhất (2), Quốc Ánh (1), Bình Tân (1), Ung bướu (1), Trung tâm Y tế Thủ Đức (1), Vạn Hạnh (1).
14 ca còn lại gồm một trường hợp bị phơi nhiễm nghề nghiệp, là hộ lý đang công tác tại Trung tâm Y tế Bình Thạnh, phát hiện qua xét nghiệm tầm soát; một phát hiện khi thực hiện mở rộng xét nghiệm; hai giám sát sau cách ly tập trung và 10 đang điều tra dịch tễ.
10 ngày nay, số nhiễm Covid-19 theo ngày ở TP HCM nhiều lần đạt kỷ lục, chiếm phần lớn số mắc mới của cả nước. Bên cạnh các trường hợp là người tiếp xúc của các bệnh nhân được công bố từ trước và đã được cách ly hoặc nằm trong khu vực phong tỏa, thì rất nhiều ca phát hiện qua khám sàng lọc tại bệnh viện, phải tiến hành điều tra dịch tễ.
"Điều này cho thấy mầm bệnh vẫn đang âm thầm lây lan trong cộng đồng", theo đại diện HCDC. Trong làn sóng dịch thứ 4, nhiều bệnh viện, phòng khám tại TP HCM đã phải dừng tiếp nhận khám chữa bệnh, phong tỏa tạm thời vì liên quan các ca nghi mắc Covid-19.
Họp báo trưa 25/6, Giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho rằng "hiện tượng phơi nhiễm đã có trong ngành y tế. Đây là sự cố trong ngành y tế". Quá trình tiếp xúc bệnh nhân, lấy mẫu, dù biện pháp phòng hộ thế nào cũng chỉ là tương đối, chỉ che chắn phần nào, trong quá trình thực hiện có thể có sơ sót. Nhân viên ở khu cách ly, điều trị, dù rất cẩn thận nhưng cũng khó tránh khỏi nguy cơ.
Theo ông Bỉnh, thành phố đang tăng cường điều tra truy vết, khoanh vùng dập dịch triệt để, xét nghiệm mở rộng các khu vực có nguy cơ cao để tìm kiếm nguồn lây. Đối với các khu vực đang phong tỏa quanh ổ dịch, chính quyền địa phương phối hợp y tế đánh giá tình hình dịch tễ. Nếu nhận định có nguy cơ cao, tiếp tục lây lan trong cộng đồng thì có thể mở rộng phạm vi phong tỏa trên diện rộng, theo các khu phố hoặc phường, để kiểm soát dịch.
Hôm nay là ngày thứ 30 TP HCM bùng phát Covid-19, cụm dịch lớn nhất liên quan nhóm Truyền giáo Phục hưng, sau đó là các chuỗi lây nhiễm trong khu dân cư, nhà trọ, cơ sở sản xuất. Đặc biệt, các tòa nhà, văn phòng, khu sản xuất thực phẩm... là nơi có môi trường chật hẹp, thông khí kém, nhiều sự tiếp xúc khiến virus lây lan mạnh, kèm nhiều yếu tố thuận lợi cho chủng Delta hoành hành.
Đây là đợt dịch lớn nhất từ trước đến nay tại thành phố, với 2.343 ca nhiễm được Bộ Y tế công bố từ ngày 27/4 đến trưa 25/6, và số ca nghi nhiễm nêu trên.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở quận Bình Tân, đêm 22/6. Ảnh: Hữu Khoa.
Các chuỗi lây nhiễm ghi nhận thêm bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM Chiều nay (25/6), Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã có buổi họp về tình hình dịch bệnh trên địa bàn thành phố. Báo cáo tại buổi họp, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết, hiện nay, thành phố đang tồn tại 23 chuỗi lây nhiễm ở khu dân cư, chung cư, công ty, chợ và trường...