Hơn 1.000 ca mắc mỗi ngày, Cà Mau làm gì để ‘kéo giảm F0′?
Những ngày qua, số ca nhiễm COVID-19 tăng nhanh, liên tiếp trong các ngày 14-17/12, Cà Mau ghi nhận đến hơn 1.000 ca nhiễm/ngày, tính đến 18/12 là 21.711 ca.
Địa phương gấp rút tiến hành nhiều biện pháp tổng lực để kéo giảm bệnh nhân COVID-19.
Nhiều người dân lơ là, chủ quan
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Cà Mau nhằm tìm giải pháp để giảm lây nhiễm và số ca nhiễm COVID-19, ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế, cho biết, hiện số ca mắc COVID-19 của tỉnh bình quân là 120 ca/100.000 dân. Trong đó, TP Cà Mau có số ca mắc cao nhất, có những phường tăng rất cao, một số ấp, khóm đã nâng cấp độ 4.
TP Cà Mau cần nhanh chóng có những biện pháp ngăn dịch lây lan, sàng lọc bệnh nhân để điều trị tại nhà, tiếp tục xét nghiệm tầm soát quyết liệt trong vòng 2 tuần, áp dụng các biện pháp mạnh hơn.
Khám sàng lọc trước khi tiêm vaccine cho người dân ở Cà Mau.
Ghi nhận cho thấy, trong tổng số 21.711 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, có đến 11.729 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng.Phần lớn số ca nhiễm là lao động từ công ty, doanh nghiệp lây lan cộng đồng sinh sống. Độ tuổi nhiễm từ 20-45 tuổi, do đi lại, tiếp xúc phức tạp nên lây cho gia đình. Nhóm cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động lại, mặc dù có test định kỳ nhưng sau đó xuất hiện hàng loạt ca bệnh, cho thấy mầm bệnh trong cộng đồng đã có nhiều nơi, khó xác định.
Chỉ ra 4 nhóm vấn đề dẫn đến ca nhiễm COVID-19, ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho rằng đến từ ý thức chủ quan, lơ là của nhiều người dân, kể cả một số cán bộ trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, đặc biệt thực hiện nghiêm 5K theo khuyến cáo của ngành Y tế.
Theo đó, nhiều trường hợp chủ quan không đeo khẩu trang khi đi lại, giao tiếp; không giữ đúng khoảng cách giữa người với người; tổ chức đám, tiệc tập trung đông người; không thường xuyên khử khuẩn theo quy định.
Đặc biệt, người dân ỷ vào việc đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nên có tâm lý lơ là trong phòng chống dịch, là nguyên nhân mang mầm bệnh lây lan cho người khác. Cùng với đó, việc tỷ lệ bao phủ tiêm vaccine chưa thể đảm bảo 100%, dẫn đến lây nhiễm đối với người lớn tuổi, có bệnh nền và trẻ em dưới 12 tuổi là rất cao, nguy cơ quá tải hệ thống y tế.
Xử lý nghiêm trường hợp cố tình vi phạm công tác phòng, chống dịch
Trước thực tế trên, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có văn bản hỏa tốc chỉ đạo các sở, ngành, các địa phương tập trung thực hiện quyết liệt 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung cho công tác truyền thông nhằm nâng cao ý thức của người dân trong thực hiện nghiêm 5K, có trách nhiệm hơn nữa với sàn lọc cộng đồng. Tăng cường các biện pháp giám sát, truy vết phát hiện nhanh các trường hợp tiếp xúc với F0 và thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly y tế theo quy định. Tiếp tục phát huy vai trò của Tổ COVID-19 cộng đồng, quản lý chặt chẽ việc thực hiện cách ly y tế tại địa phương.
Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo đến ngày 31/12/2021 phải hoàn thành 100% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm chủng vaccine COVID-19; với người từ 12-18 tuổi phải hoàn thành trước ngày 31/1/2022.
Nhiều khu vực bị phong tỏa do ca nhiễm COVID-19 ở Cà Mau.
Đặc biệt UBND tỉnh yêu cầu tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra, nhắc nhở những trường hợp vi phạm an toàn về phòng, chống dịch, đồng thời kiên quyết xử lý thật nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm.
Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn gửi khẩn cấp đến Bộ Y tế. Công văn nêu rõ, hiện tại Cà Mau, dịch bệnh diễn biến hết sức phức tạp, mỗi ngày phát hiện gần 1.000 ca F0 và có chiều hướng tăng cao mỗi ngày. Để kịp thời khống chế được dịch bệnh, giảm số ca chuyển nặng và tử vong, UBND tỉnh Cà Mau đề nghị Bộ Y tế hỗ trợ khẩn cấp cho công tác phòng chống dịch COVID-19 bổ sung một số thuốc kháng virus, thuốc điều trị; Cũng như hỗ trợ tỉnh về đội ngũ gồm: Bác sĩ, điều dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn có kinh nghiệm trong điều trị bệnh trung bình, nặng và nguy kịch.
Đồng thời, tỉnh cũng đề nghị Bộ Y tế cho phép khẳng định trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 bằng test nhanh kháng nguyên; cũng như khẳng định khỏi bệnh COVID-19 bằng test nhanh đối với các trường hợp cụ thể.
Ca nhiễm Covid-19 ở Thái Nguyên tăng nhanh, có bệnh nhân là học sinh, giáo viên
Số ca nhiễm Covid-19 ở tỉnh Thái Nguyên liên tục gia tăng, trong đó có cả giáo viên, học sinh. Trước đó, từ ngày 2.11, TP.Thái Nguyên đã tạm dừng việc dạy và học trực tiếp, chuyển sang học trực tuyến.
Ngày 5.11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Nguyên cho biết, trong ngày 4.11, địa phương này ghi nhận 14 ca nhiễm Covid-19, đây là số lượng ca nhiễm trong ngày nhiều nhất tại Thái Nguyên trong suốt nhiều tháng qua.
Đáng lưu ý, trong số các ca nhiễm Covid-19 này có cả học sinh và giáo viên ở các trường học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong đó, có một học sinh lớp 5C Trường tiểu học Thuận Thành (TX.Phổ Yên) và một học sinh lớp 12A8 Trường THPT Chu Văn An (TP.Thái Nguyên). Giáo viên nhiễm dịch Covid-19 là trường hợp của cô giáo T.T.M.T, Trường THCS Tích Lương (TP.Thái Nguyên).
Trước đó, từ ngày 1.11, TP.Thái Nguyên phát hiện 2 ca nhiễm trong cộng đồng. Ngày 2.11, UBND TP.Thái Nguyên ra quyết định tạm dừng việc dạy và học trực tiếp trên địa bàn, chuyển sang học trực tuyến.
TP.Thái Nguyên đang trong đợt xét nghiệm Covid-19 diện rộng để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Ảnh BÁO THÁI NGUYÊN
CDC Thái Nguyên cho biết, thống kê đến cuối ngày 4.11, Thái Nguyên ghi nhận 67 người nhiễm Covid-19, trong đó 44 ca phát hiện trong cộng đồng và F1 thành F0; 9 ca trở về từ các địa phương có dịch Covid-19; 16 ca tái dương tính phát hiện trong khu cách ly. Đến trưa nay 5.11, CDC Thái Nguyên cho biết đã ghi nhận thêm 5 ca nhiễm Covid-19.
Bản tin Covid-19 ngày 4.11: Dịch bệnh vẫn diễn biến khó lường | F0 cộng đồng tăng trở lại
Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, đặc biệt là tại TP.Thái Nguyên, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ra văn bản hỏa tốc đề nghị Bệnh viện T.Ư Thái Nguyên hỗ trợ xét nghiệm diện rộng đối với người dân tại 8 phường trên địa bàn TP.Thái Nguyên.
Trong ngày hôm qua 4.11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Nguyên đã họp và xem xét tái khởi động trở lại các chốt kiểm soát người và phương tiện ra vào tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp trở lại.
Bùng phát dịch Covid-19 đợt 4, nhập khẩu thịt heo giảm hơn 23% Trong quý 3, trùng thời điểm dịch Covid-19 bùng phát đợt 4, nhập khẩu thịt heo đông lạnh giảm hơn 23% về lượng và giảm 26% về trị giá so cùng kỳ năm trước. Lần đầu tiên sau gần 3 năm, nhập khẩu thịt heo đông lạnh giảm mạnh. Số liệu từ Tổng cục Hải quan và Cục Xuất nhập khẩu cho thấy,...