Hơn 100 tỷ “hành tinh giả mạo” bí ẩn đang trôi qua Dải Ngân hà
Nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng có thể có hơn 100 tỷ “ hành tinh giả mạo” đang trôi qua Dải Ngân hà của chúng ta.
Các hành tinh trôi nổi tự do được cho di chuyển không mục đích trong không gian, bởi vì chúng không kết nối với bất kỳ Mặt trời hoặc ngôi sao nào.
Giáo sư Scott Gaudi, một nhà thiên văn học tại Đại học Bang Ohio, cho biết: “Vũ trụ có thể chứa đầy những hành tinh giả mạo và chúng ta thậm chí sẽ không biết điều đó. Chúng ta sẽ không bao giờ phát hiện ra nếu không thực hiện một cuộc khảo sát kỹ lưỡng”.
Kính thiên văn vũ trụ Nancy Grace Roman được biết đến là đài quan sát không gian hồng ngoại của NASA hiện đang được phát triển, dự kiến sẽ đưa vào sử dụng trong 5 năm tới, có thể chụp ảnh Dải Ngân hà. Kính thiên văn này có thể tìm thấy các hành tinh cách Trái đất hàng nghìn năm ánh sáng, xa hơn nhiều so với các phương pháp phát hiện hành tinh khác hiện tại.
Được đặt theo tên của Nancy Grace Roman, cựu giám đốc thiên văn của NASA, người đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực thiên văn học không gian, kính viễn vọng này được thiết lập để cung cấp các cuộc khảo sát vũ trụ bao quát nhất có thể.
Mặc dù các “hành tinh giả mạo” đã được biết đến trong nhiều năm, nhiệm vụ mới với sự hỗ trợ của kính thiên văn vũ trụ Nancy Grace Roman hy vọng sẽ tiết lộ thông tin mới về hàng tỷ tiềm năng trong thiên hà của chúng ta.
Mô phỏng của giáo sư Gaudi và các đồng nghiệp cũng cho thấy kính thiên văn mang tính cách mạng của NASA sẽ phát hiện và rất nhạy với các hành tinh mới hơn 10 lần so với các kính thiên văn trên mặt đất hiện nay.
“Đã có một số hành tinh giả mạo được phát hiện. Đây là một biên giới hoàn toàn mới”, Samson Johnson, một nghiên cứu sinh trong phòng thí nghiệm của giáo sư Gaudi, cho biết.
Johnson cũng nói thêm rằng các “hành tinh giả mạo” có thể sẽ cực kỳ lạnh, nhưng việc nghiên cứu chúng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về cách tất cả các hành tinh hình thành.
Sẽ liên lạc được với nền văn minh ngoài Trái Đất trước 2025?
Phương trình Drake cho thấy có hơn 20 tỷ hành tinh giống Trái Đất trong thiên hà. Do đó, nhiều nhà khoa học vẫn tin là ta sẽ sớm liên lạc được với dạng sống ngoài hành tinh.
Video đang HOT
Ngày nọ, người ngoài hành tinh xuất hiện. Họ đến từ vùng đất xa xôi chưa ai từng nghe tới, trên những con tàu kỳ vĩ, lạ lùng và sử dụng công nghệ chỉ có trong mơ. Áo giáp và khiên chắn của họ vững bền chưa từng thấy. Họ nói thứ ngôn ngữ dị thường và mang theo các loài thú kỳ quái.
Mọi người tự hỏi: Họ là ai? Từ đâu đến? Một số người nói họ là sứ giả từ các vì sao. Số khác thì thầm rằng trông họ giống các vị thần từ thiên đường. Nhưng thật không may, tất cả đều nhầm lẫn.
Đó là năm định mệnh 1519, khi Montezuma gặp Hernán Cortés, và người Aztec đối đầu với đế chế Tây Ban Nha. Cortés và các chinh tướng dưới quyền chẳng phải sứ giả từ các vị thần, mà chỉ là những kẻ chuyên cắt cổ người khác để lấy vàng và bất cứ thứ gì có thể cướp được.
Phải mất hàng nghìn năm, nền văn minh Aztec mới có thể trỗi dậy từ rừng thẳm, nhưng do chỉ sở hữu công nghệ đồ đồng, họ thất thế và bị quân lính Tây Ban Nha tiêu diệt chỉ sau vài tháng.
Thận trọng nếu gặp các nền văn minh khác
Khi du hành vào không gian, bài học ta rút ra từ thảm kịch trên là hãy thận trọng. Nói cho cùng, xét về trình độ công nghệ, người Aztec chỉ đi sau Tây Ban Nha khoảng vài thế kỷ. Nếu chúng ta gặp gỡ các nền văn minh khác trong vũ trụ, họ có thể đã đi trước ta rất nhiều và sở hữu những quyền năng mà ta chỉ có thể mơ thấy. Nếu giao chiến cùng họ, có lẽ ta sẽ giống như King Kong chạm trán Sóc Chuột Alvin vậy.
Nhà vật lý Stephen Hawking từng cảnh bảo: "Chỉ cần nhìn lại chính mình, ta sẽ thấy dạng sống trí tuệ có thể phát triển thành những thứ ta không hề muốn bắt gặp". Nhắc đến việc Christopher Columbus gặp thổ dân châu Mỹ, ông kết luận: "Kết cục không hay ho lắm." Hay như nhà sinh học thiên văn David Grinspoon nói: "Nếu sống trong khu rừng toàn sư tử đói, liệu bạn có dám nhảy từ trên cây xuống, miệng hô: 'Tao đây' không?"
Tuy nhiên, phim ảnh Hollywood đã tẩy não chúng ta, khiến ta nghĩ mình có thể đánh bại những kẻ xâm lăng ngoài hành tinh trong khi công nghệ của họ đi trước chúng ta vài thập kỷ hoặc vài thế kỷ. Hollywood cho rằng ta có thể chiến thắng bằng một mưu mẹo thô sơ nhưng tài tình nào đó.
Trong phim Independence Day (Ngày độc lập), con người chỉ việc cài một loại virus máy tính đơn giản vào hệ điều hành là có thể khiến quân địch thua trận, cứ như thể người ngoài hành tinh sử dụng hệ điều hành Windows của Microsoft vậy.
Thậm chí, các nhà khoa học cũng phạm sai lầm. Họ thường giễu cợt ý kiến cho rằng một nền văn minh xa lạ ở cách đây nhiều năm ánh sáng lại có thể đến thăm chúng ta. Nhưng đó là họ giả định các nền văn minh ngoài hành tinh chỉ đi trước ta vài thế kỷ về mặt công nghệ.
Nếu như họ đi trước hàng triệu năm thì sao? Một triệu năm chỉ là cái chớp mắt đối với vũ trụ. Nhưng trong khoảng thời gian đó, biết bao định luật vật lý và công nghệ mới đã ra đời.
Cá nhân tôi tin rằng bất kỳ nền văn minh nào đạt đến trình độ siêu việt đều sẽ hiền hòa. Họ đi trước chúng ta rất lâu, đủ thời gian để giải quyết các xung đột lâu đời về phe phái, sắc tộc, tôn giáo. Tuy vậy, chúng ta vẫn phải chuẩn bị sẵn sàng trước khả năng họ "không hiền". Thay vì gửi tín hiệu vô tuyến ra không gian để thông báo cho các nền văn minh ngoài hành tinh về sự tồn tại của mình, ta nên cẩn trọng, tìm hiểu về họ trước.
Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ bắt liên lạc được với nền văn minh ngoài Trái Đất ngay trong thế kỷ 21. Họ sẽ không phải những nhà chinh phạt nhẫn tâm, mà rất nhân từ và sẵn sàng chia sẻ công nghệ với chúng ta. Đó sẽ là một trong những bước ngoặt quan trọng bậc nhất của lịch sử, sánh ngang với việc tìm ra lửa, có thể quyết định hướng phát triển của văn minh nhân loại trong nhiều thế kỷ sau.
Nhiều nước lắp đặt kính viễn vọng vô tuyến tìm kiếm tín hiệu từ nền văn minh ngoài vũ trụ.
Tìm kiếm trí tuệ ngoài hành tinh
Một số nhà vật lý đã và đang tích cực dùng các phương tiện hiện đại để quét khắp bầu trời, tìm kiếm những dấu hiệu của văn minh tiên tiến ngoài Trái Đất. Công cuộc tìm kiếm này có tên gọi SETI (tìm kiếm trí tuệ ngoài hành tinh). Các kính viễn vọng vô tuyến mạnh nhất sẽ dò quét bầu trời để lắng nghe những tín hiệu từ nền văn minh ngoài vũ trụ.
Hiện tại, nhờ sự đóng góp hào phóng của nhà đồng sáng lập Microsoft Paul Allen cùng nhiều người khác, Viện SETI đang xây dựng 42 kính viễn vọng vô tuyến tối tân tại Hat Creek, California, cách phía đông bắc của San Francisco khoảng gần 500 km, để dò quét cả triệu ngôi sao. Theo dự kiến, cơ sở Hat Creek sẽ có 350 kính, dò tìm tần số vô tuyến trong khoảng từ 1 đến 10 gigahertz.
Nhưng dự án SETI thường chẳng được ai mang ơn và đang phải xin kinh phí từ những nhà tài trợ giàu có nhưng vẫn còn hoài nghi. Quốc hội Hoa Kỳ không quan tâm nhiều đến chương trình, họ đã cắt sạch mọi trợ cấp vào năm 1993 và nói rằng việc này chỉ phí tiền thuế của dân.
Thất vọng vì thiếu kinh phí, một số nhà khoa học kêu gọi công chúng trực tiếp tham gia để mở rộng việc tìm kiếm. Tại Đại học California, Berkeley, các nhà thiên văn thiết kế phần mềm SETI@home, cho phép hàng triệu người nghiệp dư tham gia dò tìm trực tuyến. Bất cứ ai cũng có thể tham gia. Bạn chỉ cần tải phần mềm từ trang web của họ. Mười giờ đêm, khi bạn ngủ, máy tính sẽ tìm kiếm trong hàng núi dữ liệu mà SETI thu thập được, cố gắng tìm ra "chiếc kim" dưới "đáy biển".
Tôi từng có vài dịp phỏng vấn tiến sĩ Seth Shostak, người đang làm việc cho Viện SETI ở Mountain View, California. Ông tin rằng ta sẽ bắt liên lạc được với một nền văn minh ngoài Trái Đất trước năm 2025. Tôi hỏi vì sao ông có thể khẳng định như vậy. Sau bao thập niên dò tìm miệt mài, ta vẫn chưa từng thấy dấu hiệu chắc chắn nào của văn minh ngoài hành tinh.
Hơn thế nữa, dùng kính viễn vọng vô tuyến để nghe các cuộc trò chuyện ngoài hành tinh cũng có phần giống như trò may rủi, bởi có thể người ngoài hành tinh không sử dụng sóng radio. Có thể họ dùng những tần số hoàn toàn khác hoặc dùng chùm tia laser, hay một cách thức liên lạc hoàn toàn xa lạ mà ta chưa hề biết tới.
Ông thừa nhận tất cả những khả năng đó đều có thể xảy ra. Nhưng ông vẫn tin là ta sẽ sớm liên lạc được với dạng sống ngoài hành tinh. Ông có phương trình Drake đứng về phía mình.
Năm 1961, bất mãn trước những suy đoán vô căn cứ về sự sống trong vũ trụ, nhà thiên văn Frank Drake cố gắng tính toán xác suất tìm thấy một nền văn minh ngoài Trái Đất. Theo đó, ta bắt đầu với số ngôi sao thuộc Dải Ngân Hà (khoảng 100 tỷ), sau đó giảm đi bằng cách nhân số đó với tỷ lệ các ngôi sao có hành tinh xung quanh, rồi với tỷ lệ các hành tinh có sự sống, rồi đến tỷ lệ các hành tinh có dạng sống thông minh, cứ thế tiếp tục. Tích của các tỷ lệ này cho ta con số gần đúng về số nền văn minh tiên tiến có thể tồn tại trong thiên hà.
Khi Frank Drake lần đầu đưa ra công thức, vẫn còn quá nhiều điều chúng ta chưa biết nên kết quả khi ấy hoàn toàn chỉ là phỏng đoán. Ước đoán số nền văn minh trong thiên hà dao động từ hàng chục nghìn cho đến hàng triệu.
Ngày nay, với cơn lũ thông tin về các ngoại hành tinh tìm thấy trong không gian, ta có thể ước tính chính xác hơn nhiều. Tin vui là qua mỗi năm, các nhà thiên văn lại càng thu hẹp được các yếu tố của phương trình Drake. Giờ ta biết trong Dải Ngân Hà, cứ 5 ngôi sao giống Mặt Trời thì có ít nhất một sao có các hành tinh giống Trái Đất quay quanh. Như vậy, theo phương trình, có hơn 20 tỷ hành tinh giống Trái Đất trong thiên hà của chúng ta.
Các kính viễn vọng vô tuyến đặt ở Hat Creek.
Phương trình Drake hiện đã được chỉnh sửa khá nhiều. Phương trình ban đầu quá đơn giản. Bạn đọc hắn còn nhớ, những hành tinh giống Trái Đất muốn tồn tại phải có các hành tinh cỡ Sao Mộc di chuyển theo quỹ đạo tròn để đánh bật các tiểu hành tinh và mảnh vụn có khả năng hủy diệt sự sống.
Như vậy, ta chỉ tính số hành tinh giống Trái Đất nhưng có hàng xóm là các hành tinh cỡ Sao Mộc. Các hành tinh giống Trái Đất còn cần có các vệ tinh cỡ lớn để giúp bình ổn độ xoay, nếu không chúng sẽ lắc lư và bị lật sau hàng triệu năm.
Nếu Mặt Trăng có kích thước nhỏ, như một tiểu hành tinh chẳng hạn, thì những nhiễu loạn nhỏ trong độ xoay của Trái Đất sẽ dần tích tụ và sau một thời gian rất dài, theo định luật Newton, Trái Đất sẽ bị lật. Sự sống trên Trái Đất sẽ gặp thảm họa, do sẽ xảy ra động đất, sóng thần dữ dội và núi lửa phun trào khủng khiếp khi vỏ Trái Đất bị nứt. Mặt Trăng của chúng ta đủ lớn để những nhiễu loạn đó khỏng tích tụ. Nhưng Sao Hỏa có những vệ tinh rất nhỏ và có lẽ đã từng bị lật trong quá khứ xa xưa.
Khoa học hiện đại đã cung cấp cho ta cả một đại dương dữ liệu cụ thể về số hành tinh đủ điều kiện nuôi dưỡng sự sống, nhưng chúng cũng cho thấy sự sống có thể bị hủy diệt bởi đủ loại thảm họa và tai nạn thiên nhiên. Trong lịch sử Trái Đất, đã nhiều lần các thảm họa thiên nhiên (như các vụ va chạm thiên thạch, kỷ băng hà trên toàn hành tinh, núi lửa phun trào) suýt tận diệt dạng sống thông minh.
Một câu hỏi căn bản là có bao nhiêu phần trăm trong số các hành tinh đáp ứng tiêu chí nuôi dưỡng sự sống thật sự có sự sống; và bao nhiêu phẩn trăm trong số các hành tinh thật sự có sự sống thoát khỏi những thảm họa cấp hành tinh rồi cho phép dạng sống thông minh tồn tại? Chúng ta vẫn còn chặng đường dài để ước tính được chính xác số nền văn minh tiên tiến trong Dải Ngân Hà.
Tiểu hành tinh 'im hơi lặng tiếng' bay qua Trái đất, 6 tiếng sau mới phát hiện ra Tiểu hành tinh có kích thước bằng chiếc ô tô con đã bay 'sượt' qua Trái đất, cách bề mặt hành tinh chỉ 2.950km vào hôm 16/8. Tiểu hành tinh vừa bay ngang qua Trái đất này ban đầu được gọi là ZTF0DxQ, nhưng hiện tại, các nhà thiên văn học đặt tên nó là 2020 QG. Những quan sát ban đầu cho...