Hơn 10 năm chờ đợi để được xin lỗi oan sai
Bị kết án oan tội Tham ô và sử dụng trái phép tài sản xã hội chủ nghĩa, ông Bình đã phải chờ đợi 14 năm để được xin lỗi.
Năm 2000, ông Phạm Đức Bình (58 tuổi, ở Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị đưa ra xét xử tội Tham ô tài sản XHCN và Sử dụng trái phép tài sản XHCN.
Theo quy kết, năm 1992, ông Bình được giám đốc Cty thi công cơ giới và xây lắp bổ nhiệm làm cửa hàng trưởng. 5 năm sau, cửa hàng bị đình chỉ hoạt động do kinh doanh không hiệu quả.
Biên bản giải quyết oan sai của Tòa hình sự.
Cùng năm đó, công ty thanh tra hoạt động kinh doanh của cửa hàng và cho rằng ông Bình đã nhiều lần nhận tiền tạm ứng của một xí nghiệp tổng số 71 triệu đồng và chỉ chứng minh được việc sử dụng hợp lệ 30 triệu đồng.
Theo bản án sơ thẩm, ông Bình đã mua hàng của 3 đơn vị và làm thất thoát gần 180 triệu đồng. Toà cho rằng, bị cáo đã sử dụng trái phép số tiền trên.
Từ hai nhận định trên, giữa tháng 3/2000, toà sơ thẩm đã tuyên phạt ông Bình 30 tháng tù cho cả hai tội danh. Sau đó, ông Bình đã kháng cáo, kêu oan.
Đến đầu tháng 1/2001, TAND tối cao tại Hà Nội đã xem xét kháng cáo của ông Bình và cho rằng, ông Bình không chiếm đoạt số tiền tạm ứng của các xí nghiệp.
Theo TAND Tối cao, trước khi bị xét xử sơ thẩm, ông Bình đã có nhiều đơn từ, giấy xác nhận của các nhân chứng cho thấy ông không có hành vi chiếm đoạt tiền của công ty. Vì vậy, không có căn cứ quy kết cho bị cáo tội Tham ô tài sản. XHCN.
Video đang HOT
Về hành vi sử dụng trái phép tài sản, ông Bình trình bày, sau khi mua 3 lô hàng do bị tai nạn phải vào viện điều trị nên không trực tiếp bán và thu tiền từ số hàng này.
Khi ra viện, cửa hàng đã giải thể nên ông không biết ai bán, ai mua lô hàng này.
Toà phúc thẩm đã tuyên ông Bình vô tội.
Ngày 14/3, một lãnh đạo TAND Hà Nội cho biết, đang chuẩn bị và xin ý kiến từ các ban ngành việc tổ chức buổi xin lỗi công khai với ông Phạm Đức Bình, người bị kết án oan từ năm 2000.
Trước đó, vào ngày 9/10/2006, sau khi xem xét đơn khiếu nại về việc TAND TP Hà Nội từ chối giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Nghị quyết số 388 của ông Bình và những tài liệu gửi kèm theo, Tòa hình sự TAND Tối cao đã có ý kiến cho rằng, ông Bình thuộc trường hợp được bồi thường do bị kết án oan theo quy định tại Nghị quyết số 388/2003/NQ- UBTVQH11 ngày 17/3/2003 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
T.Nhung
Theo_VietNamNet
Giết chồng để được đi... xuất khẩu lao động
Định đi xuất khẩu lao động tiếp, nhưng bị chồng ngăn cản, trong lúc tranh cãi, Đượm đã vung dao đoạt mạng chồng.
Sau Tết, chị Đỗ Thị Đượm (SN 1970, ngụ thôn Vé, xã Đồng Tâm, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương) định đi xuất khẩu lao động tiếp, nhưng bị chồng là Nguyễn Đình Luân (1968) ngăn cản. Trong lúc tranh cãi, Đượm đã vung dao đoạt mạng chồng
Con trai kinh hoàng chứng kiến mẹ sát hại cha
Những ngày này, người dân khu vực chợ Vé (xã Đồng Tâm) luôn bàn tán về vụ án vợ giết chồng diễn ra đúng ngày Lễ tình nhân 14/2/2014. Cậu con trai Nguyễn Đình Đông (học sinh lớp 9) lại là người trực tiếp chứng kiến toàn bộ sự việc. Trước cơ quan điều tra, Đông không kiềm chế được xúc động đã khóc nức nở, yêu cầu tử hình người mẹ của chính mình.
Trưởng thôn bàng hoàng kể lại sự việc
Cậu bé vẫn không thôi ám ảnh về giây phút kinh hoàng: "Sáng hôm đó, người anh trai đang học năm cuối một trường đại học trên Hà Nội gọi điện về cho mẹ, nói sẽ về nhà bàn chuyện tương lai sau khi ra trường. Bố mẹ bàn với nhau chuẩn bị một bữa ăn rằm tươm tất để đón anh. Sau đó, mẹ đi chợ mua vịt và nhiều đồ ăn khác. Bố mang về nhà rất nhiều thịt trâu do quen biết với một lò mổ trong vùng".
Trong lúc đang cùng chuẩn bị bữa cơm, vợ chồng ngồi đối diện nhau nói chuyện. Ban đầu cười nói vui vẻ, nhưng một lúc sau người vợ đề cập đến vấn đề sau Tết sẽ lại đi xuất khẩu lao động thì chồng không đồng ý. Hai bên bắt đầu bất đồng quan điểm, lời qua tiếng lại. Trong lúc nóng giận, người chồng không kiềm chế được, bực tức ghì đầu vợ xuống chậu nước bẩn mà vợ đang làm vịt.
Chứng kiến bố mẹ xô xát, Đông đã hét lên can ngăn: "Bố mẹ thôi đi, bỏ nhau ra đi". Tuy nhiên hai người lớn vẫn giằng co nhau. Người vợ bị ghì đầu xuống chậu nước cũng không chịu thua, cố chống cự lại, sau đó đá vào hạ bộ chồng khiến anh này đau đớn buông tay.
Sau khi thoát khỏi sự khống chế liền cầm con dao vừa mổ vịt gần đó, vung một nhát vào người chồng. Nạn nhân đau đớn la hét rồi gục xuống nhưng Đượm vẫn chưa hả giận, tiếp tục nhảy lên người, dùng chân đá mạnh vào vùng kín của chồng.
Sau khi gây án, người vợ bỏ khỏi hiện trường, mặc chồng đang nằm bất động. Cậu con liền chạy đi gọi bác ruột ở cùng làng đến, đưa bố đi cấp cứu. Tuy nhiên do mất máu quá nhiều, nạn nhân đã bị tử vong sau đó không lâu. Vụ án lập tức được báo lên công an. Lực lượng cảnh sát địa phương nhanh chóng có mặt tiến hành bảo vệ, khám nghiệm hiện trường, thu thập tang vật phục vụ công tác điều tra.
Theo ông Đỗ Hữu Xương, Trưởng thôn Vé: "Khi biết trong thôn xảy ra chuyện, tôi lập tức tới hiện trường để có biện pháp ứng phó, nhưng khi có mặt thì mọi chuyện đã kết thúc. Nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại một phòng khám nhưng đã tử vong do bị đâm một nhát dao duy nhất làm đứt động mạch chủ dẫn đến mất nhiều máu.
Nguyên nhân cái chết một phần cũng do không được sơ cứu và cầm máu kịp thời. Nếu sau khi gây án, người vợ đừng bỏ đi mà băng bó vết thương cho chồng, có lẽ hậu quả đã không nghiêm trọng như vậy".
Về phần người vợ, đến trốn tại nhà bố đẻ ở cùng thôn nhưng không được gia đình tiếp nhận, đành tạm lánh sang nhà một hàng xóm và bị công an bắt giữ tại đây.
Bị vợ đoạt mạng sau chín năm chờ đợi
Được biết, do gia cảnh quá khó khăn, họ thống nhất để vợ đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan, hy vọng sẽ kiếm được tiền để nuôi con cái tốt hơn.
Từ khi vợ đi lao động xa, anh Luân một mình ở nhà tần tảo, vừa làm ruộng vừa chăm lo việc học hành cho các con. Thời gian đầu mới đi lao động, tháng nào vợ cũng chắt chiu gửi về cho chồng đều đặn, nhưng càng về sau số tiền gửi về ít dần rồi ngưng hẳn.
Lý do cô vợ cho rằng không thể tin tưởng được chồng nên chỉ gửi tiền về cho nhà ngoại giữ hộ. Điều này cũng một phần gây mâu thuẫn gia đình. Từ ngày bị vợ cắt "viện trợ", ngoài việc đồng áng, hàng ngày anh Luân đi làm thuê cho các lò mổ trâu để kiếm thêm thu nhập.
Sau chín năm đi biền biệt, rất ít khi về quê thăm chồng con, Tết năm nay Đượm về, vợ chồng đoàn tụ vui vẻ. Nhưng thời điểm trước Tết, người vợ tuyên bố sẽ trở lại Đài Loan làm việc. Đặc biệt, còn nói lần này đi không biết khi nào mới về.
Quyết định rời chồng con để đi không hẹn ngày về khiến gia đình khó hiểu. Nghi ngờ vợ đã thay lòng đổi dạ, anh Luân luôn khuyên vợ cùng ở nhà tiếp tục củng cố gia đình, nuôi con, giữ gìn hạnh phúc. Nhưng mặc chồng và bố mẹ đẻ khuyên giải, Đượm vẫn nuôi ý định ra đi.
Một người hàng xóm kể lại, thấy vợ cương quyết, trước nguy cơ gia đình ly tán, người chồng bất đắc dĩ đã dùng "mẹo" khiến cho vợ đau bụng để lỡ chuyến bay. Anh cũng chỉ mong gia đình được đoàn tụ vợ chồng, con cái yên bề và thoát khỏi cảnh "gà trống nuôi con". Nhưng sau nhiều lần đòi đi không thành, Đượm trở nên căm phẫn và thường xuyên gây gổ với chồng.
Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đượm để điều tra về hành vi giết người.
Theo Pháp luật Xã hội
6 lần mang bầu để được hoãn thi hành án Một phụ nữ 31 tuổi nhưng liên tiếp phải nhận 8 án tù trong vòng 6 năm. Ngạc nhiên hơn, đến nay người này vẫn chưa một lần thụ án vì có "chiêu độc". Đó là Phan Thị Kim Anh (trú tổ 3 đảo Trí Nguyên, P.Vĩnh Nguyên, TP.Nha Trang), người "nổi tiếng" ở phường vì hành vi ăn trộm vặt, đã nhiều...