Hơn 1 tỷ USD dành cho phát triển vaccine tại châu Phi
Ngày 17/6, Pháp cho biết hơn 1 tỷ USD sẽ được cam kết dành cho tăng cường sản xuất vaccine ở châu Phi, trong khuôn khổ “Diễn đàn toàn cầu về chủ quyền vaccine và đổi mới” được tổ chức tại Paris vào ngày 20/6 tới.
Nhân viên y tế chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa sốt rét cho trẻ em tại Yala, Kenya. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo Văn phòng Tổng thống Pháp, đây là một cơ chế mới nhằm thúc đẩy tài trợ cho việc sản xuất vaccine ở châu Phi. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra trong hội nghị thượng đỉnh sắp tới, với sự tham dự của một số nhà lãnh đạo châu Phi, cùng với người đứng đầu Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Liên minh vaccine toàn cầu Gavi.
Dự kiến số tiền cam kết của các nhà tài trợ – bao gồm Ủy ban châu Âu (EC), Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ là hơn 1 tỷ USD, trong đó khoảng 3/4 số tiền này đến từ châu Âu.
Mục tiêu của cơ chế trên là tăng cường khả năng tự sản xuất vaccine của các nhà sản xuất châu Phi, để châu lục này tự chủ hơn trong giải quyết các cuộc khủng hoảng y tế phải đối mặt. Tổng thống Pháp cho biết số tiền này cũng sẽ được dùng để thành lập một cơ quan dược phẩm của châu Phi, tương tự Cơ quan dược phẩm châu Âu.
Đại dịch COVID-19 bùng phát đã bộc lộ tình trạng phân phối vaccine không đồng đều trên toàn cầu. Theo đó, các quốc gia giàu có nơi đặt trụ sở của hầu hết các công ty dược phẩm lớn đã tích trữ phần lớn dược phẩm, trong khi châu Phi bị bỏ lại phía sau. Hiện tại, một số khu vực ở châu Phi đang phải hứng chịu nhiều đợt bùng phát dịch tả cũng như tình trạng thiếu vaccine.
Các nước châu Phi khởi động sáng kiến 1 tỷ USD ứng phó các tình huống khẩn cấp về y tế
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 15/5, các nước châu Phi đã đưa ra sáng kiến đầy tham vọng nhằm giải quyết các tình huống khẩn cấp về y tế, đang có dấu hiệu gia tăng trên lục địa này do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Người dân phải rời bỏ nhà cửa lánh nạn do hạn hán kéo dài tại Dolo Ado, biên giới Ethiopia-Somalia. Ảnh: AFP/TTXVN
Sáng kiến, mang tên "Dự án Chương trình chuẩn bị, ứng phó và phục hồi khẩn cấp y tế" (HEPRR) dành cho các khu vực phía Đông và phía Nam châu Phi, trị giá 1 tỷ USD, dự kiến sẽ thay đổi cách ứng phó với các tình huống liên quan đến sức khỏe cộng đồng.
Giới chức Bộ Y tế Kenya cho biết việc khởi động dự án - được Ngân hàng Thế giới (WB) hỗ trợ này sẽ giúp tăng cường khả năng ứng phó của châu lục trước các bệnh truyền nhiễm và các mối đe dọa sức khỏe cộng đồng. Trên thực tế, các bệnh truyền nhiễm, trong đó có Ebola, Marburg, sốt vàng da và Chikungunya đã gây áp lực đối với hệ thống y tế của châu Phi, ảnh hưởng đến chất lượng cung cấp dịch vụ. Do đó, chính phủ các nước châu Phi cần tăng cường ứng phó và xây dựng khả năng phục hồi trước các rủi ro liên quan đến khí hậu thông qua việc giám sát sức khỏe cộng đồng cũng như sản xuất dược phẩm và vaccine.
Cũng liên quan đến dự án này, Tổng giám đốc Cộng đồng Y tế Đông, Trung và Nam Phi Yoswa Dambisya cho hay một phần kinh phí của dự án sẽ được sử dụng để khởi động việc sản xuất vaccine tại châu Phi.
Còn theo Thư ký điều hành Cơ quan Phát triển Liên chính phủ khu vực Đông Phi (IGAD) Workneh Gebeyehu, việc triển khai sáng kiến nói trên là đúng thời điểm vì sẽ giúp khu vực phục hồi sau khi chịu những ảnh hưởng tiêu cực do đại dịch COVID-19.
Dự án kéo dài 7 năm này sẽ được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm thu được từ việc ứng phó các đợt bùng phát của đại dịch COVID-19, dịch tả và Ebola. Giai đoạn đầu tiên của dự án trị giá 359 triệu USD sẽ được thực hiện ở Ethiopia, Kenya, Sao Tome và Principe. Giai đoạn thứ hai sẽ bao gồm các nước Burundi, Rwanda, CHDC Congo và Malawi, trong khi giai đoạn thứ ba sẽ được triển khai ở Angola, Somalia và Tanzania.
WHO kêu gọi phối hợp nỗ lực nhằm chấm dứt bệnh lao ở châu Phi Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 23/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kêu gọi các nước châu Phi chung tay và đầu tư cho các biện pháp mang lại hiệu quả cao để đạt được mục tiêu loại trừ bệnh lao vào năm 2030. Giám đốc khu vực châu Phi của WHO, bà Matshidiso Moeti, cho biết có...