Hôm nay xét xử tài xế vụ xe khách bị cuốn ra sông Lam
Sáng 2/6, TAND huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đang mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Văn Trường – người lái chiếc xe bị cuốn ra sông Lam khiến 20 hành khách chết đuối.
Tài xế Trần Văn Trường (46 tuổi, ở Hải Hậu, Nam Định) bị VKS truy tố về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ (theo điều 202 Bộ luật Hình sự), với khung hình phạt từ 7 đến 15 năm tù.
Trong phiên xử, ngoài đại diện của gia đình chủ xe, còn có một hành khách may mắn sống sót và 3 thân nhân của những trường hợp tử nạn.
Bị cáo Trần Văn Trường. Ảnh: Hà Khoa
Dáng người gầy còm, đôi mắt hốc hác, vận bộ quần áo cũ kĩ, bị cáo Trần Văn Trường nhận hoàn toàn lỗi và cho rằng nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn là do mình chủ quan.
Ở phía dưới, ông Nguyễn Văn Thắng (hành khách sống sót) xót xa: “Nếu tài xế dừng xe lại, không đi nữa thì chắc chắn chiếc xe không bị nước lũ cuốn”. Ông kể khi bắt đầu ngập nước, cả xe lặng phắc và tài xế Trường yêu cầu hành khách đập kính trèo ra ngoài và leo lên cột điện… nhưng nhiều người đã không kịp trở tay.
Theo buộc tội của VKS, bị cáo Trường được Hợp tác xã vận tải 2/9 (trụ sở ở tỉnh Đăk Nông) thuê làm tài xế xe chở khách chạy tuyến Đăk Nông – Nam Định.
Video đang HOT
Rạng sáng 17/10/2010, Trường nhận khách từ bến xe huyện Cư Jút (Đăk Nông). Khoảng 3h sáng hôm sau, xe đi tới huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), lúc này các tỉnh miền Trung đang mưa lớn, lũ lụt. Đường ngập nước, Trường vẫn cho xe chạy.
Đến Km 475 340 trên quốc lộ 1A, thuộc xã Xuân Lam, tài xế Trường lái chệch khỏi mặt đường làm xe bị cuốn trôi ra sông Lam. Thời điểm này, trên ôtô có 34 hành khách và 4 người của nhà xe.
Xe khách được trục vớt. Ảnh: Hà Khoa
Trong lúc xe chìm dần, không mở được cửa bị cáo Trường dùng tuốc-nơ-vít đập kính cửa sổ sau ghế lái rồi cùng một số người chui ra ngoài. Tài xế này bơi đến bám vào cột điện cao thế và được cứu sống cùng với 17 hành khách khác.
20 người còn lại thì không được may mắn như vậy. Khi trục vớt xe lên, lực lượng cứu hộ tìm thấy 14 thi thể ở bên trong. Xác của 5 người khác sau đó lần lượt được phát hiện ở ven biển các tỉnh miền Trung. Hiện còn một hành khách bị nạn vẫn mất tích.
Theo VNExpress
Ngôi làng 10 năm không có đám cưới
Trong vòng 10 năm, dân số trong làng giảm xuống chỉ còn một nửa, trường học, khu vui chơi thiếu bóng người... Đó là tình trạng ở thôn Hồng Lam (xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh).
Ngày xưa đông đúc
Đứng trên cầu Bến Thủy (TP.Vinh, Nghệ An) nhìn xuống, làng trông như một ốc đảo mọc lên ngay giữa dòng Lam thơ mộng. Dù chỉ cách thành phố Vinh vài trăm mét nhưng để đến được làng, người ta phải ngược về thị trấn Nghi Xuân cách đó khoảng 10 km rồi đi đò vượt sông rồi vòng lại.
Những người già cho biết làng đã có lịch sử 300 năm, khi xưa từng là nơi buôn bán tấp nập bởi địa thế thuận lợi cho tàu bè có thể cập bến ở mọi hướng. Làng từng nổi tiếng với đặc sản rươi (một loại sinh vật sống trong lòng đất, chỉ bơi ra sông một lần duy nhất trong năm, là món ăn nhiều người ưa thích), với địa danh bến Giang Đình từng đi vào câu ca: "Ai về bến nước Giang Đình / Nhớ mùa vỏ quýt cho mình muốn rươi".
Có địa thế thuận lợi nên trong phong trào cách mạng 1930 - 1931, Hồng Lam là nơi nổi dậy cướp chính quyền đầu tiên của tỉnh Nghệ Tĩnh (cũ). Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, làng cũng là nơi quân ta tập kết, giấu đạn dược, lương thực, tránh sự uy hiếp của kẻ thù.
Con đò này là "cầu nối" duy nhất giữa làng với thế giới bên ngoài
Những năm 1980, dân số trong làng còn rất đông đúc, khoảng hơn gần 2000 người, chủ yếu gắn bó với công việc chài lưới. Xóm trưởng Trần Đình Hòa cho biết, sau cơn lũ lịch sử xảy ra vào năm 1988 và đặc biệt là thời điểm cầu Bến Thủy được hoàn thành đưa vào hoạt động nên việc đi lại bằng tàu thuyền không còn được sôi đông như xưa, dân bắt đầu ồ ạt kéo nhau di cư lên bờ, chủ yếu vào các tỉnh phía Nam làm ăn. Chỉ trong vòng 3 năm (1988 đến 1991), làng đã lập một thành tích "đáng nể" khi dân số giảm nhanh, chỉ còn khoảng 1500 người. Người đi sau ngó người đi trước và theo nhau, đến nay làng chỉ còn lại khoảng hơn 600 nhân khẩu. ông Hòa nói: "Đó là con số theo đăng ký hộ khẩu, còn con số thực cư trú thì có thể còn ít hơn bởi nhiều người đang có hộ khẩu ở đây nhưng quanh năm đi làm ăn xa".
10 năm không đám cưới
Dân bỏ làng mà đi nên 10 năm nay, làng tiếp tục lập một kỷ lục khác là không hề có một đám cưới. Một người dân cho biết: "Năm tôi 12 tuổi thì chứng kiến đám cưới của cô Tư con bà Nguyệt xong, rồi từ ấy đến nay không thấy thêm đám cưới nào nữa". Làng có Trạm Y tế nhưng chỉ có duy nhất một chị hộ sinh suốt 10 năm nay rơi vào cảnh "thất nghiệp" do chẳng có ai sinh đẻ.
Lâu lâu lại thấy một gia đình bán nhà, cuốn tài sản mang đi nên trường học cũng neo dần người. Từ một ngôi trường với gần 300 học sinh của 2 khối THCS và Tiểu học, nay chỉ còn lại vỏn vẹn 37 học sinh của khối Tiểu học. Cô giáo Nguyễn Ngọc Minh, một trong 8 giáo viên dạy học ở thôn Hồng Lam cho biết: "Lớp học nhiều nhất chỉ khoảng 8 người, lớp ít thì 4 người. Chúng tôi đều là những giáo viên sống bên kia sông và mấy chục năm rồi ngày nào cũng lênh đênh trên 4 chuyến đò đi dạy học. Thế nhưng vất vả, hiểm nguy chúng tôi không sợ mà chỉ sợ cảnh lớp học teo tóp dần, có nguy cơ trường phải đóng cửa..."
Nhiều năm trước kia làng sống bằng nghề trồng cói nhưng từ nhiều năm nay diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp bởi sóng sông Lam khoét sâu nên nghề mai một dần. Giờ dân làng chỉ còn theo những công việc như đánh lưới, muối rươi, tận dụng chút đất còn lại sản xuất hoa màu. ông Cao Xuân H., một người dân trong làng nói: "Cứ mưa to là nước ngập. Khổ nhất vẫn là khi đau ốm bệnh tật vì để đưa người ốm sang sông chữa bệnh có khi phải mất cả ngày trời".
Theo giải thích của những người dân làng, giao thông trở ngại là nguyên nhân dẫn đến thực tế dân bỏ làng đi. "Giao thông khó khăn, đi lại bất tiện, nên người ta chán làm ăn, chán sinh sống, và muốn lên bờ để có một cuộc sống thuận lợi hơn", một người dân nói.
Nguy cơ "xóa sổ"
Với những điều kiện khó khăn như vậy, lẽ ra nơi đây phải được quan tâm đầu tư nhiều hơn nhưng có một thực tế là nơi đây người dân không được ưu đãi bất cứ điều gì. Họ không được gọi là vùng đặc thù hay vùng sâu vùng xa, mà thuộc KV2 - NT như bao vùng khác ở bên kia sông. Các cô giáo dạy học ở đây luôn phải đối mặt với nguy hiểm rình rập ở những chuyến đò cũng than phiền rằng họ không có thêm bất cứ chế độ hỗ trợ gì khác.
Ông Trần Văn Trường, Chủ tịch UBND xã Xuân Giang cho biết: "Do địa thể quá cách trở nên địa phương cũng khó để có thể quan tâm thường xuyên đến ngôi làng. Chỉ khi mưa to bão lớn, xã mới dám đề nghị huyện cho thuyền lớn đến đưa dân vào bờ, tránh nguy cơ làng bị cuốn trôi hoàn toàn".
Giao thông đi lại khó khăn, trong khi mỗi năm theo ước tính làng bị khoét sâu trung bình 100m/năm bởi sự tàn phá của những con sóng dữ sông Lam. Không khó để lý giải thực trạng vì sao người ta ồ ạt rời khỏi ngôi làng này. Và tất nhiên, ngôi làng với lịch sử 300 năm hình thành này đang đứng trước nguy cơ bị "xóa sổ".
Theo Đời sống pháp luật
Ngôi miếu thờ 20 hành khách bên dòng Lam giang Đã 2 tháng trôi qua kể từ ngày đau thương nhất trong lịch sử lũ lụt miền Trung: một chiếc xe khách bị cuốn trôi, 20 người phải bỏ mạng. Chiếc miếu thờ được dựng bên bờ sông Lam như nhắc nhở về một nỗi đau thương mất mát khôn cùng. Những ngày đầu năm 2011, chúng tôi trở lại dòng Lam, nơi...