Hôm nay, quyết định số phận của “siêu lừa” Huyền Như
Phiên tòa phúc thẩm diễn ra gần 2 tuần nhằm xem xét 60 kháng cáo, 1 kháng nghị liên quan đến các vấn đề của vụ án “siêu lừa” Huyền Như.
8h sáng nay (7/1), Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại TP HCM sẽ đưa ra phán quyết cấp phúc thẩm đối với vụ án “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm. Đây sẽ là bản án có hiệu lực pháp luật đối với vụ lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng.
Sau phiên tòa sơ thẩm do TAND TP HCM xét xử, cơ quan tố tụng đã nhận được 60 kháng cáo, 1 kháng nghị liên quan đến các vấn đề của vụ án.
Trong số các kháng cáo, đáng chú ý là kháng cáo xem xét lại quyền sở hữu căn biệt thự trị giá 43 tỷ đồng ở Quảng Nam mà bà Nguyễn Thị Lang – mẹ của “siêu lừa” Huyền Như. Bà Lang cho rằng, căn nhà này thuộc quyền sở hữu của bà này chứ không phải của Huyền Như.
Tuy nhiên, tại phiên tòa phúc thẩm kéo dài gần 2 tuần, khi HĐXX xem xét vấn đề liên quan đến kháng cáo đòi biệt thự thì bà Lang bất ngờ vắng mặt.
Theo diễn biến và quá trình tranh tụng công khai tại phiên tòa phúc thẩm, đại diện cơ quan giữ quyền công tố đã bác kháng cáo của hai ngân hàng ACB và Navibank. Công tố viên đồng thời cũng đề nghị hủy một phần bản án liên quan đến 5 công ty: An Lộc, Phương Đông, SBBS, Hưng Yên… để điều tra lại.
“Siêu lừa” Huyền Như tại phiên tòa phúc thẩm
Đại diện VKS cho rằng, liên quan đến hành vi chiếm đoạt số tiền hơn 1.000 tỷ đồng tại 5 công ty này, Huyền Như đã có dấu hiệu của tội Tham ô tài sản. Tuy nhiên, quan điểm của VKS bị hàng loạt luật sư của Vietinbank, luật sư bào chữa cho Huyền Như bác bỏ.
Còn luật sư của hai ngân hàng: ACB, Navibank cho rằng, quan điểm của VKS đối với hành vi lừa đảo của Huyền Như là “chẻ đôi một hành vi phạm tội”.
Video đang HOT
Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm, Huyền Như bị TAND TP HCM tuyên phạt mức án chung thân cho hai tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Làm giả con dấu, tài liệu của cá nhân, tổ chức. Phiên tòa phúc thẩm, Huyền Như không có kháng cáo.
Ngoài ra, tòa phúc thẩm còn xem xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, kêu oan của các bị cáo là cựu nhân viên của Ngân hàng Vietinbank bị tòa sơ thẩm quy kết các tội: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại phần tranh luận, VKS đã bác đa số các kháng cáo, tuy nhiên khi bổ sung ý kiến tại phần đối đáp, VKS lại đề nghị HĐXX xem xét hoàn cảnh, nguyên nhân phạm tội của các bị cáo.
Trong vụ án này, hai bị cáo: Nguyễn Thiên Lý (SN 1975, quê Quảng Bình) và Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, trú tại TP HCM) – Cựu Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân cũng có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Hai bị cáo này bị quy kết tội Cho vay lãi nặng, trong đó Tuyết Dung còn bị quy kết thêm tội danh Lừa đảo chiếm đoạt tài sản với vai trò giúp sức cho Huyền Như.
VKS bác kháng cáo của Tuyết Dung, đồng ý với kháng nghị của VKS Nhân dân TP HCM, đề nghị HĐXX tăng nặng hình phạt đối với bà trùm cho vay lãi nặng Đào Thị Tuyết Dung.
Đối với kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của Phạm Anh Tuấn (SN 1977, quê Hải Phòng) – Cựu Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Vật tư Dầu khí Thái Bình Dương bị quy kết tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, VKS bác kháng cáo và đề nghị giữ nguyên mức án 14 năm tù giam./
Theo NTD
Chị gái Huyền Như khóc lóc xin giảm nhẹ hình phạt
Tại phiên tòa xét xử, Huỳnh Mỹ Hạnh - chị gái của Huyền Như kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì mẹ đã già, có 3 con nhỏ. Bị cáo muốn xin được giảm án để sớm về nhà nuôi con.
Chiều nay (17/12), Tòa phúc thẩm, TAND TP.HCM tiếp tục đưa Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm ra xét xử.
Tin tức từ Dân trí cho hay, tại phiên tòa phúc thẩm, đại điện Công ty Phương Đông kháng cáo, yêu cầu xem xét lại tư cách pháp lý Công ty Phương Đông trong Vụ án này là người bị hại. Đồng thời yêu cầu Vietinbank trả lại 380 tỷ bị chiếm đoạt, cộng với lãi hơn 126 tỷ.
Trước các câu hỏi của HĐXX về thủ đoạn chiếm đoạt 380 tỷ đồng của Công ty Phương Đông, Huyền Như trả lời: "Việc chiếm đoạt của Công ty Phương Đông được thực hiện bằng các lệnh chi, lệnh chi đó là lệnh chi trắng chỉ có chữ ký của chủ tài khoản rồi bị cáo mang về làm giả, điền nội dung vào sau".
Huyền Như cũng xác định: "Việc bị cáo tự trích tiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả nợ cá nhân là sai và tiền khi chuyển đi là trên tài khoản hợp lệ của công ty Phương Đông. Bên cạnh đó, ngoài lãi suất trả theo hợp đồng giữa Vietinbank với Phương Đông thì lãi chênh lệch thoả thuận thêm là cá nhân bị cáo trả".
Tương tự câu trả lời với các nạn nhân trong vụ án này được xem xét trước, đại diện Vietinbank cũng từ chối việc bồi thường vì cho rằng đây là bị cáo Huyền Như gian dối lừa tiền, giao dịch này là bất hợp pháp. Vietinbank cũng xác nhận với VKS, Công ty Phương Đông là khách hàng truyền thống của ngân hàng mình.
Đại diện Vietinbank cũng từ chối việc bồi thường vì cho rằng đây là bị cáo Huyền Như gian dối lừa tiền, giao dịch này là bất hợp pháp. (Ảnh: Dân trí).
Sau giờ giải lao, HĐXX bắt đầu thẩm vấn hành vi lừa đảo của Huyền Như tại Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB). Theo đại diện VIB, án sơ thẩm tuyên Huyền Như chiếm đoạt của ngân hàng này là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, đại diện VIB đề nghị xem xét về trách nhiệm dân sự.
Trả lời HĐXX, Huyền Như cho biết, hành vi nêu trong bản án sơ thẩm là hoàn toàn đúng. Theo đó, Huyền Như đã làm 40 hợp đồng tiền gửi giả với số tiền ghi trên hợp đồng là 16,8 tỷ đồng đến 24,3 tỷ đồng, sau đó ký giả chữ ký của lãnh đạo chi nhánh TP HCM để ký với 12 khách hàng là bạn bè. Số hợp đồng giả này, Như đem cầm cố vay tiền của Ngân hàng VIB TP.HCM để chiếm đoạt tiền.
Ngoài ra, trong hành vi này còn có 11 bị cáo liên quan, trong đó có Đào Thị Tuyết Dung (SN 1969, trú tại TP.HCM) - Cựu Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân. Dung bị VKS kháng nghị tăng nặng hình phạt. Tại tòa, các bị cáo liên quan đến hành vi này cũng thừa nhận tội.
Trả lời câu hỏi của luật sư tham gia thẩm vấn, Huyền Như cho biết, khi đưa các hợp đồng này những cá nhân liên quan hoàn toàn không biết đấy là hợp đồng giả. Như cũng không bàn bạc kế hoạch với các bị cáo liên quan đến hành vi này. Như cũng khẳng định, các bị cáo không được hưởng lợi đối với việc chiếm đoạt tiền tại Ngân hàng VIB.
Các bị cáo tại phiên tòa. (Ảnh: Dân trí).
Do không có luật sư tham gia thẩm vấn tiếp các bị cáo liên quan đến việc chiếm đoạt tiền tại Ngân hàng VIB, HĐXX quyết định chuyển sang thẩm vấn hành vi chiếm đoạt tài sản của Huyền Như đối với cá nhân bà Giã Thị Mai Hiên số tiền hơn 274 tỷ đồng.
Bà Hiên không có mặt tại phiên tòa và ủy quyền cho luật sư. Tại hành vi chiếm đoạt tiền của bà Giã Thị Mai Hiên, Huyền Như cũng thừa nhận hành vi như bản án sơ thẩm.
Cuối buổi phúc thẩm chiều nay, HĐXX quay lại xem xét kháng cáo của bị cáo Huỳnh Mỹ Hạnh trong vụ lừa đảo chiếm đoạt của Huyền Như tại Ngân hàng VIB.
Thông tin về phần trả lời của bị cáo này, VOV đưa tin, Huỳnh Mỹ Hạnh - chị gái của Huyền Như khóc lóc than không biết Huyền Như đã lừa cả chị gái mình.
Tòa cấp sơ thẩm tuyên phạt Mỹ Hạnh 14 năm tù vì giúp em gái Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt số tiền 15 tỷ đồng của Ngân hàng VIB chi nhánh TP HCM.
Mỹ Hạnh kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt vì mẹ đã già, có 3 con nhỏ. Bị cáo muốn xin được giảm án để sớm về nuôi con nhỏ.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Sáng nay, xét xử phúc thẩm vụ án "siêu lừa" Huyền Như TAND Tối cao tại TP HCM ngày 15/12 sẽ xét xử theo trình tự phúc thẩm vụ án "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như và các đồng phạm. Trước đó, được xác định giữ vai trò chủ mưu, Huỳnh Thị Huyền Như đã bị TAND TP HCM tuyên phạt tù Chung thân cho 2 tội danh: "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và...