Hôm nay, Quốc hội quyết việc bỏ HĐND quận, phường ở TPHCM
TPHCM trước đây cũng đã thực hiện thí điểm trong hơn 6 năm theo Nghị quyết 26 của Quốc hội khóa XII và được tổng kết đánh giá là hiệu quả.
Đầu giờ sáng nay ngày 16/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, trong đó có việc không tổ chức HĐND quận, phường.
Nội dung này nhận được sự đồng thuận cao từ các đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận Hội trường sáng 12/11, cả về tên gọi, phạm vi và nội dung của dự thảo nghị quyết như đề nghị của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật.
Về tên gọi của dự thảo nghị quyết, đại biểu Quốc hội đều tán thành là Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM mà không thực hiện thí điểm.
Căn cứ chính là Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019 đã làm cơ sở cho việc này. TPHCM trước đây cũng đã thực hiện thí điểm trong hơn 6 năm theo Nghị quyết 26 của Quốc hội khóa XII và được tổng kết đánh giá là hiệu quả.
Chủ trương của Đảng cũng nhấn mạnh không mở rộng thí điểm mô hình, tổ chức. Nghị quyết 18 của Trung ương yêu cầu tiếp tục đổi mới tổ chức, sắp xếp tinh gọn, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu điều hành phiên thảo luận dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM, sáng 12/11. Ảnh: Quốc hội
Các đại biểu Quốc hội cũng đồng ý với đề nghị của Chính phủ là theo trình tự, thủ tục rút gọn và thông qua dự thảo nghị quyết này tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.
Về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND TPHCM, các ý kiến cũng cơ bản đồng ý với nội dung dự thảo nghị quyết, trong đó tăng đại biểu HĐND thành phố hoạt động chuyên trách (lên 19 người thay vì 16 người hiện nay).
Trước ý kiến băn khoăn về căn cứ pháp lý nào để quy định việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận khi không tổ chức HĐND quận, kết luận phiên thảo luận Hội trường ngày 12/11, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, chính nghị quyết này của Quốc hội là căn cứ pháp lý.
Video đang HOT
“Đây là cơ sở pháp lý để chúng ta làm việc này và việc lấy phiếu tín nhiệm đối với Chủ tịch UBND quận là rất cần thiết trong điều kiện không tổ chức HĐND ở quận và tăng cường kiểm soát quyền lực” – ông Uông Chu Lưu nói.
Về vấn đề “thành phố trực thuộc thành phố”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Chính phủ đã trình UBTVQH về Đề án thành lập thành phố Thủ Đức thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Do đó, trong dự thảo nghị quyết đã bổ sung thêm nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND thành phố trực thuộc thành phố để làm cơ sở pháp lý tổ chức thực hiện.
“Chúng ta làm luôn chứ không thí điểm thành phố Thủ Đức, vì trong luật đã quy định cho phép. Việc thành lập thành phố trực thuộc thành phố hay thành phố thuộc tỉnh thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định” – ông Lê Vĩnh Tân nói.
Các ý kiến đại biểu Quốc hội cũng tán thành với đề nghị của Chính phủ là Nghị quyết có hiệu lực từ 1/1/2021 và triển khai thực hiện từ 1/7/2021.
“Có thể nói rằng, tổ chức chính quyền đô thị tại TPHCM phù hợp cả về cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý và yêu cầu thực tiễn tại TPHCM, là một vấn đề được lãnh đạo TPHCM và các tầng lớp nhân dân thành phố quan tâm từ nhiều năm nay. Đó cũng là một quá trình hoàn thiện, để đến hôm nay TPHCM thấy chín muồi các điều kiện để xin được trình ra với Quốc hội, Chính phủ đã có tờ trình. Đây là điều động viên đối với TPHCM” – bà Nguyễn Thị Quyết Tâm – người giữ vị trí Chủ tịch HĐND thành phố trong thời kỳ thí điểm không tổ chức HĐND ở quận, huyện, phường đến thời điểm về hưu, chia sẻ trên diễn đàn Quốc hội.
Cũng trong ngày làm việc hôm nay, Quốc hội thảo luận ở Hội trường về dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và dự kiến biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) nếu đủ điều kiện.
Tổ chức chính quyền đô thị tại TP. Hồ Chí Minh: Bỏ HĐND cấp quận, phường
Chiều 26/10, Quốc hội họp trực tuyến, thảo luận dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh. Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh là cần thiết để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm đô thị và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Dự thảo Nghị quyết gồm 12 điều, quy định việc tổ chức chính quyền đô thị; nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh; cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của UBND quận; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch UBND quận...
Nếu được thông qua, Nghị quyết này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021.
Tán thành sự cần thiết ban hành Nghị quyết để quy định về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, việc thông qua Nghị quyết nhằm cụ thể hóa các quy định mới của Luật Tổ chức chính quyền địa phương được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 47/2019/QH14 về chính quyền địa phương ở quận, phường, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của TP.
Đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên)
Về tên gọi, phạm vi và nội dung của dự thảo Nghị quyết, trong quá trình thẩm tra của Ủy ban Pháp luật còn có 2 loại ý kiến khác nhau.
Loại ý kiến thứ nhất tán thành trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh để thực hiện ngay từ ngày 1/7/2021 mà không qua thí điểm như Chính phủ trình.
Việc ban hành Nghị quyết này là phù hợp với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019.
Loại ý kiến thứ hai đề nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh tương tự như đã quyết định đối với TP Hà Nội và Đà Nẵng.
Đa số đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP Hồ Chí Minh, bởi đây là đô thị đặc biệt, là trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, là đầu tàu kinh tế của cả nước, có sức thu hút, lan tỏa đối với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói riêng và cả nước.
Tán thành với loại ý kiến thứ nhất là tổ chức thực hiện Nghị quyết ngay mà không qua thí điểm, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019 quy định: chính quyền địa phương ở quận, phường là cấp chính quyền địa phương, trừ trường hợp cụ thể Quốc hội quy định không phải là cấp chính quyền địa phương.
TP Hồ Chí Minh đã thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường hơn 6 năm, đã có hiệu quả và được nhân dân TP ủng hộ.
"Đây là 2 cơ sở thực tiễn quan trọng để Quốc hội có thể cho phép TP được chính thức thực hiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị mới mà không cần phải tiếp tục thí điểm để bảo đảm tính ổn định, lâu dài, tạo sự yên tâm đối với các cấp chính quyền ở TP cũng như cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư và người dân nói chung", ông Hoà nêu quan điểm.
Cũng ủng hộ với loại ý kiến thứ nhất, song đại biểu Nguyễn Hồng Vân (Phú Yên) đề nghị, cần thận trọng, có lộ trình và bước đi phù hợp.
Theo đại biểu Nguyễn Hồng Vân, trước mắt chỉ thí điểm việc không tổ chức HĐND cấp quận ở 19 quận vì đây là cấp trung gian, sau đó có đánh giá toàn diện để tiếp tục thực hiện.
"Đối với 259 phường vẫn giữ nguyên như quy định hiện hành và ưu tiên kiện toàn củng cố nâng cao chất lượng hoạt động vì đây là cấp cơ sở trực tiếp với nhân dân", đại biểu nói.
Còn đại biểu Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị (đoàn TP. HCM) cho rằng, với mật độ dân số lớn, các vấn đề phát sinh lớn, đòi hỏi phải xử lý nhanh, nếu xử lý chậm vấn đề gây thiệt hại cho người dân và nền kinh tế nên khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị giúp cho quyết định nhanh hơn.
Theo ông Nhân, TP HCM đã hơn 6 năm thí điểm không có HĐND của 24 quận và huyện; 259 phường, xã; nên những vấn đề lo lắng có thể phát sinh thì đã thử nghiệm 6 năm, không phát sinh vấn đề lớn.
Mặt khác, ông Nhân cho rằng, theo kinh nghiệm và hướng dẫn từ trung ương thì TP HCM có đủ năng lực để khắc phục.
Nếu Nghị quyết được Quốc hội thông qua, sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2021 và tổ chức thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Đa số Đại biểu Quốc hội tán thành thành lập thành phố thuộc TP. HCM Thực hiện Chương trình Phiên họp thứ 49 từ ngày 12 - 15/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của QH về tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM (Nghị quyết). Thủ Đức sẽ là thành phố thuộc...