Hôm nay mở lại phiên tòa xử bầu Kiên
Hôm nay (20/5), Tòa án nhân dân TP. Hà Nội mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử bầu Kiên và các đối tượng liên quan.
Bầu Kiên tức ông Nguyễn Đức Kiên (50 tuổi, trú tại phường Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) bị đưa ra xét xử về các tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”, “Trốn thuế” và “Kinh doanh trái phép”.
Ngày 16/4 vừa qua, phiên tòa xét xử bầu Kiên đã bị hoãn vì bị cáo Trần Xuân Giá (nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư, nguyên Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB) vắng mặt có lý do.
Ông Trần Xuân Giá cùng với các ông: Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải bị đưa ra xét xử về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Tuy nhiên, tại phiên tòa sơ thẩm mở hôm 16/4, ông Giá đang phải nằm viện điều trị bệnh ung thư. Do vậy, nhiều luật sư của các bị cáo đề nghị hoãn phiên tòa trong khi bị cáo Nguyễn Đức Kiên vẫn đề nghị phiên tòa tiếp tục.
Ông Kiên cho rằng, có nhiều phần không liên quan đến ông Trần Xuân Giá, tòa có thể xét xử trước để làm rõ bản thân ông ta có tội hay không. Nếu đến phần liên quan ông Giá mà ông ta vẫn không có mặt, lúc đó tòa có thể hoãn.
Tòa đã áp dụng Điều 187 Bộ Luật tố tụng hình sự: Nếu bị cáo vắng mặt có lý do chính đáng thì phải hoãn phiên tòa. Sau một buổi sáng phiên tòa mới chỉ bắt đầu với phần kiểm tra căn cước, HĐXX đã phải tuyên bố hoãn vì đầu giờ chiều, luật sư của ông Giá xuất trình giấy nằm viện của bị cáo.
Video đang HOT
Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tỏ ra khá vui vẻ khi được áp tải ra xe đặc chủng để đưa về trại tạm giam, ngày 16/4
Như đã đưa tin, các bị cáo: Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”; Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến bị truy tố tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Có 2 người khác bị khởi tố, truy tố bổ sung về tội “Cố ý làm trái…” là ông Phạm Trung Cang (cựu Phó Chủ tịch ngân hàng Á Châu – ACB) và Huỳnh Quang Tuấn (cựu thành viên thường trực HĐQT của ACB). Cáo trạng vụ án từng được hoàn tất gửi đến TAND TP. Hà Nội nhưng đã bị trả lại và điều tra bổ sung thêm 2 người này.
Ông Nguyễn Đức Kiên nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng Á Châu (ACB), nắm giữ vai trò chủ chốt tại nhiều doanh nghiệp lớn và là ông bầu bóng đá. Ông Trần Xuân Giá nguyên là Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB, từng làm Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư. Ông Phạm Trung Cang nguyên là thành viên thường trực HĐQT ngân hàng ACB. Ông Trịnh Kim Quang nguyên là Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB.
Theo cáo trạng, từ năm 2007 đến 2013, ông Kiên đã thông qua 6 công ty do mình làm chủ tịch, kinh doanh không đúng với nội dung đăng ký để kinh doanh cổ phần, cổ phiếu, vàng với tổng số tiền hơn 21 nghìn tỷ đồng.
Năm 2009, công ty B&B của bầu Kiên kinh doanh giá vàng trên tài khoản ngoài lãnh thổ Việt Nam với ngân hàng ACB, thu được lợi nhuận hơn 100 tỷ đồng. Lợi dụng chính sách của Nhà nước về miễn thuế thu nhập cá nhân, ông Kiên đã chuyển lợi nhuận của doanh nghiệp sang cho cá nhân nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế khoảng 25 tỷ đồng.
Cáo trạng cho rằng, với tư cách Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư ACB Hà Nội, ông Kiên đã chỉ đạo một số cấp dưới lập khống biên bản, quyết định bán 20 triệu cổ phần Công ty thép Hòa Phát (do ACBI sở hữu) để cung cấp cho Công ty TNHH MTV thép Hòa Phát. Việc làm này nhằm tạo lòng tin để ký hợp đồng mua cổ phần của Công ty ACBI, chiếm đoạt 264 tỷ đồng trong khi số cổ phiếu này Công ty ACBI đang thế chấp cho ngân hàng ACB. Đây là hành vi gian dối để ông Nguyễn Đức Kiên chiếm đoạt tiền của Công ty CP TNHH MTV thép Hòa Phát.
Cũng theo cáo trạng, từ ngày 22/3/2010, ngân hàng ACB và ông Nguyễn Đức Kiên có chủ trương ủy thác cho các cá nhân gửi tiền tại các tổ chức tín dụng. Từ tháng 6 đến 9/2011, ông Lý Xuân Hải (Tổng Giám đốc Ngân hàng Á Châu) đã chỉ đạo ủy thác hơn 718 tỷ đồng cho 19 nhân viên ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbanhk. Toàn bộ số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch một chi nhánh của Vietinbank) chiếm đoạt. Trách nhiệm này thuộc về ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải.
Phiên tòa này có hơn 100 người có trách nhiệm nghĩa vụ liên quan được triệu tập. Trong đó phải kể đến sự góp mặt của “siêu lừa đảo” Huỳnh Thị Huyền Như. Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch một chi nhánh của Vietinbank) là người đã chiếm đoạt tiền mà Lý Xuân Hải chỉ đạo ủy thác cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbanhk. VKS cho rằng, trong việc này có trách nhiệm của ông Nguyễn Đức Kiên, Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang, Lý Xuân Hải.
Phiên xét xử vụ đại án này dự kiến sẽ kéo dài hơn nửa tháng (từ 20/5 – 6/6). Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật những thông tin mới nhất tại phiên xét xử này.
Theo Khampha
Tạm giam thêm 4 bị can trong "đại án" Nguyễn Đức Kiên
Mặc dù chưa ấn định thời gian mở tòa, song với động thái mới đây của TAND TP Hà Nội có thể thấy vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm sẽ nhanh chóng được đưa ra xét xử trở lại.
Cựu Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB cùng đồng phạm tại phiên tòa, hôm 16-4
Liên quan đến "đại án" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), trả lời TTXVN, Chánh án TAND TP Hà Nội Nguyễn Đức Bình cho biết, theo luật định thời gian mở lại phiên tòa để xét xử sơ thẩm đối với Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm sẽ không quá 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn tòa.
Trường hợp ông Trần Xuân Giá (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB) có lý do chính đáng thì tòa án có thể sẽ gia hạn thời gian hoãn phiên tòa. Tuy nhiên, sau đó nếu ông Giá vẫn không thể đến phiên tòa vì lý do sức khỏe thì tòa án sẽ cân nhắc, xem xét đến khả năng xét xử vắng mặt bị can này hoặc sẽ giải quyết theo hướng trả lại hồ sơ cho cơ quan truy tố để tách bị can ra khỏi vụ án và sẽ tiến hành xét xử sau.
Được biết, hiện ông Trần Xuân Giá đang được điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt - Xô với căn bệnh cao huyết áp và u tiền liệt tuyến. Ngoài thông tin liên quan đến cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, ông Nguyễn Đức Bình cũng cho biết, TAND TP Hà Nội vừa quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ cho tại ngoại chuyển sang áp dụng biện pháp giam giữ đối với các bị can Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang và Huỳnh Quang Tuấn, đều từng là lãnh đạo Ngân hàng ACB.
Lý do thay đổi biện pháp ngăn chặn được đưa ra là để đảm bảo cho công tác xét xử diễn ra đúng pháp luật và thuận lợi. Hiện, quyết định tạm giam các bị can này đã được chuyển tới Cục CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV (Bộ Công an) để thực thi. Như vậy là 8/9 bị can ở "đại án" Nguyễn Đức Kiên đã bị tạm giam. Riêng ông Trần Xuân Giá do tuổi cao và đang phải điều trị bệnh nên tòa án cho phép tiếp tục được tại ngoại.
Trước những động thái mới nhất của TAND TP Hà Nội ở "đại án" Nguyễn Đức Kiên, luật sư Vũ Ngọc Chi - Văn phòng Luật sư Tiến Long (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), bảo vệ quyền lợi cho bị can Huỳnh Quang Tuấn cho rằng, việc tòa án đã hoãn tòa và có thể kéo dài thời gian hoãn tòa vì lý do sức khỏe của ông Trần Xuân Giá là cần thiết. Nếu ông Giá không thể đến tòa, từ đó buộc phải tách rút bị can này để xét xử sau cũng là điều bình thường và hoàn toàn nằm trong khuôn khổ pháp luật.
Trước đó, ngày 16-4 vừa qua, VKSND Tối cao đã ủy quyền cho VKSND TP Hà Nội truy tố ra trước tòa án cùng cấp đối với Nguyễn Đức Kiên (SN 1964) - nguyên Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB về 4 tội danh là "Kinh doanh trái phép", "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Trốn thuế"; Trần Ngọc Thanh (SN 1952), Nguyễn Thị Hải Yến (SN 1969) - nguyên Giám đốc và nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội cùng bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; Trần Xuân Giá (SN 1939), Lê Vũ Kỳ (1956), Trịnh Kim Quang (SN 1954), Lý Xuân Hải (SN 1965), Phạm Trung Cang (SN 1954) và Huỳnh Quang Tuấn (SN 1958) - đều từng là lãnh đạo và cán bộ Ngân hàng ACB cùng bị đưa ra xét xử về tội "Cố ý làm trái quy định của của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định lợi dụng vai trò chi phối, Nguyễn Đức Kiên cùng 6 cựu cán bộ cao cấp ở Ngân hàng ACB đã ủy thác cho hàng chục nhân viên mang tiền huy động từ dân đi gửi tiết kiệm tại Vietinbank hòng lấy lãi và cấp vốn cho một doanh nghiệp nằm trong ACB để mua cổ phiếu của chính ngân hàng này. Hành vi cố ý làm trái pháp luật đó đã khiến Ngân hàng ACB bị thiệt hại tổng cộng hơn 1.405 tỷ đồng.
Theo Trịnh Tuyến
An ninh thủ đô
Bầu Kiên: Từ siêu xe Phantom Rồng đến đôi dép tổ ong Nhìn bầu Kiên trước vành móng ngựa, người nhỏ thó gày gò đi đôi dép tổ ong rẻ tiền, ít ai ngờ người này từng sở hữu một trong những siêu xe Bentley đầu tiên tại Hà Nội. Chính bầu Kiên cách đây hơn 2 năm đã nổ phát pháo đầu tiên và trở thành người tiên phong trong câu chuyện chống tiêu...