Hôm nay các đại cử tri sẽ chính thức bầu tổng thống Mỹ
Các đại cử tri ngày 14/12 sẽ nhóm họp để cùng bỏ lá phiếu trực tiếp quyết định ai là ông chủ Nhà Trắng trong 4 năm tiếp theo.
Hơn 150 triệu cử tri Mỹ đã đi bỏ phiếu lựa chọn người họ mong muốn là tổng thống Mỹ trong 4 năm tới hôm 3/11.
Nhưng thực tế lá phiếu của cử tri phổ thông chỉ chọn ra 538 đại cử tri. Ngày 14/12, các đại cử tri sẽ họp để cùng bỏ lá phiếu trực tiếp quyết định ai sẽ là ông chủ Nhà Trắng tiếp theo.
Ảnh: Guardian , Việt hóa bởi Zing.
Đại cử tri là gì?
Trong quá trình soạn thảo hiến pháp, các nhà lập quốc Mỹ gặp nhiều khó khăn khi định đoạt vấn đề bầu cử lựa chọn người lãnh đạo đất nước.
Thách thức đến từ yêu cầu cân bằng lợi ích của các tiểu bang, với những bộ phận cư dân khác nhau trong xã hội, cùng diện tích đất nước rộng lớn cản trở việc tổ chức cuộc bỏ phiếu dân chủ. Cuối cùng, các nhà lập pháp Mỹ quyết định lập ra hệ thống đại cử tri.
Mỗi tiểu bang sẽ có số đại cử tri tương ứng với số ghế họ có ở lưỡng viện Quốc hội. Ở Thượng viện, mỗi tiểu bang có bằng nhau 2 ghế. Tại Hạ viện, số ghế đại biểu của mỗi tiểu bang sẽ được phân chia theo tỷ lệ dân số của từng bang.
Ứng viên nào giành được nhiều phiếu phổ thông nhất ở một bang sẽ chiến thắng toàn bộ phiếu đại cử tri ở bang đó
Ngoại lệ duy nhất là Maine và Nebraska, nơi số phiếu đại cử tri sẽ được chia theo khu vực. Ứng viên nào giành quá 50% số phiếu đại cử tri sẽ là người chiến thắng cuộc chạy đua tổng thống.
Hệ thống đại cử tri đã tồn tại từ khi nước Mỹ được khai sinh. Ảnh: Getty .
Qua mỗi 10 năm, nước Mỹ lại tiến hành tổng điều tra dân số để phân bổ lại số ghế Hạ viện, qua đó thay đổi số đại cử tri của các bang.
Trong cuộc bỏ phiếu năm 2020, các bang nơi ông Joe Biden chiến thắng về số phiếu phổ thông có thể giúp ông giành 306 phiếu đại cử tri, so với 232 của đương kim Tổng thống Donald Trump.
Ai có thể là đại cử tri?
Sau khi kết quả kiểm phiểu phổ thông được xác nhận, chính quyền tiểu bang sẽ chọn ra các đại cử tri đại diện bang đó bỏ phiếu lựa chọn tổng thống.
Video đang HOT
Hiến pháp Mỹ chỉ quy định đại cử tri không thể là thành viên lưỡng viện Quốc hội hoặc đang đương chức tại các cơ quan liên bang.
Thông thường, chính quyền tiểu bang sẽ lựa chọn các cựu chính trị gia đã nghỉ hưu, như cựu tổng thống Bill Clinton năm 2016 từng là đại cử tri bỏ phiếu cho vợ, ứng viên Dân chủ Hillary Clinton.
Năm nay, đến lượt bà Clinton được bang New York lựa chọn làm đại cử tri bỏ phiếu cho ông Biden.
Quan chức cấp tiểu bang cũng có thể được chọn làm đại cử tri. Năm 2016, Thống đốc New York Andrew Cuomo là đại cử tri của đảng Dân chủ bỏ phiếu cho bà Clinton.
Ngoài ra, các nhà hoạt động chính trị, các nhà vận động hành lang, các cá nhân có liên hệ với ứng viên chiến thắng cũng được chọn. Năm 2016, con trai cả của ông Trump là Donald Trump Jr. từng được lựa chọn làm 1 trong 306 đại cử tri của đảng Cộng hòa.
Cuộc họp và bỏ phiếu của đại cử tri bang California năm 2016. Ảnh: AP .
Đại cử tri bỏ phiếu như thế nào?
Cuộc họp của các đại cử tri đoàn sẽ không diễn ra ở một địa điểm. Thay vào đó, đại cử tri đoàn của từng bang sẽ nhóm họp và bỏ phiếu ở thủ phủ bang đó. Cử tri đoàn của Washington D.C sẽ tiến hành thủ tục tương tự ở thủ đô.
Các đại cử tri sẽ bỏ hai phiếu bằng giấy – một cho tổng thống và một cho phó tổng thống. Các lá phiếu được kiểm, sau đó đại cử tri sẽ ký vào 6 giấy xác nhận kết quả. Mỗi phiếu xác nhận sẽ được đính kèm xác nhận về số phiếu phổ thông của tiểu bang.
6 bộ phiếu này sau đó được sao chụp và gửi tới các quan chức theo quy định của pháp luật, trong đó quan trọng nhất là chủ tịch Thượng viện, tức đương kim phó tổng thống.
Đại cử tri bất trung
Khi được chọn, các đại cử tri thường sẽ bỏ phiếu bầu tổng thống cho ứng viên đã chiến thắng tổng số phiếu phổ thông ở bang mà đại cử tri này là đại diện.
Hiện nay, luật pháp của 32 bang và thủ đô Washington D.C đã yêu cầu đại cử tri bỏ phiếu như thông lệ nêu trên.
Tuy nhiên, trong lịch sử nước Mỹ, đã có 165 lượt đại cử tri không bỏ phiếu cho người chiến thắng phổ thông đầu phiếu tại bang mà họ đại diện. Những người này được gọi với cái tên “đại cử tri bất trung”.
4 năm trước, 10 đại cử đến từ cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa tri đã tìm cách “bất trung” và bỏ phiếu cho ứng viên khác.
Kể từ thế kỷ 20, các vụ đại cử tri bất trung chưa từng thay đổi kết quả bỏ phiếu lựa chọn tổng thống và phó tổng thống Mỹ.
Cuộc họp của đại cử tri đoàn bang Massachusetts năm 2008. Ảnh: Getty .
Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Sau ngày 14/12, kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri sẽ được gửi tới lưỡng viện Quốc hội. Ngày 6/1/2021, lưỡng viện sẽ tổ chức một cuộc họp chung, do Phó tổng thống Mike Pence – Chủ tịch Thượng viện – chủ trì, để xem xét kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn.
Kết quả bỏ phiếu của từng bang có thể bị thách thức nếu có yêu cầu chính thức bằng văn bản của đồng thời 1 thành viên Thượng viện và 1 thành viên Hạ viện. Khi đó, từng viện sẽ họp riêng và ra quyết định đối với yêu cầu thách thức kết quả bỏ phiếu.
Lịch sử bầu cử Mỹ chưa ghi nhận trường hợp Thượng viện và Hạ viện bất đồng về kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn.
Theo đạo luật kiểm phiếu đại cử tri, khi lưỡng viện liên bang bất đồng, thống đốc các tiểu bang được trao truyền quyết định phiếu nào được tính.
Điều này sẽ có lợi cho ông Biden, bởi các bang chiến trường như Pennsylvania, Wisconsin và Michigan có thống đốc là người của đảng Dân chủ.
Kết quả bầu cử Mỹ: Ông Trump trước 2 "ngã rẽ" định mệnh
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump không bao giờ thừa thất bại. Nhưng giờ đây, ông chủ Nhà Trắng đang phải đối mặt với 2 lựa chọn khi ông Biden được nhiều hãng thông tấn uy tín tuyên bố là người chiến thắng bầu cử Mỹ 2020: Chấp nhận thất bại vì lợi ích quốc gia hoặc tiếp tục "đấu tranh" đến cùng vì không còn gì để mất.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump đang đứng trước 2 "ngã rẽ" định mệnh. Ảnh: Reuters
Hãng AP hôm 8/1 đưa tin, sau gần 4 ngày kiểm đếm phiếu căng thẳng, ông Biden được nhiều hãng thông tấn uy tín trên thế giới tuyên bố là người thắng cử với 290 phiếu đại cử tri. Tuy nhiên, ông Trump khẳng định cuộc đua vẫn chưa kết thúc.
Tổng thống Mỹ đương nhiệm đưa ra nhiều cáo buộc về tình trạng gian lận bầu cử nhưng không có bằng chứng kèm theo, hứa hẹn một loạt hành động pháp lý. Trong một bài đăng trên Twitter, ông Trump thậm chí còn đơn phương tuyên bố: "Tôi đã thắng lớn trong cuộc bầu cử năm nay".
Theo những người thân cận với Tổng thống Mỹ đương nhiệm, ông Trump được cho là sẽ không chính thức nhượng bộ (chịu thua) ông Biden, nhưng có thể sẽ miễn cưỡng rời Nhà Trắng vào cuối nhiệm kỳ.
Những nỗ lực liên tục của ông Trump để nói rằng cuộc bầu cử là không công bằng, được xem là động thái tự "xoa dịu" bản thân và để thể hiện với những người ủng hộ rằng ông vẫn chiến đấu. Điều đó có thể là động lực giúp những người ủng hộ ông tiếp tục hy vọng.
Những nỗ lực liên tục của ông Trump để nói rằng cuộc bầu cử là không công bằng, được xem là động thái tự "xoa dịu" bản thân. Ảnh: AP
"Ông ấy sẽ tiếp tục chiến đấu", Larry Kudlow, cố vấn kinh tế của ông Trump nói bất chấp viễn cảnh Tổng thống Mỹ đương nhiệm đang đứng trước thất bại.
"Ông Trump sẽ nhượng bộ? Tôi nghi ngờ điều đó. Ông Biden sẽ có một 'vết đen' trong nhiệm kỳ tổng thống của mình khi một nửa người dân Mỹ sẽ tin ông ấy chiến thắng không hợp lệ", Roger Stone, người bạn lâu năm của ông Trump, nhận định.
Nhiều thành viên trong bộ máy của ông Trump khích lệ Tổng thống Mỹ đương nhiệm tiếp tục chiến đấu, bao gồm cả luật sư riêng Rudy Giuliani. Ông Giuliani đã hứa cung cấp cho ông Trump bằng chứng về hành vi gian lận bầu cử nhưng số bằng chứng này rất hạn chế.
Các con trai của ông Trump như Donald Jr Trump và Eric Trump, cũng thúc giục bố không buông xuôi và kêu gọi thành viên đảng Cộng hòa sát cánh với Tổng thống Mỹ đương nhiệm.
Tuy nhiên, các đồng minh chính trị khác và quan chức Nhà Trắng đang hối thúc ông Trump thay đổi quan điểm và cam kết thực hiện một quá trình bàn giao quyền lực suôn sẻ.
Họ đã nhấn mạnh với ông Trump rằng lịch sử sẽ có phán xét khắc nghiệt với bất kỳ hành động nào mà ông ấy có ý định tác động làm suy yếu hoặc ảnh hưởng xấu tới người kế nhiệm. Ông chủ Nhà Trắng còn được khuyên nên có một bài phát biểu vào tuần tới, cam kết hỗ trợ quá trình chuyển giao quyền lực trong hòa bình.
Theo CNN, cố vấn cấp cao và cũng là con rể của ông Trump, Jared Kushner đã nói với những người khác rằng anh đã thuyết phục Tổng thống Mỹ đương nhiệm chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử năm nay, ngay cả khi ông Trump không đồng ý với cách mà ông Biden giành được chiến thắng.
Laura Ingraham, người dẫn chương trình của Fox News, cho rằng ông Trump hãy ghi nhớ di sản của mình và giữ tâm thế của người đứng đầu đảng Cộng hòa bằng cách chấp nhận nhượng bộ.
"Di sản của ông Trump sẽ chỉ quan trọng và được chú ý khi ông ấy tập trung vào việc đưa nước Mỹ tiến lên", Ingraham chia sẻ hôm 5/11.
Hầu hết phụ tá của ông Trump tin rằng Tổng thống Mỹ đương nhiệm sẽ dành 2 ngày cuối tuần để quyết định một kế hoạch, hầu hết liên quan tới hành động pháp lý chống lại ông Biden. Nhưng một số phụ tá khác tin rằng, cuộc chiến pháp lý chỉ đơn giản là để mọi người thấy đây là một cuộc đấu hơn là đi đến kết quả của cuộc đấu đó.
Theo AP, có một số dấu hiệu cho thấy ông Trump đang đi theo hướng ít gây tranh cãi hơn, dù cho ông chủ Nhà Trắng tiếp tục phàn nàn với các phụ tá, khơi lại những bất bình cũ về việc cuộc điều tra liên quan tới Nga, bắt đầu dưới thời ông Barack Obama.
Trong một tuyên bố hôm 6/11, ông Trump cho biết sẽ tận dụng mọi "cửa" pháp lý để thách thức kết quả bầu cử Mỹ 2020. Các đồng minh cho rằng đây như là một sự thừa nhận miễn cưỡng về kết quả thất bại.
Các đồng minh cho rằng ông Trump đang miễn cưỡng thừa nhận thất bại trong bầu cử Mỹ. Ảnh: AP
"Chúng ta sẽ theo đuổi quá trình thách thức này thông qua mọi khía cạnh của pháp luật để đảm bảo rằng người Mỹ tin tưởng vào chính phủ. Tôi sẽ không bao giờ buông xuôi vì lợi ích của người dân và nước Mỹ", ông Trump tuyên bố.
Hôm 7/11, Nhà Trắng đưa ra một tuyên bố ngắn gọn, nói rằng Tổng thống đương nhiệm "sẽ chấp nhận các kết quả của một cuộc bầu cử tự do và công bằng" và chính quyền "đang tuân thủ tất cả các yêu cầu theo luật định".
Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng việc ông Trump chưa chấp nhận thua sẽ làm bùng phát căng thẳng tại nước Mỹ, quốc gia vốn bị chia rẽ gay gắt trước cuộc bầu cử. Các cuộc ẩu đả đã được ghi nhận tại các trung tâm ở Philadelphia, bang Pennsylvania và Phoenix, bang Arizona.
Những người ủng hộ ông Trump, một số mang theo vũ khí, đã tập hợp bên ngoài các cơ sở kiểm phiếu ở một số thành phố trên khắp nước Mỹ hôm 6/11, sau lời cáo buộc của ông Trump cho rằng đảng Dân chủ đang "đánh cắp" cuộc bầu cử năm nay.
Đại sứ quán Trung Quốc nêu lý do chia sẻ tweet của Trump Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ nói tài khoản Twitter bị tấn công sau khi được phát hiện chia sẻ bài đăng của Trump về gian lận bầu cử. "Tài khoản Twitter của đại sứ quán Trung Quốc bị hack chiều nay và chúng tôi lên án hành động như vậy. Chúng tôi nói rõ rằng đại sứ quán không đăng bất...