Hôm nay, 19 luật sư sẽ tham gia bào chữa vụ Vinashin
Sáng nay (28/8), tại Hải Phòng TAND tối cao đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án kinh tế xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin).
Chủ tọa phiên Tòa là Thẩm phán Đào Thị Nga, Phó Chánh Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao.
Dự kiến 19 luật sư sẽ tham gia bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa này.
Tại phiên tòa sơ thẩm diễn ra từ ngày 27 – 30/3/2012, Tòa sơ thẩm đã xác định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, các bị cáo Phạm Thanh Bình, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vinashin và Trần Văn Liêm, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Trần Quang Vũ, Đỗ Đình Côn, Hồ Ngọc Tùng và Giang Kim Đạt đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của nhà nước.
Tại một số dự án như: Dự án đầu tư mua tàu cao tốc Hoa Sen dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Sông Hồng dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diezel Cái Lân dự án đầu tư tàu Bình Định Star và việc bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng của nhà nước.
Dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện hồ sơ, chứng cứ vụ án và kết quả thẩm vấn và tranh tụng công khai tại phiên tòa, HĐXX đã tuyên phạt:
Xử phạt bị cáo Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin 20 năm tù.
Video đang HOT
Bị cáo Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng Ban kiểm soát Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Nguyên Giám đốc Công ty Viễn Dương 19 năm tù.
Bị cáo Tô Nghiêm, nguyên chủ tịch Công ty TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy Cái Lân, tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà – Quảng Ninh 18 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Văn Tuyên, nguyên giám đốc Công ty cổ phần CNTT Hoàng Anh Vinashin: 16 năm tù.
Bị cáo Trịnh Thị Hậu, nguyên Tổng giám đốc Công ty tài chính TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC): 14 năm tù.
Bị cáo Hoàng Gia Hiệp, nguyên phó tổng giám đốc công ty Tài chính TNHH một thành viên Công nghiệp tàu thủy (VFC), Giám đốc cho thuê tài chính Công nghiệp tàu thủy: 13 năm tù.
Bị cáo Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn CNTT Việt Nam, nguyên Tổng giám đốc công ty CNTT Nam Triệu: 11 năm tù.
Bị cáo Đỗ Đình Côn, nguyên kế toán trưởng, phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh: 10 năm tù.
Cả 8 bị cáo trên bị xét xử về tội cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự.
Riêng Nguyễn Tuấn Dương, nguyên chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư Cửu Long: bị phạt 3 năm tù giam về tội sử dụng trái phép tài sản và phạt tiền 10 triệu đồng. Bản án còn tuyên các bị cáo buộc phải bồi hoàn dân sự các khoản tiền liên quan đến sai phạm của mình trong từng vụ việc.
Ngoài hình phạt tù và bồi thường dân sự, Tòa sơ thẩm còn phạt các bị cáo cấm các bị cáo đảm nhiệm chức vụ trong các cơ quan nhà nước và tổ chức kinh tế trong thời hạn 5 năm kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.
Sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, 8/9 bị cáo đã làm đơn kháng cáo, riêng bị cáo Nguyễn Tuấn Dương không làm đơn kháng cáo.
Dự kiến phiên tòa phúc thẩm sẽ diễn ra từ 28/8 đến 30/8/2012.
Theo VNN
Thuộc cấp cấm phóng viên tác nghiệp, Chánh toà xin lỗi
Ngày 2/8, ông Đặng Phan Chung, Chánh án TAND tỉnh Gia Lai đã xin lỗi các phóng viên về việc cấm báo chí tác nghiệp.
Chiều ngày 11/7, Tòa án nhân dân TP. Pleiku (Gia Lai) đã đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án kinh doanh thương mại tranh chấp hợp đồng thuê khoán tài sản giữa nguyên đơn là bà Trương Thị Hoàng Lan (47 tuổi, trú tại 263 Phan Đình Phùng, phường Yên Đổ, TP. Pleiku) và bị đơn là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai.
Vì đây là vụ án khá phức tạp, nhiều tình tiết "bất thường", được dư luận bàn tán nhiều nên có rất nhiều phóng viên đến đăng ký tác nghiệp.
Việc thẩm phán Võ Văn Bình lệnh cho lực lượng công an đưa PV ra khỏi phòng xử khiến hàng chục người tham dự tòa bất bình
Trong quá trình xét xử, các phóng viên thực hiện ghi hình phiên tòa, tuy nhiên, thẩm phán - chủ tọa phiên tòa là ông Võ Văn Bình tỏ ra "khó chịu" nên tạm dừng phiên tòa, đồng thời gọi lực lượng công an sở tại đến đưa PV Nguyễn Tâm của báo PL&ĐS ra khỏi phòng xử, sau đó tiếp tục điều hành phiên tòa trở lại.
Đây không phải là lần đầu tiên chuyện này xảy ra, trước đó, vào sáng ngày 21/6, cũng tại Hội trường xét xử nói trên, PV Thiên Thư của báo Dân Trí cũng bị công an lôi "xềnh xệch" ra khỏi phòng xét xử với lý do tương tự, dù đã đăng ký với thư ký phiên tòa.
Sau khi tìm hiểu thấu đáo sự việc, ngày 2/8, ông Đặng Phan Chung, Chánh án TAND tỉnh Gia Lai đã trực tiếp mời các phóng viên có mặt tại các phiên tòa nêu trên đến làm việc.
Ông Chung nêu quan điểm, việc tác nghiệp tại các phiên tòa xét xử công khai, phóng viên không nhất thiết phải đăng ký trước. Việc thẩm phán không cho PV tác nghiệp rồi yêu cầu lực lượng công an đưa PV ra ngoài phòng xử, ngành tòa án tỉnh Gia Lai không có các quy định như vậy.
"Hành vi của các thẩm phán trên rõ ràng là sai trái. Tôi rất buồn và lấy làm tiếc về sự việc này. Sau khi sự việc xảy ra, anh em đã báo cáo lại cho tôi, cũng do anh em...ngại báo chí thôi. Tôi xin lỗi các phóng viên về sự việc này". Ông Chung nói.
Theo VTC
Vụ cưỡng chế HP: Đoàn Văn Vươn chỉ định luật sư bào chữa cho mình "Tôi khẳng định lại, tôi chỉ chấp nhận luật sư Nguyễn Việt Hùng là người bào chữa cho tôi...". Đó là khẳng định của bị can Đoàn Văn Vươn. Sau khi hành vi chống lại lực lượng cưỡng chế của ông Đoàn Văn Vươn xảy ra, ông này đã bị bắt tạm giam. Sau đó, đã có nhiều luật sư bày tỏ mong...