Hôm nay (1/1/2016): Chính thức tăng lương tối thiểu vùng
Từ ngày 1/1/2016, quy định lương tối thiểu vùng tăng thêm trung bình 12,4 % bắt đầu có hiệu lực. Việc tăng sẽ áp dụng trên cả 4 vùng, trong đó lương tối thiểu vùng 1 được tăng lên cao nhất: 3.500.000 đồng/tháng.
Mức tăng trung bình 12,4 %
Đối tượng thụ hưởng chính sách là người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động.
Quy định tăng lương được cụ thể hóa tại Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Nhóm đối tượng người sử dụng lao động được Nghị định 122/2015/NĐ-CP quy định là: Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp; hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Mức lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2016, như sau:
Vùng I: 3.500.000 đồng/tháng;
Vùng II: 3.100.000 đồng/tháng;
Vùng III: 2.700.000 đồng/tháng;
Vùng IV: 2.400.000 đồng/tháng.
Tính trung bình, mức lương tối thiểu vùng năm 2016 cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2015 khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng.
Video đang HOT
Nghị định 122/2015/NĐ-CP cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng như trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận…
Doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Năm mới, nhiều quyết định quan trọng có hiệu lực
Quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc, chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng lương tối thiểu vùng... là những quyết định quan trọng sẽ có hiệu lực từ hôm nay (1/1/2016).
Tăng lương tối thiểu vùng
Bắt đầu từ ngày 1/1/2016, mức lương tối thiểu vùng đã tăng từ 2.400.000 đến 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Theo đó, mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1/1/2016 đối với vùng I là 3.500.000 đồng/tháng; vùng II là 3.100.000 đồng/tháng; vùng III là 2.700.000 đồng/tháng; vùng IV là 2.400.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng.
Cũng theo Nghị định này, mức lương tối thiểu vùng như trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận...
Chính sách mới phát triển công nghiệp hỗ trợ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 111/2015/NĐ-CP quy định các chính sách hỗ trợ, chính sách ưu đãi nhằm phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Theo Nghị định, tổ chức, cá nhân thực hiện chuyển giao công nghệ sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hưởng ưu đãi của pháp luật về chuyển giao công nghệ và các ưu đãi khác theo quy định hiện hành.
Hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ để sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ từ Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ như sau: Các dự án, đề án hợp tác giữa doanh nghiệp sản xuất và các đơn vị có công nghệ ứng dụng trong việc chuyển giao công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí; Chi phí chế tạo thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển được hỗ trợ tối đa đến 50%.
Nhà nước hỗ trợ tối đa đến 75% chi phí chuyển giao công nghệ đối với Dự án sản xuất vật liệu có sử dụng trên 85% nguyên liệu là sản phẩm của quá trình chế biến sâu khoáng sản trong nước bao gồm quặng kim loại, quặng phi kim loại và sản phẩm hóa dầu để phục vụ cho sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2016.
Quy định mới về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc có hiệu lực từ 1/1/2016. Nghị định quy định cụ thể về chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất; quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc bổ sung thêm 3 đối tượng mới: Người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, công dân nước ngoài.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng được thay đổi, không khống chế tuổi trần, hạ mức sàn thu nhập làm căn cứ đóng, đa dạng các phương thức đóng. Đặc biệt, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho một số đối tượng.
Định mức trang bị máy móc, thiết bị của cơ quan Nhà nước
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 58/2015/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 quy định tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập.
Cụ thể, máy móc, thiết bị của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định tại Quyết định này bao gồm: Máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị văn phòng phổ biến trang bị để sử dụng tại các phòng làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị trang bị để sử dụng cho phòng họp, hội trường, phòng thường trực, phòng lưu trữ và các phòng phục vụ hoạt động chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị; máy móc, thiết bị chuyên dùng trang bị phục vụ hoạt động đặc thù của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016.
Xử phạt hành chính về vi phạm bán hàng đa cấp
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 124/2015/NĐ-CP ngày 19/11/2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Trong đó, Nghị định sửa đổi xử phạt hành vi vi phạm về hoạt động bán hàng đa cấp. Cụ thể, phạt tiền từ 30 50 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi nêu trên trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Người tham gia bán hàng đa cấp cung cấp thông tin không trung thực hoặc không chính xác về hàng hóa được chào bán sẽ bị phạt tiền từ 13 triệu đồng.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 5/1/2016.
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Tăng lương tối thiểu vùng lên đến 3,5 đồng/tháng từ 1/1/2016 Từ ngày 1/1/2016 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu vùng từ 2.400.000 3.500.000 đồng/tháng đối với người lao động. Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá...