Hỏi “Vì sao lại học Tiếng Việt”, bác Tây 71 tuổi trả lời một câu cưng muốn xỉu, còn nhắn nhủ thêm đôi dòng đúng chuẩn “tấm chiếu cũ”
Lý do học Tiếng Việt của bác Tây này thật đáng yêu!
Dù chưa phải là ngôn ngữ quá phổ biến, được nhiều người học như Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp,… nhưng những năm qua, lượng người nước ngoài học Tiếng Việt tăng lên rất nhiều. Thậm chí, Tiếng Việt còn được dạy tại một số trường phổ thông, đại học ở nước ngoài.
Tại Mỹ, nhiều trường đại học lớn đã đưa Tiếng Việt vào giảng dạy, như Đại học Houston, Đại học California, Đại học Yale, Đại học Oriental, Đại học Washington, Đại học Oregon… Vào năm 2021, Tiếng Việt cũng lần đầu được giảng dạy tại 2 trường đại học danh tiếng thế giới, thuộc khối Ivy League là Đại học Brown và Đại học Princeton.
Hay Tiếng Việt cũng được đưa vào kỳ thi đại học tại Hàn Quốc. Mỗi năm, cộng đồng mạng đều háo hức xem đề thi Tiếng Việt ở Hàn Quốc khó như nào, có bộ câu hỏi ra sao,…
Ngoài lý do học thuật, học để tìm công việc,… thì nhiều nước ngoài còn tìm đến Tiếng Việt vì những lý do rất đáng yêu, chẳng hạn như ông bác người Anh tên Garth Giles trong câu chuyện dưới đây.
Video đang HOT
Chẳng là vào năm 2016, trên mạng xã hội từng xuất hiện topic “Why do you want to learn Vietnamese?” (Vì sao bạn muốn học Tiếng Việt), một tài khoản tên Garth Giles đã vào chia sẻ câu chuyện của mình:
“Tôi đang học Tiếng Việt ở tuổi 71 này. Bởi vì tôi đã lấy một người phụ nữ Việt đáng yêu được gần 15 năm rồi. Lúc đầu, tôi từng mong ngôn ngữ của vợ sẽ thấm nhuần tôi, thông qua việc nghe cô ấy nói chuyện với con trai và bạn bè hằng ngày. Nhưng mà đời thì không như là mơ nên chuyện đó không xảy ra.
Sau khi về hưu, chúng tôi có một ngôi nhà ở Việt Nam (mặc dù tôi vẫn sống ở Anh). Người Việt Nam rất thân thiện, mến khách và tôi thực sự muốn được tham gia vào các câu chuyện của vợ với họ hàng, khách đến chơi nhà, rồi thì hàng xóm, cô bán hàng tạp hóa, ti tỉ người trên đường – những người rất vui vẻ nói “Hello” với tôi, mà tôi thì chẳng thể hồi đáp nhiều hơn”.
Sau khi thể hiện tình yêu với Việt Nam, bác Tây cũng không quên cảnh báo về độ khó của ngôn ngữ chúng ta: “Tiếng Việt không hề dễ học. Sự khác biệt về âm sắc là rất nhỏ và bạn sẽ phải học cách phát âm những âm mà bạn chưa bao giờ trải qua trước đây!
“I’m fine, and you” có thể dịch sang Tiếng Việt là “Tôi khỏe, còn bạn” nhưng trong các tình huống thực tế, mọi người hiếm xưng hô là “Tôi”, “bạn”. Mọi người sẽ xưng hô dựa theo giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội,.. của nhau”.
Chia sẻ của bác Tây Garth Giles sau đó nhận được rất nhiều sự quan tâm và phản hồi. Còn bạn, bạn có quen người ngoại quốc nào đang học Tiếng Việt không và lý do học của họ là gì? Hãy cùng tìm hiểu và chia sẻ với chúng tôi nhé!
Anh Tây lần đầu nghe Tiếng Việt ngơ ngác hỏi: Đây là tiếng sao Hỏa à, sau 4 năm học tập thì "quay xe", chốt 1 câu đáng yêu xỉu
"Lúc mới nghe Tiếng Việt trên TV và nghe bạn bè nói, tôi đã nghĩ kiểu: "Gì vậy? Tiếng sao Hỏa hả? Đúng là thứ âm thanh kỳ lạ nhất trên Trái đất".
Với người nước ngoài, học Tiếng Việt là một thử thách đầy gian nan. Bởi ngôn ngữ của chúng ta có rất nhiều điểm khác biệt so với các thứ tiếng khác trên thế giới, từ âm tiết, hệ thống dấu, đến đại từ nhân xưng,... Rất nhiều người nước ngoài khi lần đầu học Tiếng Việt đã khóc thét, bỏ cuộc chỉ sau vài ngày. Nhưng cũng có vô số người vượt qua được gian nan ban đầu và khi đã học sâu rồi thì dần yêu thích, say mê ngôn ngữ của chúng ta.
Trên một mạng xã hội hỏi đáp nổi tiếng, có chủ đề từng rất hot như sau: "Người nước ngoài nghĩ gì về Tiếng Việt?". Rất nhiều anh Tây đã vào kể lại những kỷ niệm hài hước của mình khi học Tiếng Việt, trong đó nổi bật nhất có câu trả lời của một tài khoản tên Brad Freedom.
Thời điểm trả lời, Brad đang sinh sống tại Huế và đã học Tiếng Việt được 4 năm. Anh chàng kể lại:
"Tôi đã học Tiếng Việt được 4 năm và gần đây sống ở Việt Nam với vợ cũng là người Việt. Tôi tự nhận mình là người nói thạo Tiếng Việt và nói ngôn ngữ này 12 tiếng/ ngày. Chỉ nói về âm thanh thôi nhé, và thú thật là quan điểm của tôi thay đổi dần theo thời gian.
Chia sẻ của Brad Freedom.
Lúc mới nghe Tiếng Việt trên TV và nghe bạn bè nói, tôi đã nghĩ kiểu: "Gì vậy? Tiếng sao Hỏa hả? Đúng là thứ âm thanh kỳ lạ nhất trên Trái đất". Phải nói rằng, tiếng Việt giống như một thế giới khác biệt vậy. Tôi lập tức cảm thấy thích thú và nghĩ phải học nó mới được.
Đó thực sự là một thế giới hoang dã của âm thanh, âm tiết,... Khi mới học tất nhiên là nản chí rồi nhưng rồi mọi chuyện cũng thay đổi. Theo thời gian, tôi nghe Tiếng Việt nhiều hơn, từ đài báo; một số người sau rượu, trẻ em trên đường phố, những người phụ nữ xinh đẹp trò chuyện với nhau, mẹ nói chuyện với con rồi cả lời bài hát,...
Từ một đại dương âm thanh ngẫu nhiên, Tiếng Việt với tôi chuyển thành một thứ ngôn ngữ mượt mà tuyệt đẹp mà tôi có thể hiểu một cách dễ dàng. Chẳng còn kỳ quặc, giờ đây Tiếng Việt nghe thật bình thường".
Sống ở Huế, nên Brad cũng có nhận xét về sự khác nhau giữa tiếng của các vùng miền ở miền Nam. Anh Tây cho hay: "Giọng Huế nghe mềm mại và mượt mà. Âm "z" được thay bằng "y" và âm "chy" nghe giống "ky". Anh chàng đưa ra cả ví dụ và phiên âm cách đọc của từng vùng nhưng nghe khá lạ. Brad viết:
"Chẳng hạn: "Bây giờ là mấy giờ rồi", Hà Nội đọc là "bay zu may zu zoi?" còn ở Huế là "baya maya roi?".
Brad cho hay khi nói Tiếng Việt vẫn còn bị ảnh hưởng giọng Mỹ ít nhiều. Mỗi lần nói chuyện, anh chàng cũng khiến người bản địa ngỡ ngàng vì một anh Tây có thể nói thạo Tiếng Việt.
Trước chia sẻ của Brad, nhiều người Việt thích thú bình luận: "Đó, Tiếng Việt ban đầu khó tí thôi chứ học cái là nghiền liên mọi người ơi".
Nhà nội ở Việt Nam, nhà ngoại ở Hungary, gia đình lại ở Đức và đây là cách giúp bé gái không quên tiếng Việt Hai vợ chồng chị Thu Hương luôn trăn trở về chuyện học tiếng Việt của con gái mình. Bắt đầu cuộc sống mới ở 1 nơi xa lạ Sinh ra và lớn lên tại Hà Nội nhưng chị Thu Hương và ông xã lại có duyên với một vùng đất xa lạ. Hai anh chị quen nhau từ hồi học Đại học. Thời...