Hội vào cuộc tuyên truyền, nông dân giã biệt “sâu thuốc lá”
Với việc Hội Nông dân (ND) đẩy mạnh công tác truyền thông, lồng ghép nội dung tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá trong các buổi sinh hoạt hội, nhận thức của nhiều hội viên, ND tỉnh Bình Định trong việc giảm, cai hút thuốc lá đã thay đổi rõ rệt.
Mưa dầm thấm lâu
Năm 2008, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá tỉnh và Hội ND tỉnh phối hợp chọn thôn Mỹ Cang (xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước) để xây dựng mô hình điểm câu lạc bộ (CLB) nông dân phòng chống tác hại của thuốc lá. Theo đó, ban đầu, CLB thành lập một nhóm gồm 10 người tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng thuốc lá, thuốc lào trên địa bàn xã. Kết quả, có hơn 75% người là nam giới trong độ tuổi lao động đang hút và có nguy cơ nghiện thuốc lá. Trước thực trạng đó, chi hội ND trong thôn đã vận động được 84 hội viên tham gia làm thành viên CLB.
Hội nghị tập huấn tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá cho tuyên truyền viên cơ sở ở Bình Định. Ảnh: Đ.T
Thời gian tới, Hội ND tỉnh mong muốn được Trung ương Hội ND Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước hỗ trợ thêm kinh phí tỉnh Hội có thể thực hiện được nhiều đợt tuyên truyền, tập huấn cho người dân”. Ông Trịnh Minh Vương
Ông Tôn Hảo Kỳ – Chủ nhiệm CLB ND phòng chống tác hại thuốc lá thôn Mỹ Cang cho biết, CLB sinh hoạt định kỳ hàng tháng, lồng ghép các chuyên đề về phòng chống tác hại của thuốc lá vào sinh hoạt chi hội ở thôn. Ban chủ nhiệm CLB cũng thường xuyên đi xuống các tổ và gặp gỡ các hội viên thường hút thuốc để vận động, giải thích về tác hại của hút thuốc lá, những mặt lợi khi bỏ thuốc lá…
“Với phương châm “từ nhà đánh ra ngoài”, mỗi thành viên trong CLB đã vận động người thân trong gia đình đang hút thuốc lá bỏ thuốc; tiếp đó lập từng nhóm hội viên đến từng hộ gia đình có người thân hút thuốc lá, thuốc lào để tuyên truyền, vận động họ bỏ thuốc. “Mưa dầm thấm lâu”, nhận thức rõ về tác hại thuốc lá dần dần nhiều người trong thôn đã quyết tâm từ bỏ thuốc lá. Nhiều hội viên, ND trước đây được mệnh danh là “sâu thuốc lá” thì nay đã từ bỏ thuốc lá”- ông Kỳ cho biết.
Video đang HOT
Nông dân tự tin bỏ thuốc
Ông Trịnh Minh Vương – Trưởng ban Kinh tế – Xã hội Hội ND tỉnh Bình Định cho biết: “Nhiều năm nay, cùng với việc xây dựng mô hình điểm, Hội ND tỉnh Bình Định đã tích cực phối hợp với các đơn vị sở, ngành hỗ trợ, tuyên truyền ND hiểu được tác hại của việc hút thuốc lá; từ đó tiến tới giảm và cai thuốc lá”.
Từ đầu năm đến nay, tỉnh Hội phối hợp Trung ương Hội ND Việt Nam tổ chức 4 lớp tập huấn về phòng, chống tác hại thuốc lá cho gần 700 cán bộ, hội viên, ND tại Bình Định. Tham dự buổi tập huấn, cán bộ, hội viên, ND sẽ được giới thiệu về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và các văn bản pháp quy về công tác phòng, chống tác hại thuốc lá; tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến môi trường sống; các biện pháp cai nghiện thuốc lá…
Bên cạnh đó, để hội viên, ND ý thức sâu sắc về tác hại của thuốc lá, các cấp Hội ND tỉnh Bình Định cũng đã khéo léo đưa nội dung phòng chống tác hại của thuốc lá vào tuyên truyền xen kẽ với các buổi họp hay sinh hoạt hội.
“Tại các buổi họp hay sinh hoạt hội, các tuyên truyền viên tích trong công tác truyền thông về tác hại thuốc lá thường xuyên đi xuống các chi hội ND và gặp gỡ các hội viên thường hút thuốc để vận động, giải thích những mặt có lợi cho sức khỏe cũng như kinh tế gia đình khi bỏ thuốc lá. Qua tuyên truyền, nhiều hội viên ND đã tự tin bỏ thuốc lá. Bởi thực tế, một người nói không với thuốc lá sẽ khó hơn là vài mươi người cùng hạ quyết tâm” – ông Vương thông tin.
Theo Danviet
Kiểm soát thuế sẽ chặn đứng tác hại của thuốc lá
Hiện nay, Việt Nam đang là 1 trong 15 quốc gia có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới. Thuốc lá đã và đang gây ra những tổn thất to lớn cả về kinh tế lẫn sức khỏe cho người dân. Trước thực trạng này, thạc sĩ-bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm - chuyên gia phòng chống tác hại thuốc lá của Tổ chức WHO tại Việt Nam đã trả lời PV Báo NTNN xung quanh các giải pháp kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) tại Việt Nam.
Một số chuyên gia cho rằng Việt Nam nên tăng thuế và giá thuốc lá nhằm kiểm soát, hạn chế sử dụng thuốc lá. Ý kiến của ông thế nào?
- Tôi khá đồng tình với phương án này. Thực ra vấn đề này đã và vẫn đang được nhiều chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo. Nếu Chính phủ làm tốt hơn nữa việc kiểm soát thuốc lá, đặc biệt là việc kiểm soát thuế sẽ làm giảm số lượng người sử dụng, giảm số người bệnh, giảm chi phí y tế đồng thời giúp tăng nguồn thu của Chính phủ. Việc kiểm soát thuốc lá thông qua thuế là biện pháp "cùng thắng".
Thuốc lá nhập lậu được tiêu hủy tại Cần Thơ. ảnh: Tư liệu
Tuy nhiên, có ý kiến lại lo ngại, tăng thuế sẽ làm tăng tỷ lệ buôn lậu thuốc lá nhằm trốn thuế. Ông có quan ngại về vấn đề này không?
- Tôi cho rằng không nên lấy lý do sợ tăng thuế sẽ tăng buôn bán thuốc lá lậu. Nguyên nhân sâu xa không chỉ dừng lại ở vấn đề thuế và giá. Hiện nay, Việt Nam đang duy trì thuế nhập khẩu thuốc lá lên tới 135%. Đây có thể cũng là rào cản khiến các vụ buôn lậu thuốc lá nhiều hơn. Tuy nhiên, đây là tác dụng phụ không mong muốn của việc đưa rào cản với sản phẩm thuốc lá.
Để công tác PCTHTL nói chung và thuốc lá nhập lậu nói riêng được kiểm soát có hiệu quả, theo ông Việt Nam cần có biện pháp kiểm soát và xử lý thế nào?
- Tôi cho rằng, Chính phủ và các bộ ngành cần có chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường, công an kiểm soát nghiêm ngặt thị trường nội địa. Theo đó, bắt toàn bộ thuốc lá nhập lậu tại các của hàng và phạt thật nặng, có như vậy công tác chống buôn lậu mới có hiệu quả. Đối với công tác xử lý, từ trước tới nay vẫn thực hiện phương pháp tiêu hủy thì Chính phủ nên tiếp tục thực hiện phương pháp này để đảm bảo kiểm soát thuốc lá nhập lậu được tốt hơn thay vì việc thực hiện thí điểm theo hướng bán đấu giá để tiêu thụ nội địa hoặc tái xuất thuốc lá nhập lậu còn chất lượng như công văn mới đây của Thủ tướng Chính phủ.
Con số đáng báo động của tình trạng hút thuốc lá tại Việt nam
Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có số người hút thuốc cao nhất thế giới.
Mỗi năm, có khoảng 40.000 người tử vong do các căn bệnh có liên quan tới thuốc lá.
Mỗi năm, người dân Việt Nam đã chi mua thuốc lá số tiền là 22.000 tỷ đồng.
Tổng chi phí điều trị và tổn thất do bệnh tật từ thuốc lá gây ra tốn hơn 23.000 tỷ đồng một năm.
Ông còn có khuyến cáo nào cho Việt Nam để thực thi tốt hơn việc PCTHTL tại Việt Nam?
- Việt Nam cần có hành động giúp thực thi tốt hơn về môi trường không khói thuốc. Hiện nay, vấn đề này chưa được làm mạnh bởi thiếu những cơ chế hỗ trợ. Theo quy định, nguồn thu từ Quỹ PCTHTL chỉ được dùng cho hoạt động truyền thông, xây dựng mô hình cộng đồng, cai nghiện thuốc lá... còn không được dùng cho hoạt động thanh tra, xử phạt do vậy, nhiều nơi việc thực thi môi trường không khói thuốc còn gặp nhiều khó khăn.
Hiện nay, toàn quốc chỉ có hơn 300 thanh tra y tế, mỗi tỉnh chắc chỉ khoảng 10 thanh tra viên. Theo tôi, Bộ Y tế cần đầu tư thêm lực lượng chuyên trách về thanh tra xử phạt vi phạm thuốc lá. Chúng tôi cũng khuyến cáo Bộ Y tế cân nhắc thành lập một nhóm thanh tra nhỏ từ 5-6 người chuyên thanh kiểm tra thường xuyên xử phạt liên quan tới vi phạm về Luật Phòng chống thuốc lá. Hiện nay cơ chế là có, mức xử phạt cũng là đáng kể, nhưng cần phải có thanh tra chuyên ngành để thực hiện cơ hiệu quả mới cao.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Trồng 10 cây sâu hại chết 3, nông dân ngán ngẩm cây thuốc lá Trước đây, cây thuốc lá vàng được coi là nguồn thu nhập chính của nhiều hộ dân ở các huyện Trảng Bàng, Bến Cầu (Tây Ninh) và TP.HCM, tuy nhiên, năm nay thời tiết thất thường cùng với sâu bệnh hoành hành khiến năng suất thuốc lá giảm mạnh. Nhiều hộ đã phải bỏ cây thuốc, quay về trồng ớt, ngô, đậu... Trồng...