Hội thảo quốc tế về tai mũi họng chuyên sâu
Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Hội Tai Mũi Họng thế giới (IFOS) tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế về Tai Mũi Họng chuyên sâu với 2 chuyên đề về phục hồi chức năng thính giác và phẫu thuật Đầu Cổ trong các ngày từ 24 – 27/11.
Hội Tai Mũi Họng Thế Giới – The International Federation of ORL Societies (IFOS), là một tổ chức đại diện cho hơn 50,000 bác sĩ tai mũi họng của trên 120 quốc gia thành viên.
Hội được thành lập năm 1965 để tiếp tục phát triển các Hội nghị Quốc tế đến tất cả các nước trên thế giới.
Trong các năm phát triển và thông qua các hội nghị rất thành công gần đây như ở Seoul- Korea (2013) hay ở Paris- France (2017), IFOS đã giải quyết vấn đề toàn cầu về nghe kém, hỗ trợ rất nhiều cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Đây là khóa học đầu tiên được IFOS tổ chức tại Châu Á với các giảng viên là các Giáo sư, Bác sĩ nổi tiếng đến từ nhiều châu lục như Châu Âu, Châu Úc và Châu Á. Bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh hân hạnh được phối hợp để tổ chức khóa học này.
Khóa học 4 ngày diễn ra thành công với các điểm nổi bật:
Khóa học phục hồi chức năng thính giác:
Video đang HOT
- Chiến lược cải thiện việc chăm sóc sức nghe và các kỹ thuật hỗ trợ cho trẻ em và người cao tuổi
- Tầm soát nghe kém trên trẻ sơ sinh toàn cầu để đề ra phương pháp điều trị phù hợp: máy trợ thính hay cấy ốc tai điện tử.
- Đánh giá phẫu thuật cấy ốc tai điện tử trên thế giới.
Khóa học phẫu thuật đầu cổ:
- Các phương pháp phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng và thanh quản bao gồm:
Nội soi chẩn đoán, nội soi huỳnh quang, sinh thiết.
- Các phương pháp điều trị mới ung thư thanh quản như:
Laser CO2.
Cắt thanh quản bán phần giúp bảo tồn chức năng của thanh quản.
Nguyễn Trung
Theo baophapluat
Huy hữu: Bệnh nhân nam suýt thủng màng nhĩ vì đeo tai nghe nghe nhạc khi ngủ
Việc đeo tai nghe quá lâu cũng gây mệt mỏi cho não bộ, ngoài ra còn gây nên những tai nạn không đáng tiếc xảy ra.
Bị đau tai dữ dội đầu tai nghe bị rớt ra lọt vào tai
Vừa qua, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM có tiếp nhận một bệnh nhân nam đến khám khi bị đau tai dữ dội. Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó bệnh nhân đeo earphone (tai nghe) để nghe nhạc khi ngủ thì chẳng may đầu earphone bị rớt ra vào lọt hẳn vào trong tai. Bệnh nhân đã đến bệnh viện ở địa phương khám nhưng không lấy ra được.
Sau khi đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, được các bác sĩ xem xét thì phát hiện dị vật đã ở sát màng nhĩ, gây trầy xước ống tai ngoài. Rất may là sau khi đưa bệnh nhân đến phòng cấp cứu, thực hiện các biện pháp chuyên môn, các bác sĩ đã lấy được dị vật ra cho bệnh nhân là đầu nút của tai nghe #0,5cm. Tuy nhiên, dị vật cũng đã để lại một số hậu quả như màng nhĩ sung huyết, đọng máu, ống tai ngoài trầy xước phù nề... bệnh nhân đã được kê đơn thuốc để mua về uống điều trị nội khoa giúp nhanh lành vết thương.
Các bác sĩ bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM khuyến cáo các bạn nên chú ý chất lượng tai nghe khi sử dụng, không nên đeo các loại tai nghe kém chất lượng, không rõ xuất xứ. Ngoài ra, cũng cần cẩn trọng với bất cứ vật gì khi đưa vào tai, vì đây là vùng rất nhạy cảm, dễ tổn thương. Nếu có sự cố gì thì không được tự ý xử trí tại nhà mà phải ngay lập tức đến bệnh viện có chuyên khoa Tai Mũi Họng để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nhét earphone vào trong tai nghe nhạc gây nên nhiều bệnh cho tai
Theo các chuyên gia y tế, hiện nay, chúng ta thường bắt gặp các bạn trẻ tung tăng trên đường với những chiếc earphone nhét vào trong tai hay những lúc đi ngủ. Nghe nhạc là một cách giải trí, thư giãn tinh thần nhưng nếu không biết cách nghe hợp lý sẽ ảnh hưởng đến thính lực.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 1,1 tỷ người trong độ tuổi 12-35 sử dụng các thiết bị âm thanh cá nhân với mức âm lượng không an toàn, có nguy cơ gây mất khả năng nghe vĩnh viễn. Nguy hiểm hơn, những người này không nhận ra rằng các thói quen nghe nhạc của mình có hại cho đôi tai.
Bởi theo các chuyên gia y tế thính giác sẽ không mất ngay khi bạn đeo tai nghe sai cách mà suy giảm theo thời gian. Trong ốc tai của mỗi người có những tế bào lông phụ trách âm thanh. Mỗi tế bào phụ trách cho một tần số âm thanh khác nhau. Việc đeo tai nghe quá lâu sẽ kích thích các tế bào này, gây nên tình trạng mệt mỏi thính giác, không nghe rõ âm thanh người khác nói hoặc có cảm giác lùng bùng trong tai, mặc dù kết quả đo thính lực bình thường. Chính vì thế nhiều người lơ là vấn đề này và chỉ đến khi tình trạng trở nên trầm trọng mới đi khám thì lúc này đã tệ hại.
Bên cạnh đó, đeo tai nghe quá lâu cũng gây mệt mỏi cho não bộ, đặc biệt là các bạn trẻ có thói quen đeo tai nghe đi ngủ rồi ngủ quên mất. Khi tỉnh dậy, bạn sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, uể oải, làm việc không tập trung.
Nếu bạn sử dụng tai nghe quá nhiều tiếng trong một ngày và duy trì thói quen này trong một thời gian dài, nghe với âm thanh quá lớn, có thể bạn sẽ phải đối mặt với việc suy giảm thính lực tạm thời, nhiễm trùng tai, thậm chí còn bị điếc vĩnh viễn.
Vì vây,gười có bệnh về tai ngoài, tai giữa không nên đeo tai nghe lâu dài vì dễ khiến viêm tai tái phát. Tránh nghe tai nghe liên tục và quá lâu; Cần có những khoảng thời gian nghỉ khi nghe.Tối đa chỉ nên nghe không quá 2 tiếng/ ngày. Không nên đeo tai nghe khi ngủ.
Theo baodansinh
Bé trai 17 tháng tuổi suýt mất mạng vì hóc hạt hướng dương Ngày 15/11, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, vừa tiến hành nội soi, phát hiện, xử lý thành công dị vật là hạt hướng dương gây che lấp gần hoàn toàn đường thở vị trí ở ngay phế quản gốc của 1 bệnh nhi tới từ huyện Triệu Sơn. Trước đó, khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Nhi...