Hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14 tại Mỹ

Theo dõi VGT trên

Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại thủ đô Washington D.C đã tổ chức hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14 dưới hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Hội thảo quốc tế thường niên về Biển Đông lần thứ 14 tại Mỹ - Hình 1
Đảo An Bang thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Quý Trung/TTXVN

Tham dự hội thảo có các nhà hoạch định chính sách, quan chức trong chính quyền Mỹ, cùng nhiều chuyên gia, học giả nổi tiếng đến từ Mỹ, Canada, Anh, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Nhật Bản, Indonesia, Singapore, Philippines, Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc). Đáng chú ý là sự hiện diện của Hạ nghị sĩ Darrell Issa thuộc đảng Cộng hòa, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, và Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách các vấn đề an ninh Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Ely Ratner. Đoàn Việt Nam tham dự hội thảo do Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao, dẫn đầu.

Hội thảo là cơ hội để các học giả, các nhà ngoại giao và giới nghiên cứu trên khắp thế giới thảo luận, đ.ánh giá tình hình biển Đông thời gian gần đây, những phát triển mới từ nhiều khía cạnh địa chính trị, pháp lý, chính trị-ngoại giao, môi trường và những tác động đến tình hình Biển Đông. Từ đó đưa ra các khuyến nghị, đề xuất phối hợp giữa các bên liên quan nhằm ứng phó với các thách thức, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực để duy trì và bảo đảm tình hình Biển Đông một cách hòa bình và ổn định.

Các nghiên cứu được trình bày cho thấy, so với trước đây, tình hình Biển Đông ngày càng trở nên phức tạp. Việc sử dụng tàu thuyền hiện đại, trang bị vệ tinh, thiết bị bay ghi hình và công bố các thông tin có lợi cho các đòi hỏi của các bên đang trở nên phổ biến. Biển Đông được đ.ánh giá là vấn đề quốc tế, chứa đựng nhiều rủi ro và nếu xảy ra xung đột sẽ dễ bị leo thang, mở rộng. Vì vậy, các nước cần kiềm chế, gương mẫu, không làm phức tạp tình hình, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bìnhdựa trên luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN, ông Harrison Prétat, Phó Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải (AMTI) thuộc CSIS nhận định: “Những yêu cầu, đòi hỏi của các nước cần được giải quyết bằng các cuộc thảo luận trên bàn làm việc, chứ không phải bằng tàu thuyền và vòi rồng, không phải bằng sự hiện diện của hải quân được trang bị vũ khí.

Video đang HOT

Vì vậy, nếu chúng ta có thể chuyển từ những căng thẳng thành các vấn đề ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế, chứ không phải là những rủi ro về an ninh, tôi cho rằng đó phải là ưu tiên số 1 của tất cả các bên”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Hùng Sơn, phần trình bày của đoàn Việt Nam đã đề cao tầm quan trọng của Biển Đông đối với hòa bình, ổn định ở khu vực nói chung. Việc duy trì hòa bình ở Biển Đông không chỉ là lợi ích của các nước ven Biển Đông, mà còn là lợi ích của cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, đại diện của Việt Nam cũng chia sẻ tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là trong bối cảnh có nhiều hành vi bất tuân luật pháp quốc tế không chỉ ở Biển Đông mà cả ở các khu vực khác trên thế giới. Ngoài ra, phía Việt Nam cũng đề cao trách nhiệm của các nước có liên quan trong việc cùng phối hợp xây dựng lòng tin, thúc đẩy các biện pháp hợp tác, cùng kiểm soát các nguy cơ xung đột, trước mắt là bảo đảm hòa bình và ổn định lâu dài tại Biển Đông.

Hội thảo diễn ra trong ngày 11/7 theo giờ Mỹ, được sự hỗ trợ của Đại sứ quán các nước Australia, New Zealand, Vương quốc Anh, Philippines, cùng với Quỹ An ninh Môi trường và Phát triển Bền vững (FESS).

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu

Trong các ngày 3 - 4/7, thủ đô Astana của Kazakhstan trải thảm đỏ đón lãnh đạo các nước thành viên Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), các nước quan sát và các đối tác đối thoại tham dự hội nghị thượng đỉnh SCO Plus, được đ.ánh giá là quan trọng, có ý nghĩa sâu rộng đối với các vấn đề khu vực và toàn cầu.

Bước chuyển mới trong không gian Á - Âu - Hình 1
Chương trình nghị sự chính của Hội nghị thượng đỉnh tại Astana là "Tăng cường đối thoại đa phương: Theo đuổi hòa bình và phát triển bền vững". Ảnh: sectsco.org

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng tại không gian Á - Âu do xung đột tại Ukraine và sự cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa các cường quốc, các tổ chức hợp tác như Nhóm các nước đang phát triển hàng đầu BRICS và SCO đang nổi lên như những đối trọng giúp cân bằng các mối quan hệ khu vực và thế giới, cũng như tạo ra các động lực mới cho một môi trường an ninh ổn định, tiến tới thịnh vượng về kinh tế. Đó cũng là lý do các tổ chức này trong vài năm qua liên tục được mở rộng, thu hút sự tham gia của nhiều quốc gia có sự khác biệt rất lớn về tiềm năng quân sự, kinh tế, nhân khẩu học và cả năng lượng.

Nếu BRICS là tổ chức thiên về kinh tế thì SCO là tổ chức thiên về an ninh, tuy nhiên nhìn chung, với sự hiện diện của những "người chơi" lớn là LB Nga và Trung Quốc, các tổ chức này đang định hình một thế giới đa cực mới, hình thành sự hợp tác của đa số các nước trên thế giới và cả hai tổ chức này đều đang có tương lai phát triển mạnh mẽ.

Trong năm LB Nga giữ chức Chủ tịch luân phiên BRICS, nước này đã nỗ lực tận dụng những khả năng của mình để thiết lập Không gian Đại Á - Âu, bắt đầu từ an ninh để tiến tới sự ổn định và thịnh vượng. Và trong bối cảnh hiện nay, đương nhiên không gian an ninh Á - Âu cần được xây dựng trên những nguyên tắc hợp tác ở châu Á rồi mới có thể tiến tới bao trùm phần châu Âu.

Không hề là ngẫu nhiên khi Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres thăm chính thức Kazakhstan đồng thời phát biểu tại phiên họp SCO Plus ngày 4/7. Đại diện của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cũng tham dự hội nghị thượng đỉnh. Hội nghị còn có sự tham gia của Tổng thống Belarus Aleksander Lukashenko, nước sẽ trở thành thành viên chính thức của SCO tại sự kiện này, cùng lãnh đạo các nước Mông Cổ, Azerbaijan, Qatar, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Turkmenistan với tư cách quan sát viên và đối tác đối thoại. Các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Hội nghị về các biện pháp hợp tác và xây dựng lòng tin ở châu Á, Tổ chức An ninh lương thực Hồi giáo, Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS), Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO), Ủy ban Kinh tế Á - Âu đều cử đại diện cấp cao tham dự.

Chương trình nghị sự chính của Hội nghị thượng đỉnh tại Astana là "Tăng cường đối thoại đa phương: Theo đuổi hòa bình và phát triển bền vững", qua đó tăng cường vai trò của SCO trong việc giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực hiện nay. Các nhà lãnh đạo dự kiến tập trung chủ yếu vào thương mại quốc tế và kinh tế để đảm bảo sự ổn định, an ninh khu vực, cơ sở hạ tầng, năng lượng, môi trường, y tế, du lịch, giáo dục, số hóa.

Theo kế hoạch, hội nghị sẽ thông qua hơn 20 văn kiện thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm Tuyên bố Astana, phản ánh quan điểm của SCO về các vấn đề quốc tế và khu vực hiện nay cũng như các nghiên cứu triển vọng, "Chiến lược phát triển SCO đến năm 2035", "Chiến lược phát triển hợp tác năng lượng SCO đến năm 2030", "Chương trình hợp tác chống k.hủng b.ố, chủ nghĩa ly khai và cực đoan giai đoạn 2025 - 2027" và "Chiến lược phòng chống m.a t.úy của SCO giai đoạn 2024 - 2029".

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tổng thống nước chủ nhà Kassym-Jomart Tokayev cho biết đất nước ông tuân thủ nguyên tắc an ninh Á - Âu là không thể chia cắt và cách tiếp cận này sẽ trở thành nền tảng trong nhiệm vụ chiến lược là hình thành vành đai an ninh dọc theo chu vi của SCO. Tổng thống Tokayev cho biết: "Chúng tôi kỳ vọng các quyết định quan trọng mang tính chiến lược được đưa ra trong lĩnh vực cải thiện hơn nữa SCO. Các lĩnh vực hợp tác chính trong trung hạn sẽ được xác định và các sáng kiến sẽ được phát triển để ứng phó đầy đủ và kịp thời với những thách thức và mối đe dọa hiện tại".

Theo Tổng thống Tokayev, các quyết định cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh sẽ thể hiện đầy đủ những nguyên tắc cơ bản của "tinh thần Thượng Hải" đó là hữu nghị, tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi và quan tâm đến lợi ích của nhau. Ông nói thêm: "Những người tham gia hội nghị thượng đỉnh Astana sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế bắt đầu một cuộc đối thoại toàn cầu trung thực và cởi mở, chấp nhận mô hình an ninh mới, tạo ra một môi trường kinh tế công bằng và thực hiện những nỗ lực cần thiết để bảo vệ sự trong sạch của hành tinh".

Củng cố an ninh trong không gian Á - Âu cũng là mục tiêu được Nga thúc đẩy. Trong cuộc họp với các quan chức ngoại giao giữa tháng 6 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định, trong bối cảnh thế giới đang trở nên đa cực, Nga cần thiết lập hệ thống an ninh ở khu vực Á - Âu theo hướng mở cửa cho tất cả các nước, kể cả các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), để xây dựng một không gian Đại Á - Âu vì an ninh và thịnh vượng.

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết các thành viên SCO có mong muốn chung là phối hợp các hoạt động của tổ chức tại LHQ và trên khắp không gian Á-Âu thông qua các tổ chức như Liên minh Kinh tế Á - Âu (EAEU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và BRICS.

Theo Ngoại trưởng Nga, việc mở rộng quan hệ với các nước sẽ không chỉ tăng cường hợp tác chính trị của SCO mà còn cho phép mở rộng quan hệ đối tác kinh tế.

Một chủ đề được quan tâm tại hội nghị là việc xây dựng các hành lang giao thông xuyên Á - Âu, trong đó có dự án đường sắt Trung Quốc - Kyrgyzstan - Uzbekistan vừa được 3 nước ký kết. Tuyến đường sắt này bắt nguồn từ Kashgar thuộc Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương (Tây Bắc Trung Quốc), sẽ đến Uzbekistan qua Kyrgyzstan và trong tương lai, có thể vươn tới Tây và Nam Á, trở thành tuyến đường sắt xuyên Á. Nga cũng tiếp tục thúc đẩy các dự án như hành lang vận tải Bắc - Nam toàn cầu, sẽ trở thành giải pháp thay thế thực sự cho việc vận chuyển hàng hóa theo hướng châu Âu. Hàng hóa từ Nga và các nước đối tác có thể đến các cảng của Ấn Độ và các nước vùng Vịnh Persic, bỏ qua cơ sở hạ tầng của châu Âu. Hành lang vận tải quốc tế Bắc - Nam là dự án do Nga, Iran và Ấn Độ khởi xướng từ hơn 20 năm trước, đã được hồi sinh từ năm ngoái, liên kết các tuyến đường sắt nối Nga, Iran, Azerbaijan và Ấn Độ.

Có thể thấy, những thay đổi địa chính trị đương đại đã và đang ảnh hưởng đến SCO, một tổ chức toàn cầu có tổng diện tích của các quốc gia thành viên chiếm hơn 60% lục địa Á - Âu. Chính vì vậy, SCO đang mang trong mình nền tảng của một trong những trụ cột cơ bản trong quan hệ quốc tế đương đại và có triển vọng phát triển mạnh. Điều mấu chốt là SCO và các đối tác phải xây dựng được chiến lược an ninh thống nhất để hiện thực hóa tham vọng trở thành nhân tố đảm bảo an ninh trong không gian Á - Âu.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Iran yêu cầu các hãng hàng không tránh không phận, Ai cập và Anh phát cảnh báo
12:22:58 08/08/2024
Động đất kèm cảnh báo sóng thần tại phía Nam Nhật Bản
19:06:40 08/08/2024
Cảnh sát Anh chuẩn bị đối phó với 30 cuộc biểu tình mới
09:02:21 07/08/2024
Hàn Quốc ghi nhận số ngày nắng nóng cao kỷ lục
13:48:39 08/08/2024
Chấm dứt chuỗi tăng nhiệt kỷ lục toàn cầu kéo dài 13 tháng liên tiếp
22:27:01 08/08/2024
'Lò lửa' Trung Đông tăng nhiệt khi Iran quyết 'trừng phạt' Israel
11:57:14 07/08/2024
Đức: Sập khách sạn, 1 người c.hết, 8 người mắc kẹt
15:14:48 07/08/2024
Bầu cử Mỹ: Năm điều cần biết về 'phó tướng' Tim Walz của bà Harris
08:53:33 07/08/2024

Tin đang nóng

Đàm Vĩnh Hưng bị lừa 200 triệu
17:40:58 08/08/2024
Một nam ca sĩ tiết lộ Lý Hải bị chơi xấu, đồn đại bài bạc tới hết t.iền
18:00:59 08/08/2024
Nghe tiếng chồng mờ ám vọng ra từ phòng chị dâu lúc nửa đêm, tôi đẩy cửa bước vào thì choáng váng c.hết sững với cảnh tượng trước mắt
17:54:36 08/08/2024
Bác sĩ Thịnh bị 1 hoa hậu mắng thẳng mặt vì kém duyên với Xoài Non - Gil Lê
21:52:48 08/08/2024
Vợ và bồ không hẹn mà gặp ở phòng khám thai, thái độ của chồng khiến nhiều người choáng váng
17:57:40 08/08/2024
Chồng say mê nhân tình dọn đến ở chung cả tháng, tôi gửi 1 tin nhắn vỏn vẹn 3 chữ khiến anh ta cun cút về nhà ngay lập tức
17:40:45 08/08/2024
Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM sẽ mời Nam Thư lên làm việc
21:53:05 08/08/2024
Ly hôn 2 năm tôi nối lại tình xưa với vợ cũ, đêm tái hợp với nhau khi cô ấy tụt khăn tắm xuống tôi c.hết sững không dám làm gì
17:51:00 08/08/2024

Tin mới nhất

Biểu tình tại Anh có nguy cơ tiếp diễn trong những ngày tới

23:23:20 08/08/2024
Tuy nhiên, bà Johnson cho rằng đây chỉ là sự khởi đầu và hiện có thêm thông tin tình báo về các sự kiện được lên kế hoạch trong những ngày tới, song không nêu cụ thể số lượng và địa điểm dự kiến của các cuộc biểu tình này.

Thông điệp về một ASEAN đoàn kết tại Lào, Malaysia

23:21:51 08/08/2024
Với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2025, Malaysia sẽ nỗ lực nâng cao vai trò, vị thế của ASEAN nhằm thúc đẩy kết nối và tăng cường khả năng phục hồi của khu vực.

'Thỏi nam châm' Trung Á

23:21:26 08/08/2024
Trọng tâm của hội nghị năm nay vẫn sẽ là phát triển hợp tác, ổn định và an ninh trong khu vực, bao gồm quan hệ đối tác kinh tế và thương mại, phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và hậu cần.

Mỹ cảnh báo trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì vấn đề liên quan Nga

23:19:51 08/08/2024
Một quan chức Bộ Thương mại Mỹ tiết lộ rằng Washington coi Ankara là nguồn cung cấp hàng hóa có mục đích sử dụng kép lớn thứ hai của Mỹ cho Nga, sau Trung Quốc.

Triều Tiên bổ nhiệm tân đại sứ tại Cuba

23:15:30 08/08/2024
Trước đó, Đại sứ Triều Tiên tại Cuba Ma Chol Su đã quay về nước sau khi Hàn Quốc và Cuba củng cố quan hệ ngoại giao vào tháng 2 vừa qua.

Indonesia: Thủ đô mới Nusantara đối mặt với khủng hoảng nước

23:13:24 08/08/2024
Tình trạng phá rừng gia tăng đột biến để nhường chỗ cho các công trình thủ đô mới. Không chỉ lũ lụt đang xảy ra thường xuyên hơn, thiệt hại đối với lưu vực sông khiến người dân khó có được nước sạch cho sinh hoạt.

Bộ đôi Kamala Harris - Tim Walz vận động tranh cử ở Michigan và Wisconsin

23:10:50 08/08/2024
Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận - công bố trước khi đương kim Tổng thống Mỹ tuyên bố rút lui khỏi cuộc đua - cho thấy ông có thể phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt ở Michigan.

'Gọng kìm' chống độc quyền siết 'Big Tech' ở cả hai bờ Đại Tây Dương

23:08:46 08/08/2024
Nhưng mối đe dọa buộc phải thoái vốn khỏi hoạt động quảng cáo của Google không chỉ đặt ra ở châu Âu. Bộ Tư pháp Mỹ và 8 tiểu bang khác cũng đã yêu cầu phân chia như vậy trong một vụ kiện hiện đang được xét xử tại các tòa án ở Virginia.

Tái tạo nước hoa thời La Mã có thành phần mồ hôi võ sĩ

23:06:54 08/08/2024
Nhóm nghiên cứu tại SCTA đã mô phỏng mùi mồ hôi võ sĩ giác đấu bằng hoắc hương, một loại cây có mùi thơm nồng nàn say đắm được ưa chuộng. Hoắc hương có mùi tựa như đất, gỗ, xạ hương.

Nắng nóng trên 40 độ C ở Trung Quốc, ít nhất 2 người t.ử v.ong

23:03:32 08/08/2024
Dự báo trong 3 ngày tới, hầu hết các khu vực phía Nam sông Dương Tử, nơi đổ ra biển ở Thượng Hải, sẽ ghi nhận nhiệt độ 37 - 39 độ C. Nền nhiệt ở một số khu vực của các tỉnh An Huy, Giang Tô và Chiết Giang có thể vượt quá 40 độ C.

57 năm ASEAN: Văn hóa hòa bình làm nên trụ cột ổn định của thế giới

23:00:11 08/08/2024
Tổng thư ký Kao Kim Hourn cũng gửi lời cảm ơn đến các đối tác đã hợp tác chặt chẽ để củng cố và thúc đẩy vai trò trung tâm của ASEAN trong việc duy trì và đảm bảo một khu vực hòa bình và thịnh vượng.

Vai trò trung tâm của ASEAN là 'ngọn hải đăng' của quan hệ hữu nghị và hợp tác

22:50:27 08/08/2024
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Sok Chenda Sophea cho biết trong gần 6 thập kỷ qua, ASEAN đã nỗ lực không ngừng để đảm bảo vai trò trung tâm và tinh thần đoàn kết của khối luôn được duy trì và phát huy.

Có thể bạn quan tâm

Lý do thực sự đằng sau việc YG chuyển nhượng miễn phí thương hiệu G-Dragon

Nhạc quốc tế

01:03:14 09/08/2024
YG Entertainment đã gây chấn động cộng đồng Kpop khi tuyên bố chuyển nhượng miễn phí toàn bộ thương hiệu G-Dragon cho thủ lĩnh BIGBANG. Đây có phải chỉ là sự hào phóng?

Công chúa tuyết từng gây bão Olympic có diện mạo nữ thần, sắc vóc lẫn style đều nức nở

Phong cách sao

01:00:43 09/08/2024
Ngoài đời, cô nàng 2k3 yêu chuộng phong cách casual đơn giản, nhưng bắt mắt nhờ khả năng phối đồ có gu cùng style thời trang linh hoạt biến hóa nữ tính đến cool ngầu.

Hồ Ngọc Hà, Hương Giang sẽ biểu diễn cùng drag queen, ẩn ý về màn song ca

Nhạc việt

01:00:39 09/08/2024
Hồ Ngọc Hà, Hương Giang, Hoàng Tôn, các drag queen (nghệ sĩ giả nữ)... sẽ biểu diễn tại lễ hội âm nhạc Rainbow Summer Fest.

Những đôi giày hợp với quần jeans xanh, diện lên là nổi bần bật

Thời trang

23:22:24 08/08/2024
Mặc chiếc quần quốc dân được lòng mọi tín đồ, bạn sẽ chọn mang kiểu giày nào để vừa ôm chân, chắc chắn mà vẫn sành điệu nổi bật? Dưới đây là những đôi giày được diện nhiều nhất cùng quần jeans xanh mùa này.

Ai ngờ những chiến binh tê giác lại có ngày đi "đuổi chim, bắt bướm"

Lạ vui

22:51:47 08/08/2024
Từ những chú tê giác con ngộ nghĩnh đuổi theo chim, đến những cá thể trưởng thành to lớn và đôi khi nguy hiểm, tê giác là một trong những loài động vật đáng kinh ngạc nhất trên Trái đất.

Ukraine phá vỡ im lặng về mục tiêu đột kích tỉnh Kursk của Nga

22:48:21 08/08/2024
Theo ông Podolyak, những bước tiến của Ukraine trên lãnh thổ Nga cũng sẽ khiến người Nga sợ hãi và giảm tâm lý ủng hộ của họ đối với nhà lãnh đạo Nga.

Angelina Jolie 'sốc và lo lắng' về con trai người Việt Pax Thiên

Sao âu mỹ

22:35:57 08/08/2024
Ngày 29/7, Pax Thiên gặp tai nạn nghiêm trọng khi đi xe đạp điện trên đường phố Los Angeles mà không đội mũ bảo hiểm dẫn đến chấn thương ở đầu và c.hảy m.áu nhiều.

Một nữ diễn viên lên tiếng khi bị dọa kiện: "Không nhất thiết phải la lối, hăm dọa"

Sao việt

22:23:06 08/08/2024
Nói cái gì cũng phải đúng, không phải cứ la hét lên là được. Bản thân tôi không có tính đi hăm dọa, hù dọa người ta - diễn viên Bích Trâm nói.

VĐV Olympic gây khó hiểu khi đeo mặt nạ

Sao thể thao

21:43:32 08/08/2024
Không ít người hâm mộ theo dõi nội dung đẩy tạ ở Thế vận hội mùa hè năm nay ngạc nhiên với trang phục của Raven Saunders.

Seungmin (Stray Kids): Gặp tai nạn va chạm giao thông, JYP phải ra mặt xin lỗi

Sao châu á

21:32:31 08/08/2024
Seungmin tên thật là Kim Seungmin sinh ngày 22/09/2000 tại Seoul, Hàn Quốc. Hiện tại, anh chàng đang là thành viên của nhóm nhạc nam Stray Kids thuộc công ty JYP Entertainment quản lý. Seungmin đảm nhiệm vị trí Vocalist với giọng ca đầy...

Quảng Trị: Nỗ lực ứng phó với sạt lở bờ sông Thạch Hãn

Tin nổi bật

21:03:08 08/08/2024
Tương tự, từ nguồn vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ, tỉnh đã và đang triển khai hai công trình kè chống sạt lở khẩn cấp bờ sông Thạch Hãn đoạn Bến thả hoa Như Lệ và đoạn hạ lưu, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị, với tổng vốn đầu tư gần 30 tỷ ...