Hội thảo khoa học “Công đoàn Việt Nam – 90 năm xây dựng và phát triển”
Sáng 24-7, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Công đoàn Việt Nam (CĐVN) – 90 năm xây dựng và phát triển”.
Đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương dự và chỉ đạo. Dự hội thảo có đồng chí Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Thường vụ – Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Chủ trì hội thảo gồm các đồng chí: Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Bùi Văn Cường, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó chủ tịch Liên hiệp Công đoàn thế giới; Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam; Phùng Hữu Phú, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương; Lê Mạnh Hùng, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Quang cảnh hội thảo.
Báo cáo đề dẫn và các ý kiến tham luận tại hội thảo và gửi tham luận tới hội thảo đã phân tích sâu sắc một số vấn đề lý luận, lịch sử về giai cấp công nhân (GCCN) và tổ chức CĐVN. Khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn trong hệ thống chính trị; làm rõ chức năng, nhiệm vụ của tổ chức CĐVN đối với đoàn viên công đoàn, người lao động (NLĐ); với việc xây dựng GCCN không ngừng lớn mạnh trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và giữ vững, tăng cường bản chất GCCN của Đảng. Khẳng định những cống hiến nổi bật, những thành tựu xuất sắc trong hoạt động công đoàn và phong trào công nhân Việt Nam; làm rõ cơ hội, thách thức và đề xuất định hướng lớn, giải pháp quan trọng cho hoạt động CĐVN trong tình hình mới.
Theo đó, hội thảo khẳng định: Trải qua chặng đường vẻ vang 90 năm, dưới sự lãnh đạo của Đảng, được rèn luyện và vượt qua nhiều thử thách, các thế hệ công nhân và NLĐ Việt Nam đã cần cù, không ngừng sáng tạo trong lao động sản xuất, anh dũng chiến đấu và cống hiến cả cuộc đời mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Cùng với phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân, sự phát triển của phong trào công nhân và hoạt động của tổ chức Công đoàn là một trong các nhân tố quyết định cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Phong trào công nhân và hoạt động của tổ chức Công đoàn là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng 8-1945; là nguồn sức mạnh to lớn của dân tộc, có vai trò quyết định đối với thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. CĐVN là tổ chức chính trị – xã hội của hệ thống chính trị Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, phát triển GCCN, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Video đang HOT
Được Đảng và Bác Hồ giáo dục, rèn luyện, từ chỗ chỉ chiếm một số ít trong cơ cấu lao động của đất nước, chủ yếu là công nhân làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, công xưởng nhỏ, ngày nay, GCCN đã trở thành một lực lượng hùng mạnh, tiên phong trong sự nghiệp đổi mới, đóng góp ngày càng lớn cho sự phát triển của đất nước. Trong lịch sử đấu tranh cách mạng trước đây, tổ chức công đoàn đã khẳng định vai trò, vị thế của mình; và hơn lúc nào hết, trong giai đoạn hiện nay, vai trò đó lại càng phải được phát huy cao độ. Trước những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng của bối cảnh quốc tế và đất nước, nhất là trước tác động của quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tổ chức công đoàn cùng với GCCN và NLĐ nước ta đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức rất mới.
Bối cảnh đó đang đặt ra những yêu cầu mới cho sứ mệnh và vai trò của Tổng LĐLĐ Việt Nam. CĐVN phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn, để công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc, giữ vững vai trò hạt nhân trong việc bảo vệ quyền lợi cho công nhân và NLĐ. Thực hiện tốt những đột phá chiến lược của CĐVN theo Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam; đổi mới mô hình tổ chức và công tác cán bộ công đoàn; đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động công nhân viên chức lao động; nâng cao hiệu quả nhiệm vụ đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, NLĐ; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp; tạo nguồn lực tài chính đủ mạnh để đổi mới tổ chức và hoạt động…
Các đại biểu dự hội thảo tin tưởng: Với truyền thống 90 xây dựng và trưởng thành, GCCN Việt Nam, CĐVN và Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp to lớn hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, mãi mãi xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, là nhân tố tham gia làm nên sức mạnh, ý chí và khát vọng của dân tộc để chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, xây dựng thành công một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tin, ảnh: QUANG THẮNG
Theo QĐND Online
Thương lượng tập thể yếu, công nhân dễ đình công
Thống kê của Tổng Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho thấy, mới đầu năm đã có hàng chục cuộc đình công. Nguyên nhân là do doanh nghiệp cắt giảm chế độ phụ cấp, cắt giảm lương và sâu xa chính là do vấn đề thương lượng tập thể tại các doanh nghiệp chưa được coi trọng.
Mâu thuẫn về chế độ lương thưởng
Gần đây nhất, vào sáng 27.2, hàng nghìn công nhân của Công ty TNHH HAIVINA Kim Liên (xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An) đã đồng loạt nghỉ việc, tập trung giữa sân công ty để phản đối việc chế độ phụ cấp bị cắt giảm quá mạnh.
Nhiều công nhân cho biết, mới đây công ty thông báo tăng lương cơ bản thêm 200.000 đồng/tháng. Cùng với đó, công ty cũng giảm một số khoản phụ cấp. Vì vậy, dù được tăng lương nhưng số tiền thực nhận của công nhân vẫn như cũ.
Công nhân Công ty TNHH Giầy Venus Việt Nam đình công đòi quyền lợi. Ảnh: M.N
Chị N.T.T (công nhân công ty) cho hay: "Chúng tôi thấy thực sự không công bằng khi thời gian công tác của tôi ở công ty đến 7 năm, nhưng khoản lương và chế độ của tôi chỉ bằng công nhân mới vào làm việc, mặc dù tăng lương nhưng lại giảm mạnh các chế độ cấp thiết, ảnh hưởng đến rất nhiều đời sống sinh hoạt của chúng tôi".
Cho rằng chính sách của công ty không đảm bảo quyền lợi của người lao động, hàng nghìn công nhân đình công, tập trung trước công ty để bày tỏ sự phản đối. Đồng thời, họ gửi kiến nghị đến ban lãnh đạo công ty, yêu cầu giải quyết thỏa đáng.
Ông Nguyễn Chí Công - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Nghệ An cho biết : "Chúng tôi đang chỉ đạo xử lý giải quyết những cấp thiết cho công nhân, đồng thời giải thích rõ cho công nhân hiểu và ổn định tình hình để hoạt động sản xuất".
Còn ông Nguyễn Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đàn (Nghệ An) cho hay: "Chúng tôi đã đến làm việc với lãnh đạo Công ty HAIVINA Kim Liên để giải quyết vấn đề. Bước đầu làm việc cho thấy phía công ty không làm sai quy định. Trước có một số phụ cấp, nay tăng lương, công ty giảm phụ cấp. Công nhân chưa hiểu và đã đồng loạt nghỉ việc...".
Riêng tại Long An chỉ trong 4 ngày từ 15 - 18.2, trên địa bàn tỉnh này xảy ra 4 vụ ngừng việc tập thể của hàng ngàn công nhân lao động.
Doanh nghiệp cần đảm bảo quyền lợi
Số liệu của Tổng LĐLĐ Việt Nam trong những năm qua cho thấy số cuộc ngừng việc tập thể xảy ra tại các doanh nghiệp có vốn liên kết với nước ngoài (FDI) có xu hướng tăng. Hầu hết các vụ đình công xảy ra trong các doanh nghiệp FDI (chiếm 78,4%), còn lại là của các doanh nghiệp dân doanh. Riêng doanh nghiệp nhà nước không xảy ra cuộc ngừng việc tập thể nào.
Nói về nguyên nhân, ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng, xuất phát từ tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc đan xen tranh chấp lao động tập thể. Trong đó, nguyên nhân chính là do mâu thuẫn như: Nợ lương; không điều chỉnh tiền lương tối thiểu; trả lương không đúng quy định; không theo hợp đồng lao động; hoặc trừ thu nhập trái pháp luật.
Ông Lê Đình Quảng - Phó Ban quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng, hiện nay cơ cấu doanh nghiệp tăng cao, quan hệ lao động cũng phức tạp hơn vì vậy, đây cũng là cơ hội để nảy sinh những mâu thuẫn giữa doanh nghiệp và người lao động, khiến ngày càng có nhiều vụ đình công hơn.
Để giải quyết vấn để này, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã quan tâm, có những chương trình tập huấn để nâng cao thoả ước lao động tập thể, thương lượng tập thể. Tuy nhiên, vấn đề không hẳn do thương lượng tập thể. Nguyên nhân chính dẫn tới đình công là do chủ sử dụng chưa làm tốt công tác chăm lo, thực hiện quyền lợi cho người lao động nên mới xảy ra đình công.
Theo Danviet
Nhiệm vụ năm 2019: Thách thức được đặt ra cho báo chí toàn quốc Chiều 28-12, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc Tổng kết công tác năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019. Báo cáo tổng kết công tác báo chí năm 2018 và nhiệm vụ 2019 tại Hội nghị, ông Lê Mạnh Hùng - Phó trưởng...