Hội Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tại Mỹ: Không để mất một tấc biển đảo
Vào tối qua theo giờ Việt Nam, Hội Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tại Mỹ đã tổ chức hội thảo Biển Đông với chủ đề “Sự lấn chiếm đất trên Biển Đông và những tác động đối với hòa bình và ổn định trong khu vực”. Sự kiện thu hút sự chú ý của các học giả và các sinh viên Việt Nam khắp thế giới.
Các đại biểu tham gia hội thảo tại Đại học Havard ngày 24/5
Sự kiện được tổ chức tại Trung tâm Ngôn ngữ Á châu thuộc Đại học Harvard, Mỹ và được phát trực tiếp trên Youtube.
Hội thảo “Sự lấn chiếm đất trên Biển Đông và những tác động đối với hòa bình và ổn định trong khu vực” là điểm nhấn trong chiến dịch mang tên “Stop Encroaching- Không để mất một tấc biển đảo” do Hội Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tại Mỹ tổ chức. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh những biến động gần đây tại khu vực Biển Đông đã làm dấy lên làn sóng yêu nước của các trí thức Việt Nam đang học tập và làm việc tại Mỹ và các nơi khác trên khắp thế giới.
Hội thảo có sự góp mặt của các diễn giả nổi tiếng đã có nhiều nghiên cứu và đóng góp quan trọng về vấn đề Biển Đông.
Chủ tọa hội thảo là Giáo sư Ngô Vĩnh Long (Đại học Maine, Mỹ), một học giả nổi tiếng tại Mỹ trong lĩnh vực nghiên cứu về lịch sử Đông Nam Á, Đông Á và quan hệ châu Á-Mỹ. Hội thảo còn có sự tham gia của các giáo sư và học giả uy tín khác như Giáo sư Jonathan London (Đại học City University, Hồng Kông), Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Mỹ), Tiến sĩ Tạ Văn Tài (Đại học Harvard, Mỹ), Giáo sư Ngô Như Bình (Đại học Harvard), Nghiên cưu sinh Nguyễn Ngọc Lan (Đại học Cambridge, Anh).
Video đang HOT
Hội Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tại Mỹ cũng tổ chức các đầu cầu tại Hội Sinh viên Việt Nam tại Anh, Hội Sinh viên Việt Nam tại Hungary, Hội Sinh viên Việt Nam tai California, Hội Sinh viên Việt Nam tại Missouri để người Việt Nam và bạn bè quốc tế yêu chuộng hoà bình trên thế giới theo dõi và giao lưu trực tiếp với các học giả qua Google Hangouts.
Mục đích của hội thảo nhằm phân tích những động thái trong việc lấn chiếm, cải tạo đất trên Biển Đông và những nguy cơ đe dọa đến an ninh khu vực cũng như quốc tế, đồng thời thảo luận những giải pháp duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Giáo sư Ngô Vĩnh Long đã chỉ ra các hoạt động tăng cường bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông kể từ đầu năm 2014. Diễn giả Đỗ Anh Tuấn, từ Đại học Massachusetts, đã tập trung vào lịch sử tranh chấp tại ở Biển Đông, trong khi Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng phân tích các vấn đề địa chính trị, an ninh khu vực/vai trò của các bên liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông. Giáo Jonathan London tham gia hội thảo với tham luận về vấn đề phòng thủ của Việt Nam, trong khi Tiến sĩ Tạ Văn Tài đi sâu vào các giới hạn của tranh chấp Biển Đông, còn diễn giả Nguyễn Ngọc Lan phân tích các khía cạnh pháp lý/kịch bản có thể xảy ra liên quan tới các tranh chấp biển đảo.
Trương ban tô chưc Hôi thao Hôi Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tai Mỹ, anh Uông Đinh Minh, cho hay Hôi thao Biên Đông đa kêt thuc tôt đep, đông thơi mơ ra triên vong rât kha quan cho chuôi Hôi thao khoa hoc ma Hôi Thanh niên-Sinh viên Việt Nam tai Mỹ khơi xương.
Theo anh Minh, thanh công cua Hôi thao không chi goi gon trong viêc cung câp thông tin, nôi dung vê cac vân đê biên đao tơi đông đao cac thanh niên-sinh viên. Hôi thao con co hiêu ưng truyên thông rât tôt, hương tơi viêc kêu goi cac ban tre tich cưc quan tâm hơn nưa tơi chu quyên biên đao Việt Nam.
“Điêu đăc biêt nhât la thông qua Hôi thao đa mơ môt hương đi mơi trong viêc quy tu cac tri thưc tre khăp 5 châu cung phân tich, thao luân, quan tâm đên cac vân đê cua nươc nha”, anh Minh cho hay.
Chiến dịch “Stop Encroaching- Không để mất một tấc biển đảo” được Hội Thanh niên-Sinh viên Việt Nam khởi động vào tháng 5/2015. Chiến dịch các hoạt động Hội thảo Biển Đông, thỉnh nguyện thư gửi tới chính quyền Mỹ, và chuỗi các hoạt động bên lề khác trên mạng xã hội Facebook.
Mục tiêu chiến dịch nhằm khẳng định chủ quyền hợp pháp của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; đề cao tôn trọng văn hóa, lịch sử và pháp luật trong khu vực Biển Đông; kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng phản đối việc Trung Quốc tiếp tục bành trướng, xâm phạm vùng biển của Việt Nam.
Hội đã gửi thư kiến nghị lên chính quyền Mỹ thông qua trangWhiteHouse.gov. Bức thư kiến nghị Mỹ yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức ngừng các hoạt động cải tạo và xây dựng trên quần đảo Trường Sa. Đến ngày 1/6/2015, nếu thư kiến nghị có đủ 100.000 chữ ký, chính quyền Mỹ sẽ có hồi đáp cụ thể. Những người ủng hộ có thể tham gia ký tại đây: http://1.usa.gov/1DWLxGu.
Để thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trên trên mạng xã hội, Hội cũng phát động phong trào thay ảnh đại diện cá nhân trên Facebook thành biểu tượng Stop Encroaching. Việc này sẽ giúp lan toả thông điệp của chiến dịch tới nhiều người để một người biết nhiều người biết, cùng nhau lên tiếng và đưa ra những hành động cụ thể ngăn chặn các hành động xâm hấn vô lý của Trung Quốc.
An Bình
Theo dantri
Ấn Độ cử tàu chiến tới Biển Đông
New Delhi cử 4 tàu hải quân, trong đó có tàu khu trục tên lửa dẫn đường, tới Ấn Độ dương và Biển Đông tham gia tập trận và triển lãm.
Hải quân Ấn Độ trên tàu INS Satpura tại triển lãm IMDEX ở Singapore. Ảnh:Reuters
Trong nhiệm vụ triển khai, tàu khu trục nhỏ tàng hình INS Satpura và tàu hộ tống nhỏ chống ngầm INS Kamorta, hôm 23/5 bắt đầu cuộc tập trận hải quân với Singapore. Các tàu này đến Singapore hôm 18/5 và tham dự Triển lãm Phòng vệ Biển Quốc tế (IMDEX).
Các nguồn tin hải quân cho biết đội tàu thuộc Hạm đội phía Đông, do Đô đốc Ajendra Bahadur Singh chỉ huy, sẽ cập cảng ở Australia, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Thái Lan. Đội còn bao gồm tàu khu trục tên lửa dẫn đường INS Ranvir và tàu chở dầu INS Shakti.
"Các chuyến thăm nằm tăng cường quan hệ song phương và thúc đẩy khả năng tương tác giữa các hải quân cũng như cho thấy cờ Ấn Độ trong khu vực có tầm quan trọng chiến lược này. Sau mỗi lần cập cảng, các cuộc tập trận cũng được lên kế hoạch với hải quân các nước chủ nhà", Times of India dẫn lời một sĩ quan cấp cao nói.
Trọng Giáp
Theo VNE
Vì sao Pháp không thể bán tàu Mistral cho Trung Quốc? Cho dù bán tàu Mistral cho Trung Quốc sẽ mang đến một hợp đồng béo bở, hiện có quá nhiều rào cản khiến Paris khó có thể tiến hành thương vụ này. Tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral-Pháp. (Ảnh: Military today.com) Thông tin gần đây cho rằng Trung Quốc đang quan tâm đến việc mua lại hai tàu đổ bộ tấn công...