Hồi sinh virus cổ đại 48.500 năm tuổi
Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã làm sống lại loại virus mà họ tin là loại virus cổ xưa nhất từng được hồi sinh.
Virus 48.500 năm tuổi vừa được hồi sinh thuộc họ pandoravirus. Ảnh: Daily Mail
Sau khi hồi sinh một loại virus cổ đại đã đóng băng hàng chục nghìn năm, nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học Nga, Pháp và Đức cảnh báo rằng tình trạng băng vĩnh cửu tan chảy có thể gây nguy hiểm cho nhân loại.
Bởi lẽ, virus cổ đại vẫn có khả năng lây nhiễm cho các sinh vật sống. Họ đã quan sát thấy tổng cộng 9 loại virus cổ đại trong lớp băng vĩnh cửu ở Siberia tiếp tục lây nhiễm amip trong phòng thí nghiệm. Và trong đó có loại virus cổ xưa nhất đã gần 50.000 năm tuổi.
Video đang HOT
“48.500 năm là một kỷ lục thế giới”, ông Jean-Michel Claverie, thành viên nhóm nghiên cứu và làm việc tại Đại học Aix-Marseille ở Pháp, nói với trang New Scientist. Nhóm của ông đã nghiên cứu tổng cộng 7 loại virus cổ đại trong nghiên cứu mới nhất.
Trước đó, họ đã tìm cách hồi sinh 2 loại virus cổ đại khác khoảng 30.000 năm tuổi. Tất cả các loại virus được nhóm này hồi sinh đều thuộc họ pandoravirus – nhóm virus khổng lồ chỉ lây nhiễm cho các sinh vật đơn bào như amip.
Tuy nhiên, thực tế là khi tất cả 9 loại virus cổ đại đó vẫn có khả năng lây nhiễm các tế bào sống sau khi trải qua hàng chục nghìn năm đóng băng, thì các loại virus khác nằm trong băng vĩnh cữu – có khả năng lây nhiễm cho thực vật, động vật hoặc thậm chí cả con người – cũng có thể được giải phóng và hồi sinh.
“Đó là một mối nguy hiểm thực sự”, ông Claverie nói. Tuy nhiên, hiện nay không thể xác định chính xác mức độ nguy hiểm ra sao.
Nga đã cảnh báo về mối nguy hiểm có thể xảy ra do tan băng vĩnh cửu. Moskva đánh giá mối nguy hiểm này đủ nghiêm trọng để khởi động một dự án an toàn sinh học và kêu gọi tất cả các quốc gia khác thuộc Hội đồng Bắc Cực tham gia. Tổ chức liên chính phủ này gồm Nga, Mỹ, Canada, Đan Mạch, Na Uy, Iceland, Phần Lan và Thụy Điển.
Phát hiện virus mới trong loài dơi
Các nhà khoa học đã phát hiện ra loại virus mới ẩn náu trong loài dơi.
Một con dơi đậu ở công viên gần Rio de Janeiro, Brazil. Ảnh: AP
Theo đó, virus Kiwira, một loại hantavirus, đã được phát hiện trong loài dơi thò đuôi tại Tanzania và CHDC Congo. Có 6 trong 334 con dơi ở Tanzania và 1 trong 49 con dơi tại CHDC Congo các nhà khoa học nghiên cứu có mang virus Kiwira.
Tờ Daily Mail (Anh) cho biết chưa có bằng chứng cho thấy virus Kiwira gây nguy hiểm cho người nhưng các nhà khoa học đang tiến hành nghiên cứu theo dõi.
Hantavirus thường được phát hiện trong loài gặm nhấm và lây lan sang con người qua tiếp xúc với con vật nhiễm virus.
Chi tiết về virus Kiwira đã được đăng tải trên tạp chí Viruses. Bà Sabrina Weiss tại Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe Quốc tế ở Berlin (Đức), người dẫn đầu các nhà nghiên cứu, nhấn mạnh rằng loài dơi thò đuôi sống tại khu vực rộng lớn ở châu Phi hạ Sahara. Các nhà khoa học cảnh báo loài dơi này có xuất hiện ở khu vực có người sinh sống do vậy cần xem xét nguy cơ virus Kiwara lây lan sang người.
Mức độ tác động lên con người còn dựa trên loại Hantavirus. Virus Sin Nombre lây lan từ chuột nhắt hoang tại Mỹ có thể mang tỷ lệ tử vong 1/3 ở con người. Trong khi đó, virus Puumala có tỷ lệ tử vong là gần 1/200.
Giáo sư dự bị Chelsea Wood tại Đại học Washington (Mỹ) cho biết: "Điều đáng sợ nhất về virus lây truyền từ động vật là quá trình này thường xảy ra. COVID-19 là một ví dụ".
Trong tháng 6, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố báo cáo về COVID-19, trong đó đánh giá nhiều khả năng dơi là loài truyền virus sang người.
Nghiên cứu loại thuốc điều trị sốt xuất huyết chỉ trong 6 tiếng thay vì 2 tuần Sau 10 năm nghiên cứu, Giáo sư Paul MacAry cùng các cộng sự tại trường đại học quốc gia Singapore hy vọng các cuộc thử nghiệm lâm sàng loại thuốc "siêu mạnh" tiêu diệt virus gây sốt xuất huyết có thể được triển khai trong 18-24 tháng tới. Khoảng một nửa dân số thế giới hiện có nguy cơ mắc sốt xuất huyết....