Hồi sinh trên đỉnh rốn lũ Mù Cang Chải
LTS: Sau những mất mát đau thương ở những mảnh đất bị thiên tai tàn phá nặng nề, sự sống đã hồi sinh, mầm xanh đã nhú lên từ đống đất đá, bùn lầy lẫn nước mắt, những người dân đau khổ đang đếm những ngày lành để được đoàn viên dù còn muôn vàn khó khăn…
Vượt lên khó khăn
Mù Cang Chải là huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, hơn 91% dân số là đồng bào dân tộc Mông. Với đức tính cần cù, chịu khó, bao đời nay bà con dân tộc Mông nơi đây đã tạo nên những ruộng bậc thang kỳ vĩ, nối tiếp trải dài trên các sườn đồi, đẹp đến lạ thường. Đây cũng là lý do lôi cuốn nhiều du khách đến với vùng đất này. Cách đây 4 tháng, trận “đại hồng thủy” kéo về đã cuốn trôi nhiều ngôi nhà, tàn phá nhiều bản làng, trường học, đường sá, ruộng nương, tài sản gia đình nhiều năm chắt bóp bỗng chốc trở nên trắng tay. Thế nhưng, cũng từ nơi rốn lũ kinh hoàng này, ý chí vươn lên, vượt qua khó khăn của đồng bào nơi đây chưa bao giờ lại mạnh mẽ đến vậy.
Mùa xuân lại đến, tiếng khèn Mông lại vang lên giữa núi rừng Mù Cang Chải, hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no lại đến. Ảnh: V.Đ
Màu xanh của sự ấm no lại hiện lên sau những ruộng lúa, nương ngô, những ngôi nhà mới khang trang, vững chãi, thắm tình đoàn kết “lá lành đùm lá rách”. Tiếng khèn Mông lại cất lên réo rắt, ấm áp tình người trong dịp xuân về nơi rẻo cao.
Những con đường ngổn ngang đất đá, nhà cửa nghiêng đổ sau trận mưa lũ hôm nào, giờ không còn nữa. Thay vào đó, những ngôi nhà mới khang trang được dựng lên nhờ sự đầu tư hỗ trợ của chính quyền địa phương, các nhà hảo tâm trên khắp vùng miền và sự nỗ lực của mỗi người dân. Ngay sau khi cơn lũ dữ đi qua, bà con đã tranh thủ thu hoạch mùa vụ, cải tạo lại ruộng nương, duy trì sản xuất không làm đứt quãng vụ gieo trồng. Nhiều hộ cũng bắt tay vào sửa chữa lại chuồng trại, mua gia súc, gia cầm để phát triển chăn nuôi, tiếp tục tăng thêm thu nhập, bù đắp lại những mất mát trong mùa mưa lũ.
Đang đôn đốc thợ khẩn trương làm lại nhà mới cho kịp đón xuân mới, anh Mùa A Tông, ở tổ 8, thị trấn Mù Cang Chải, tâm sự: Trận lũ vừa qua, gia đình tôi bị cuốn trôi mất ngôi nhà gỗ 3 gian, 1 con bò, 3 con lợn to mỗi con gần tạ thịt, cả đàn gà trăm con đều trôi hết theo lũ, của cải trong gia đình gần như mất trắng. May mà có sự giúp đỡ Nhà nước và các nhà hảo tâm cho gạo, cho tiền, hỗ trợ làm nhà ở nên cuộc sống của gia đình tôi cũng sớm ổn định. Ngôi nhà này tôi tính làm xong trước tết để vợ con cùng được ăn tết trong nhà mới.
Cuộc sống còn khó khăn nhưng người Mông vẫn cố gắng may sắm cho con cái trong nhà nhà bộ áo mới đón tết. Ảnh: V.Đ
Video đang HOT
Trên những thửa ruộng bậc thang trải dài trên các sườn núi, giờ đây bà con dân tộc Mông ở Mù Cang Chải đang tay cuốc, tay cày cải tạo đất chuẩn bị mùa vụ tới. Sau lũ, nhiều gia đình được hỗ trợ các nông cụ, phân, giống lúa… để phục vụ sản xuất. Người dân còn được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lồng ghép với giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ rừng, trồng rừng để hạn chế lũ ống, lũ quét xảy ra. Bên cạnh đó, công tác hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm được chính quyền huyện phổ biến rộng rãi, hạn chế thấp nhất dịch bệnh gây thiệt hại cho vật nuôi.
Tiếng khèn đón tết
Tuy còn nhiều khó khăn nhưng những người dân vùng lũ Mù Cang Chải vẫn chuẩn bị đón tết rất chu đáo. Tranh thủ nắng ấm đầu xuân, chị Hạng Thị Mảy, ở bản Dào Xa ( xã Kim Nọi, Mù Cang Chải) đang ngồi bên chiếc máy khâu ngoài hiên nhà để may áo mới cho con trai đi chơi tết. Chị Mảy tâm sự: Vừa qua, nhà cửa của tôi bị lũ cuốn trôi hết. Nhưng tôi được Nhà nước và nhà hảo tâm giúp đỡ, giờ gia đình đã bớt khó khăn, có nhà ở mới, con cái vẫn được đến trường học và không phải đóng học phí. Tết này gia đình tôi lại được ăn tết vui như mọi năm.
Nhớ lại trận lũ cách đây mấy tháng trước, ông Vũ Tiến Đức – Chủ tịch UBND huyện Mù Cang Chải, nói: Trận lũ lịch sử chưa từng có (3.8.2017) đã để lại thiệt hại lớn cho bà con các dân tộc trong huyện. Mưa lũ xảy ra ở 7/13 xã, ước tính thiệt hại khoảng 290 tỷ đồng. Con số thiệt hại này đối với huyện có 100% đồng bào dân tộc thiểu số và thuần nông mà nói thì quả là quá lớn. “Cơn lũ quét đã cuốn trôi 26 ngôi nhà, giật sập 14 nhà, khiến 60 hộ dân phải di dời. Lũ cũng đã phá tan một trường học, làm 14 người chết và 9 người bị thương. Thiệt hại nặng nhấn là ở xã Kim Nọi, thị trấn Mù Cang Chải, xã Lao Chải…”.
Ngay sau lũ lụt người dân đã được nhân dân địa phương và các nhà hảo tâm khắp đến giúp đỡ, ủng hộ từ cái quần, cái áo, tấm chăn, cân gạo, mắm muối… Nhờ thế nên người dân không ai phải chịu cảnh đói. Đến nay, cuộc sống của bà con đã cơ bản ổn định, đến nơi ở an toàn, nhà cửa được làm mới. “Tết này bà con vùng lũ còn tiếp tục được hỗ trợ gạo ăn tết, các cụ già, em nhỏ được tặng cả áo ấm…”- ông Đức chia sẻ.
Trước cửa ngôi nhà 3 gian vững chãi mới dựng, anh Hờ A Chong, ở xã Chế Cu Nha (Mù Cang Chải) đang tập thổi những điệu khèn truyền thống của dân tộc Mông để biểu diễn trong ngày tết cổ truyền. Anh Chong, vui vẻ: Tôi đang tranh thủ tập lại mấy bài khèn dân tộc. Với người Mông thì khèn bè là một nhạc cụ không thể thiếu trong ngày tết. Cuộc sống có khó khăn vất vả nhường nào nhưng người Mông vẫn hồn nhiên, lạc quan tin tưởng vào một ngày mai tươi sáng, hạnh phúc, ấm no. Tiếng khèn bè náo nức của người Mông luôn nói lên được tinh thần đó.
Theo Danviet
Huy động tổng lực dọn dẹp trường sau lũ, chạy đua với khai giảng
Trao đổi với PV Dân trí sáng ngày 6/8, thầy Vương Quốc Hoà - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS Võ Thị Sáu cho biết, tham gia công tác khắc phục hậu quả sau lũ tại trường có đến gần 500 gia đình phụ huynh. Cùng đó, giáo viên của 8 trường trên toàn địa bàn cũng đã tới giúp sức (mỗi trường gần 40 giáo viên).
"Chúng tôi đang cố gắng hết sức để khôi phục lại phần nào ngôi trường để cho kịp năm học mới khai giảng ngày 5/9 sắp tới. Nếu không được thì chúng tôi phải di chuyển khu vực dạy học sang 1 địa bàn khác cách nơi đây 800m", Phó Hiệu trưởng Vương Quốc Hoà cho biết.
Các em học sinh lớp 8A, trường THCS Võ Thị Sáu đang dọn dẹp lớp học của mình
Em Lưu Thanh Tùng đang cạo bùn thì bị gãy cán cào
Các bậc phụ huynh có con em học tại trường THCS Võ Thị Sáu nỗ lực với hy vọng các con có thể kịp nhập học vào năm học mới
Bộ trưởng TN&MT Trần Hồng Hà động viên, chia sẻ các giáo viên của trường THCS Võ Thị Sáu, thị trấn Mù Cang Chải
Bộ trưởng bộ TN&MT tặng quà cho đại diện trường THCS Võ Thị Sáu
Lực lượng bộ đội tham gia hỗ trợ dọn dẹp
Cô Đinh Thị Hương, 53 tuổi, phụ huynh của cháu Đào Duy Hưng học lớp 9A1 cho biết: "Ngay sau khi biết tin ngôi trường con trai mình đang học bị lũ tàn phá, tôi đã cùng với bà con và các phụ huynh khác đến đây dọn dẹp từ sáng ngày 3/8. Mong muốn lớn nhất của cô bây giờ là khôi phục lại ngôi trường để cho con có thể kịp tham dự ngày khai giảng vào ngày 5/9 sắp tới"
Sáng ngày hôm nay, 6/8 tất cả các lực lượng cứu hộ tiếp tục công tác dọn dẹp và tìm kiếm thêm nạn nhân mất tích ở khu vực gần trường THCS Võ Thị Sáu
Trần Thanh
Theo Dantri
Người dân liều mình vớt "lộc trời" giữa dòng nước xiết ở Yên Bái Trong lúc nước lũ đang lên cao, chảy cuồn cuộn, nhiều người dân ở Mù Cang Chải (Yên Bái) vẫn bất chấp nguy hiểm, liều mình ra giữa lòng hồ thủy điện để vớt gỗ, củi. Trong trận lũ quét lịch sử tại thị trấn Mù Cang Chải (Yên Bái), biển hồ chứa nước thủy điện Mồ Dề (xã Mồ Dề, Mù Cang...