Hồi sinh dự án Khu đô thị làng đại học Đà Nẵng gần 9.000 tỷ đồng
Dự án Làng Đại học Đà Nẵng sẽ được tái khởi động sau gần 20 năm quy hoạch “treo”. Thông tin trên vừa được đưa ra tại buổi làm việc của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trương Quang Nghĩa cùng các sở, ban ngành với lãnh đạo Đại học Đà Nẵng.
Theo lãnh đạo TP Đà Nẵng, vấn đề lớn nhất hiện nay của Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) và các địa phương Đà Nẵng, Quảng Nam là dự án xây dựng Đô thị Đại học Đà Nẵng ( Làng Đại học) tại Hòa Quý (Đà Nẵng) và Điện Ngọc (Quảng Nam). Sau gần 20 năm triển khai, đến nay mới có bốn công trình được xây dựng, trên diện tích 25 ha còn lại dự án vẫn “trùm mền” khiến đời sống hàng trăm hộ dân đảo lộn, đất đai bị bỏ hoang, đồng khô cỏ cháy.
Theo Bí thư thành ủy Trương Quang Nghĩa, dự án này đã được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ và hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam cũng đã thể hiện rõ quyết tâm thực hiện. Được biết dự án đã được bố trí kinh phí trong giai đoạn 2019 -2020 để thực hiện việc giải phóng mặt bằng, tuy vậy, cho đến nay báo cáo rà soát quy hoạch của dự án đã được gửi từ tháng 2/2018 vẫn chưa được Bộ Xây dựng thẩm định là quá chậm tiến độ.
Thống nhất đề xuất của Ban cán sự đảng UBND thành phố, Bí thư thành ủy kết luận sẽ lập ban chỉ huy, điều hành dự án này và đưa dự án này vào diện Ban thường vụ thành ủy quản lý giám sát thường xuyên về tiến độ thực hiện.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Làng Đại học Đà Nẵng, Bí thư thành ủy cũng chỉ rõ đây là một trong những yếu tố quan trọng đưa ĐHĐN vươn lên thành một đại học đẳng cấp xứng tầm với yêu cầu phát triển của khu vực, của đất nước; đủ sức cạnh tranh với các đại học khác trong nước và quốc tế.
Đà Nẵng đang định hướng là một trung tâm giáo dục, thu hút đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo vì vậy ĐHĐN bắt buộc sẽ phải đối diện với việc cạnh tranh gay gắt giữa các trường đại học tư nhân, đại học liên kết quốc tế và đại học quốc tế. Nếu không kịp thời thích nghi sớm với sự phát triển lĩnh vực giáo dục đào tạo, có một tầm nhìn dài hạn, tư duy khoa học thì ĐHĐN sẽ tự đánh mất vai trò vị trí của mình.
Do vậy, trong năm nay, TP Đà Nẵng sẽ làm việ với các Bộ, ngành và nhiều đơn vị liên quan trên địa bàn để “hồi sinh” ngay dự án quy mô khá lớn này. Qua khái toán sơ bộ chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư vào khoảng 3.430 tỷ đồng. Hiện TP Đà Nẵng đã lập báo cáo sơ bộ đề xuất chủ trương đầu tư Dự án khu đô thị Đại học Đà Nẵng gửi Bộ GD&ĐT và Bộ KH&ĐT với khái toán sơ bộ tổng mức đầu tư dự án là 8.620 tỷ đồng.
Được biết, dự án làng Đại học Đà Nẵng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung tại Quyết định số 1057/1997/QĐ-TTg vào ngày 9/12/1997 với với quy mô đào tạo đến năm 2010 là 30.000 sinh viên hệ chính quy và diện tích sử dụng đất là 300ha; trong đó, Đà Nẵng có 110ha (thuộc phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn) và Quảng Nam có 190ha (thuộc xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn).
Nguyên Minh
Theo Trí thức trẻ
Cận cảnh siêu dự án Bình Quới - Thanh Đa giữa đô thị TP.HCM hiện đại sau 26 năm quy hoạch "treo"
Sau 26 năm chờ đợi, hơn 4.000 hộ dân đang sinh sống trong dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa sẽ tiếp tục phải chờ, bởi dự án vừa được TP.HCM chỉ đạo các đơn vị chức năng xây dựng phương án lựa chọn chủ đầu tư mới.
Mới đây, UBND TP.HCM đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tham mưu, đề xuất việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mới có năng lực thực hiện hơn nhằm đảm bảo tính khả thi cho dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh). Như vậy, sau 26 năm quy hoạch treo với nhiều lần thay đổi chủ đầu tư, dự án này đã phải quay lại vạch xuất phát.
Bên cạnh đó, UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở Xây dựng đề xuất việc cấp phép sửa chữa tạm của các hộ dân và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình UBND TP.HCM ngay trong tháng 8 này.
Video đang HOT
Mặc dù bán đảo Thanh Đa (quận Bình Thạnh) chỉ nằm cách quận 2, 9 và Thủ Đức (TP.HCM) một con sông nhưng nhịp sống nơi đây diễn ra một cách chậm chạp vì vướng quy hoạch treo suốt hàng chục năm qua.
Nhìn từ Thanh Đa, phía bên kia quận 2 khác biệt 'một trời một vực' với những tòa nhà cao tầng, hiện đại.
Ruộng đất bỏ hoang phế, không ai canh tác nên cỏ dại mọc um tùm. Người dân tận dụng đi cắt cỏ về cho gia súc ăn.
Dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa được UBND TP.HCM phê duyệt từ năm 1992. Đến năm 2004, dự án này được giao cho Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn nhưng đơn vị này không triển khai được. Đến năm 2010, chính quyền thành phố thu hồi quyết định.
Sau đó, một đơn vị trong nước khác được UBND TP.HCM giao thực hiện điều chỉnh quy hoạch 1/2.000 của dự án với toàn bộ gần 427 ha đất, tương đương diện tích toàn phường 28.
Đến cuối năm 2015, liên danh Tập đoàn Bitexco và Emaar Properties PJSC (công ty trong lĩnh vực bất động sản ở Dubai) được UBND TP.HCM chỉ định là nhà đầu tư dự án khu đô thị Thanh Đa - Bình Quới, với tổng vốn hơn 30.000 tỷ đồng.
Nhưng sau đó, Emaar Properties PJSC đã rút lui vì không đủ kiên nhẫn chờ tới lúc được bàn giao đất sạch. Vì dự án treo suốt thời gian dài nên mặc dù cách trung tâm thành phố chưa đầy 5km, nơi này hiện vẫn như một ốc đảo.
Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoach Đầu tư TP.HCM, việc đối tác ngoại rút lui có nguyên nhân chủ quan và khách quan. Họ cần đất sạch, đơn giá cụ thể. Trong khi đó, thành phố muốn định giá đất người dân đang ở thì quá nhiều thủ tục. Trong quá trình đàm phán, đối tác đã xin rút khỏi dự án, và dự án này không thể một sớm một chiều làm được.
Hàng ngày trâu bò, các loại gia súc được chăn thả tự do trên những cánh đồng xanh cỏ ngay giữa trung tâm TP.HCM.
Hiện nay, trên nền siêu dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (Bình Thạnh, TP.HCM) vẫn còn hơn 3.000 hộ dân sống lay lắt theo số phận dự án từ năm 1992 đến nay.
Một góc bán đảo Thanh Đa ngày nay nhìn về hướng khu Đông TP.HCM.
Một số người có vườn, đất khá giả hơn thì nuôi cá, dựng chòi kinh doanh loại hình dã ngoại.
Những con đường sâu hun hút, rải đá dăm rộng khoảng hơn 1m chỉ xe máy mới lưu thông được. Phần nhà dân sâu phía trong khu vực khung cảnh chẳng khác vùng quê. Nhiều ngôi nhà xập xệ, cũ kỹ. Đường sá nhỏ, ngập nước, trơ sỏi đá. Hiện trên bán đảo Thanh Đa có khoảng 2.000 căn nhà, 3.000 hộ dân với 13.000 nhân khẩu.
Mấy chục năm qua, nhà cửa của hàng chục nghìn hộ dân ở đây đã trở nên dột nát, đường không được sửa, làm thì trên xuống kiểm tra, không có giấy phép cấp nhà thì đập bỏ hết. Muốn cầm cố nhà cửa cho con cái lấy vốn làm ăn cũng không được vì nằm trong khu quy hoạch. Quá thiệt thòi cho mọi người đang sinh sống trên bán đảo giữa lòng TP.HCM này.
Trái ngược với hình ảnh những tòa nhà cao tầng đang chen nhau mọc lên bên kia quận 2, quận 1 - Khu Bình Quới - Thanh Đa vẫn như một làng quê với ruộng lúa, ao sen, đồng cỏ.
"Chúng tôi khổ quá rồi chú ơi, gần nửa đời người sống trong quy hoạch treo. Có đất nhưng không làm gì được, nhà cửa hư hỏng muốn xây cũng không được",một người dân sống trong phạm vi dự án nói.
Cuộc sống thường nhật kiếm chút miếng ăn qua ngày của một số người dân chờ quy hoạch.
Theo phản ánh của người dân, khổ nhất là tình trạng nhà cửa xuống cấp, không thể xây dựng mới. Nhiều gia đình có đất nhưng không thể xây dựng nhà cửa, con cái lập gia đình phải đi thuê ở nơi khác.
Trước những khó khăn của người dân, chính quyền quận Bình Thạnh đã kiến nghị UBND TP.HCM cấp giấy phép xây dựng có thời hạn và cho tách thửa đất cho người dân Thanh Đa.
UBND quận Bình Thạnh cũng cho biết, nếu hết năm nay khu Thanh Đa chưa có quyết định thu hồi đất thì UBND quận sẽ báo cáo xin ý kiến về việc hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất, nhằm giải quyết phần nào quyền lợi về đất đai cho người dân. Bởi theo Luật đất đai 2013, nếu kế hoạch sử dụng đất sau 3 năm không thực hiện thì cơ quan chức năng sẽ nghiên cứu rà soát và xem xét hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất.
Hàng nghìn người dân đang sống ở bán đảo Thanh Đa cũng đều có chung trăn trở bởi đã nhiều thế hệ trôi qua, từ ông bà đến con cháu, họ vẫn chưa thấy dự án này nhúc nhích, mặc cho lần lượt nhiều chủ đầu tư đến rồi lại đi.
Theo các chuyên gia bất động sản, bán đảo Bình Quới - Thanh Đa với vị trí đắc địa khi nằm khu vực trung tâm thành phố, nếu được quy hoạch và xây dựng bài bản sẽ rất giá trị. Thậm chí, tiềm năng của Bình Quới - Thanh Đa còn có thể vượt qua cả khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2).
Gia Khang
Theo Trí thức trẻ
Thanh Hóa lựa chọn nhà đầu tư 33 dự án UBND tỉnh Thanh Hóa vừa phê duyệt danh mục gồm 33 dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư năm 2018. Trong đó, Danh mục dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư đã có trong danh mục từ các năm trước chuyển sang tiếp tục thực hiện năm 2018 gồm 19 dự án. Có...