Hồi phục sau dịch: Ngành nào đi nhanh, ngành nào đi chậm?
Khi “bão” Covid-19 “quét” qua, cả nền kinh tế đều chịu ảnh hưởng. Tuy nhiên với mỗi ngành, mỗi lĩnh vực lại có mức độ khó khăn khác nhau. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi nhanh hay chậm sau khi dịch Covid-19 kết thúc.
Vẫn có doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội xuất khẩu trong dịch bệnh. Trong ảnh: Tập đoàn Hoa Sen xuất khẩu lô hà ng 10.000 tấn tôn đi Mexico vào đầu tháng 4/2020.
Công nghệ số hưởng lợi
Vào đầu tháng 2, khi dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI đã nhận định, trong 23 nhóm ngành, các DN ngành dược phẩm, công nghệ thông tin, điện, nước sẽ nhận được tác động tích cực, còn lại sẽ chịu ảnh hưởng trung lập hoặc tiêu cực. Nguyên nhân bởi nhu cầu của thị trường trong ngắn hạn đối với các mặt hàng dược phẩm đều tăng cao, công nghệ thông tin lại càng được hỗ trợ khi được nhiều DN, người dân, tổ chức ứng dụng trong bối cảnh phải cách ly xã hội. Trong khi đó, ở chiều ngược lại, hoạt động giao thương bị đình trệ, các quốc gia tạm thời đóng cửa biên giới đã khiến DN ngành du lịch, dịch vụ, nông lâm thủy sản, chế biến chế tạo… chịu ảnh hưởng nặng nề.
Ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội DN vừa và nhỏ TP Hà Nội (Hanoisme):
Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương phải đổi mới quyết liệt trong thực hiện thủ tục hành chính, giảm bớt những khâu phiền hà cho DN. Nền hành chính công vụ phải đáp ứng yêu cầu nhanh nhất cho DN nhằm phục hồi các dự án đã và đang dở dang. Về các chính sách thuế đất đai, cần thêm giải pháp hỗ trợ, miễn giảm cho DN nhỏ và vừa, cho vay vốn lưu động với mức lãi suất thấp hoặc 0%/năm… Với những hỗ trợ từ cơ quan quản lý và tự bản thân DN, thời gian phục hồi của DN và nền kinh tế sau đại dịch cần ít nhất là 24 tháng.
Sau 3 tháng Covid-19 hoành hành, bằng các biện pháp phòng chống dịch tích cực, cũng như các chính sách hỗ trợ từ Chính phủ cùng nhiều tổ chức liên quan, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, nhiều DN đã tìm thấy cơ hội để sản xuất kinh doanh trong dịch bệnh, chủ động có kế hoạch phục hồi mạnh mẽ sau dịch.
Theo các chuyên gia và DN, “điểm sáng” phục hồi của ngành chế biến chế tạo là DN ngành thuốc và hóa dược. Số liệu cho thấy, sản lượng tiêu thụ quý I/2020 của ngành này đã tăng 27,3% so với cùng kỳ. Trái ngược với ngành may mặc, các công ty dệt có tình hình tích cực hơn với tăng trưởng sản lượng tiêu thụ 13% trong quý I. Với 60% vải nguyên liệu được nhập khẩu từ Trung Quốc, việc các nhà máy của nước này phải đóng cửa trong quý I đã khiến nhu cầu vải nguồn gốc trong nước tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua. Hơn nữa, nhu cầu khẩu trang tăng đột biến khiến cho mặt hàng vải không dệt để sản xuất sản phẩm này cũng được tiêu thụ mạnh. Do đó, dự báo, các ngành này sẽ tiếp tục được hưởng lợi trong thời gian tới.
Tuy nhiên, lĩnh vực hưởng lợi nhiều nhất từ cơ hội “không mong muốn” này là công nghệ thông tin, các lĩnh vực áp dụng công nghệ số. Tiêu biểu như tại Tập đoàn FPT, dù ảnh hưởng từ dịch Covid-19, trong quý I, lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt mức 937 tỷ đồng và 747 tỷ đồng, lần lượt tăng 18% và 19,3% so với cùng kỳ. Phát biểu về cơ hội sau dịch tại Đại hội cổ đông thường niên gần đây, Tổng giám đốc FPT Nguyễn Văn Khoa cho rằng, dịch Covid-19 đang mở ra rất nhiều cơ hội cho FPT từ hành vi của khách hàng, đến xu hướng chuyển đổi số của các DN. Các sản phẩm “Made by FPT” cũng đang được khách hàng đón nhận nhiệt tình theo dạng thuê dịch vụ, từ đấu thầu, xây dựng hệ thống theo yêu cầu sang hệ thống làm sẵn, cho thuê. Do đó, lãnh đạo Tập đoàn này tin tưởng FPT sẽ nắm bắt được các cơ hội một cách tối đa.
Đặc biệt, với ngành ngân hàng, công nghệ số cũng đang giúp ngành này vượt qua khó khăn trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng và huy động đều giảm thấp. Nếu như trước đây, ứng dụng mobile banking của các ngân hàng chỉ có một số giao dịch cơ bản, thì nay, các ứng dụng đã đáp ứng hầu hết nhu cầu giao dịch và thanh toán như: Gửi tiết kiệm, vay vốn online, thanh toán hóa đơn dịch vụ thiết yếu, gửi quà, mua voucher… Nhờ đó, lượng giao dịch qua ngân hàng số đã tăng lên đáng kể, như tại VPBank, kết thúc quý I, giá trị giao dịch qua các kênh số hóa đã tăng 25% và số lượng giao dịch tăng 50% so với cùng kỳ. Điều này không những giúp các ngân hàng duy trì được doanh thu từ mảng dịch vụ, mà còn là cơ hội để thay đổi thói quen người tiêu dùng, tăng doanh thu thời kỳ “hậu” Covid-19.
Video đang HOT
Tính toán lộ trình phù hợp
Theo các chuyên gia, việc phục hồi kinh tế cần tính toán lộ trình phục hồi các ngành khác nhau vào thời điểm phù hợp, với mức độ và phương án hợp lý, thậm chí có thể phải tính tới phương án “sống chung với dịch”, vừa duy trì kinh tế, vừa phòng chống dịch.
Theo PGS. TS. Tô Trung Thành, trường Đại học Kinh tế quốc dân, Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt và phối hợp chính sách một cách chủ động để duy trì tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế, đảm bảo được các nguồn lực tăng trưởng dài hạn. Hơn nữa, Chính phủ nên lựa chọn đúng khu vực để tập trung tạo điều kiện tốt nhất cho hồi phục kinh tế.
Cụ thể, dưới tác động của dịch Covid-19, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang chịu nhiều ảnh hưởng, nhất là khi diễn biến dịch trên thế giới còn nhiều phức tạp. Vì thế, khu vực FDI sẽ hồi phục chậm hơn các DN trong nước. Ngoài ra, với các DN trong nước cũng có sự khác nhau giữa DN tư nhân và DN nhà nước. Các chuyên gia đánh giá, khu vực kinh tế tư nhân, nhất là khối DN nhỏ và vừa do đặc tính quy mô nhỏ, linh hoạt nên có thể sẽ phục hồi nhanh hơn, thích ứng tốt hơn với các cú sốc bên ngoài. Vì thế, với khối DN này, PGS. TS. Tô Trung Thành cho rằng, các DN cần tái cấu trúc, cũng như tìm kiếm các nguồn cung ứng mới đảm bảo yếu tố linh hoạt và khả năng tự phục hồi. DN cũng cần nắm bắt được xu thế của thị trường, đầu tư vào khách hàng mục tiêu và dự đoán hành vi, tìm các phương án marketing và bán hàng mới… để đáp ứng nhu cầu của người mua.
Phân tích riêng theo từng ngành, nhiều chuyên gia nhận định, ngành chế biến, chế tạo vẫn gặp nhiều khó khăn khi tình hình dịch bệnh trên thế giới còn diễn biến phức tạp. Minh chứng là Chỉ số Quản trị người mua hàng PMI giảm mạnh từ 49 điểm trong tháng 2 xuống 41,9 điểm trong tháng 3 giữa bối cảnh các nhà sản xuất nội địa đang đối diện với cả khó khăn do gián đoạn chuỗi cung ứng lẫn sự thiếu hụt các đơn hàng mới khi nhu cầu toàn cầu yếu đi.
Cùng với đó, các ngành xuất khẩu chủ lực vẫn đối diện với nhiều khó khăn. Theo Bộ Công Thương, những ngành xuất khẩu lớn như dệt may, da giày, đồ gỗ có thể sụt giảm sản lượng đến 70% trong quý II so với quý I do sự cắt giảm đơn hàng từ các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ vẫn trong giai đoạn phong tỏa do Covid-19. Mặc dù vậy, đây vẫn nên là lĩnh vực cần ưu tiên ngay khi có đơn hàng. Bởi các chuyên gia cho hay, sau dịch Covid-19, nhiều DN, tập đoàn lớn sẽ dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, Việt Nam muốn đón đầu xu hướng đó thì phải duy trì xuất khẩu.
Với các ngành như vận chuyển hành khách, logistics, hàng không, du lịch, sự phục hồi cũng sẽ chậm hơn và phải căn cứ vào tình hình của từng địa phương, trước mắt nên ưu tiên thị trường nội địa. Vì thế, các DN kiến nghị Chính phủ cần ban hành lộ trình phục hồi cụ thể, cũng như nhiều phương thức hỗ trợ hiệu quả bởi đây là những ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất. Đặc biệt, với những ngành như du lịch, hàng không hay công nghiệp chế biến chế tạo tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, việc mở cửa trở lại như thế nào còn phụ thuộc lớn vào diễn biến dịch bệnh trên thế giới.
Bia Sài Gòn thiệt hại nặng nề sau Nghị định 100 và Covid-19
Doanh thu và lợi nhuận của Sabeco rơi xuống mức thấp nhất từ năm 2016 trước ảnh hưởng từ quy định cấm lái xe sau khi uống rư ợu, bia và dịch bệnh Covid-19.
Tổng công ty Cổ phần Bia - Rượ u - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính quý I. Không ngoài dự đoán của giới phân tích, Sabeco trải qua một quý kinh doanh ảm đạm nhất trong nhiều năm qua trước cú sốc kép Nghị định 100 và dịch bệnh Covid-19.
Doanh thu, lợi nhuận thấp kỷ lục
3tháng đầu năm, doanh thu thuần của Sabeco là 4.900 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ 2019. Đây là mức doanh thu theo quý thấp nhất của doanh nghiệp sở hữu thương hiệu Bia Sài Gòn từ năm 2016 đến nay.
tỷ đồngDoanh thu Sabeco lao dốc về mức thấp nhất từ 2016Doanh thu thuần theo quý của Sabeco trong 4 năm quaDoanh thu thuầnI/2016IIIIIIVI/2017IIIIIIVI/2018IIIIIIVI/2019IIIIIIVI/20204k6k8k10k12kII Doanh thu thuần: 7 605 tỷ đồng
Nhờ cải thiện tỷ suất lãi gộp từ 23% lên 28% nên lợi nhuận gộp của Sabeco có mức giảm thấp hơn doanh thu, đạt 1.350 tỷ đồng trong kỳ vừa qua.
Ngoài doanh thu thuần, doanh nghiệp có khoản thu 270 tỷ đồng từ hoạt động tài chính, tăng mạnh 56% so với quý I/2019, chủ yếu từ lãi tiền gửi, tiền cho vay.
Phần lãi trong các công ty liên doanh, liên kết của Sabeco mà đa số là những doanh nghiệp trong lĩnh vực bia, rư ợu cũng giảm mạnh 46% còn 41 tỷ đồng.
Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng không mong đợi của đại dịch Covid-19, ban lãnh đạo Sabeco cho biết đã thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để bù đắp.
Tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Sabeco trong quý I giảm gần 20%. Các khoản chi phí được công ty cắt giảm mạnh nhất là quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ; bao bì, luân chuyển; nhân công.
Sau khi hạch toán chi phí và thuế, lợi nhuận sau thuế của Sabeco trong quý I còn 717 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận của doanh nghiệp bia lớn nhất Việt Nam giảm 44%. Trong 4 năm gần nhất, đây là mức lãi thấp nhất của chủ thương hiệu Bia Sài Gòn.
Do lợi nhuận sụt giảm mạnh, dòng tiền hoạt động kinh doanh của Sabeco trong kỳ âm gần 1.100 tỷ đồng khi công ty phải tăng chi cho các khoản phải trả. Những kỳ kế toán trước, dòng tiền kinh doanh của công ty luôn dương.
Đồ họa: Việt Đức
"Giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử"
Trong thông điệp mới đây, Tổng giám đốc Sabeco Bennett Neo thừa nhận sau năm 2019 thành công, công ty đã khởi đầu năm 2020 trong hoàn cảnh thật sự khó khăn.
Nghị định 100 có hiệu lực từ đầu năm với mức xử phạt nặng hành vi lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn tác động tất cả doanh nghiệp kinh doanh bia, rư ợu và những ngành liên quan.
Sau đó, lĩnh vực bia, rư ợu tiếp tục hứng chịu cú sốc khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra. Các quán bar, pub, beerclub, vũ trường ở nhiều tỉnh thành phải đóng cửa. Những sự kiện tụ tập đông người như hội nghị, tiệc tùng không được tổ chức. Người tiêu dùng ở nhà, hạn chế ra ngoài.
"Đay là giai đoạn khó khăn, thử thách nhất trong lịch sử của Sabeco. Chúng ta đã lường trước và sẵn sàng chấp nhận hy sinh trong ngắn hạn để đảm bảo tương lai", ông Bennett Neo chia sẻ.
Theo CEO Sabeco, trong giai đoạn khó khăn này, doanh nghiệp tập trung vào việc quản lý chặt chẽ chi phí. Chủ trương của Sabeco là không cắt giảm các chi phí thiết yếu nhưng chi tiêu khôn ngoan hơn và loại bỏ hoặc hoãn các khoản chi không thật sự cần thiết. Công ty cũng tập trung cho cơ hội lấy thêm thị phần khi doanh số sụt giảm.
"Chúng ta có truyền thống lịch sử, nguồn lực và ý chí để trụ vững qua cơn bão này. Cơn bão nào rồi cũng qua đi và mặt trời sẽ ló dạng. Chúng ta đang chuẩn bị sẵn sàng để trở lại ngay khi nắng đẹp lại lên", ông Bennett Neo tự tin nói với nhân viên.
Theo kịch bản dự báo của bộ phận nghiên cứu thuộc công ty chứng khoán SSI, sản lượng tiêu thụ bia của Sabeo có thể sụt giảm 12-20% trong năm nay tương ứng với kịch bản dịch bệnh ở Việt Nam được kiểm soát, kết thúc vào giữa, cuối và sau quý II.
Nguồn: SSI Research. Đồ họa: Việt Đức.
Với ba kịch bản giảm sản lượng tiêu thụ, doanh thu thuần của Sabeco có thể giảm lần lượt 12%, 14% và 19%. Lợi nhuận ròng theo đó cũng giảm tương ứng 8%, 10% và 18%. Các giả định này dựa trên yếu tố người tiêu dùng dần thích nghi với quy định cấm lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn.
"Trong dài hạn, dù với kịch bản nào, chúng tôi cho rằng tiêu thụ bia sẽ phục hồi trở lại tốc độ tăng trưởng bình thường khi người tiêu dùng hồi phục niềm tin sau khi dịch bệnh kết thúc và thay đổi thói quen để thích nghi với quy định mới", chuyên gia của SSI bình luận.
PV Drilling ký quỹ hơn 15 triệu USD bảo lãnh cho PVD Tech mở L/C Hội đồng quản trị Tổng công ty CP Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (PV Drilling) vừa phê duyệt việc ký quỹ và bảo lãnh cho PVD Tech mở L/C (thư tín dụng). Việc ký quỹ được sử dụng bằng nguồn tiền trên tài khoản của PV Drilling tại ngân hàng với số tiền là 15.198.200 USD. Mục tiêu ký quỹ để...