Hồi phục kỳ diệu khi chỉ còn 1% cơ hội sống
Gregg Garfield, 53 tuổi, “bệnh nhân số 0″, một trong những người đầu tiên ở California mắc Covid-19 tháng 3, đã hồi phục và trở lại đời thường.
Garfield cầu hôn bạn gái hồi tháng 8, dự định đi trượt tuyết lại vào tháng 12. Anh kêu gọi mọi người đeo khẩu trang và giữ khoảng cách xã hội. Garfield cũng rất vui khi từ trường hợp của mình, các bác sĩ rút ra những kinh nghiệm điều trị Covid-19 sau đó.
Hồi tháng 2, Gregg Garfield cùng những người bạn trượt tuyết quanh dãy núi Dolomite ở Italy, họ hoàn toàn chủ quan về Covid-19. Đây là thời điểm nCoV bắt đầu tấn công miền bắc Italy. Vài ngày sau chuyến đi, cả nhóm đều đau nhức cơ thể, sốt nhẹ, viêm họng và nghẹt mũi. Garfield ốm nặng nhất và nằm nghỉ trên giường suốt ba ngày.
Trở về California vào đầu tháng 3, sức khỏe của Garfield chưa cải thiện, bác sĩ thuyết phục anh đến Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật xét nghiệm nCoV. Ngày 5/3, anh nhận kết quả dương tính và nhập viện bởi tình hình xấu đi. Garfield nói với bạn mình rằng không thể thở và dường như sắp chết.
Sau hai ngày điều trị tại Trung tâm Y tế Providence Saint Joseph ở Burbank, California, lượng oxy trong máu xuống thấp, Garfield phải thở máy và dùng thuốc an thần suốt một tháng. Trước khi lịm đi, Garfield nói với một y tá trong bộ đồ bảo hộ rằng: “Tôi không muốn chết”.
Garfield biết đến như “bệnh nhân số không” tại bệnh viện, là một trong những người đầu tiên ở Nam California mắc Covid-19. Các bác sĩ nỗ lực giữ tính mạng của Garfield. Hệ thống miễn dịch của anh bị nCoV tấn công khiến sốt cao, huyết áp tụt rất thấp, nhiễm trùng máu và nhiễm khuẩn tụ cầu. Các bác sĩ cho rằng Garfield khi ấy chỉ có 1% cơ hội sống.
Gregg Garfield tập đi với khung đỡ tại Trung tâm y tế Providence Saint Joseph, California. Ảnh: People
Em gái và vợ sắp cưới của Garfield cố gắng nghĩ tích cực. “Nếu biết cơ hội sống của Garfield, chúng tôi không chắc rằng có thể giữ sự tích cực này”, A.J Johnson, 47 tuổi, vợ sắp cưới của Garfield, nhớ lại.
Johnson túc trực bên cạnh Garfield suốt 64 ngày nằm viện điều trị. Anh dần hồi tỉnh, sức khỏe có tiến triển.
Video đang HOT
Tiến sĩ Daniel Dea, bác sĩ chuyên khoa phổi và hồi sức tích cực, người điều trị chính cho Garfield cho biết: “Garfield không chỉ sống sót sau suy đa tạng, mà còn hồi phục gần như bình thường. Thật kỳ diệu”.
Ngày 2/4, Garfield rút máy thở, sút 23 kg cân nặng, ba ngón chân bị đen và 8 ngón tay tổn thương do thiếu máu.
Garfield cùng 12 người bạn mắc Covid-19 đều sống sót, trong đó 5 người phải nhập viện. Ngày 8/5, anh có thể đi bộ và xuất viện.
Garfield nói: “Tôi thấy mình giống như nhân vật Rip Van Winkle. Đi vào giấc ngủ suốt một tháng và thức dậy ở thế giới mới, mọi thứ đều thay đổi”.
Tính đến nay, anh đã trải qua 7 cuộc phẫu thuật sửa lại ngón tay và chân, bên cạnh việc tập luyện mỗi ngày để hồi phục chức năng phổi. Garfield tự nhận mình là “người may mắn nhất còn sống”.
Sau mưa lũ, đề phòng mắc viêm gan E
Viêm gan virus E là một bệnh lây lan qua thức ăn, nước uống và có liên quan mật thiết với môi trường sống chung quanh chúng ta, đặc biệt, bệnh dễ lây lan trong mùa mưa lũ.
Vì vậy, khi môi trường xung quanh chúng ta không đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là trong và sau lũ lụt thì khả năng mắc bệnh viêm gan E của người dân sống trong các vùng đó rất dễ xảy ra.
Đặc điểm của bệnh viêm gan E
Viêm gan E là bệnh viêm gan do virus viêm gan E gây ra. Virus viêm gan E là loại virus chuỗi đơn ARN, hiện đã tìm ra 8 kiểu gen chính. Kiểu gene 1 và 2 là chủ yếu gây bệnh ở người; kiểu gene 3 và 4 gây nhiễm ở một số động vật như lợn nhà, lợn rừng, nai và có thể lây sang người; kiểu gen 5 và 6 chủ yếu mới được phát hiện ở lợn rừng, kiểu gene 7 và 8 tìm thấy trên cả người và lạc đà.
Bệnh viêm gan E chủ yếu lây qua đường phân - miệng. Virus viêm gan E được đào thải qua đường phân của người hoặc động vật bị nhiễm, sau đó qua đường nước uống, đồ ăn bị nhiễm mầm bệnh không được nấu chín lây cho người bệnh khác.
Con đường lây nhiễm viêm gan E.
Bệnh viêm gan E có thể gặp ở bất cứ nước nào trên thế giới, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là các nước vùng nhiệt đới, đặc biệt là những nước vệ sinh môi trường kém, mưa, lũ thường hay xảy ra. Lý do là virus viêm gan E có trong phân, rác, nước thải khi mưa lũ về làm tràn ngập các vùng đất bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A, E. Virus viêm gan E được đưa đến nhiều vùng dọc theo triền sông.
Từ nước, virus bám vào thức ăn như rau, thực phẩm (do dùng nước sông, ao hồ để rửa), nước uống. Khi con người ăn, uống phải loại thức ăn, nước uống đó sẽ mắc bệnh. Tuy vậy, mắc bệnh viêm gan E chỉ chiếm một tỷ lệ dưới 10%, nhưng điều đáng nói ở đây là bệnh dễ trở thành ác tính, có tỷ lệ tử vong khoảng 0,5 - 4%.
Virus viêm gan E có nhược điểm là sức đề kháng rất kém khi ra bên ngoài môi trường, chỉ cần đun sôi trong vòng từ 1 - 2 phút là có khả năng tiêu diệt được chúng. Đây là một đặc điểm rất thuận lợi cho công tác phòng bệnh.
Các con đường khác có thể lây nhiễm nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ bao gồm: Ăn thịt hoặc sản phẩm làm từ thịt sống hoặc không được nấu chín lấy từ động vật bị nhiễm. Truyền máu, chế phẩm máu của người đang bị viêm gan E cho người khác. Lây truyền dọc từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai.
Biểu hiện của bệnh
Thời gian ủ bệnh khá dài, từ vài tuần đến vài tháng sau khi virus xâm nhập cơ thể.
Thời kỳ khởi phát: Bệnh nhân sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau mỏi toàn thân làm cho nhầm tưởng là cảm cúm.
Thời kỳ toàn phát: là vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, phân bạc màu hoặc trắng như phân cò, sau đó xuất hiện rối loạn tiêu hoá như đau bụng lâm râm, buồn nôn, nôn, chán ăn, có thể bị tiêu chảy.
Trong giai đoạn khởi đầu và toàn phát, men gan thường tăng cao, sắc tố mật trong máu cũng tăng cao, đặc biệt là thời kỳ có vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm, phân bạc màu. Siêu âm gan sẽ phát hiện được những thay đổi về gan (như kích thước to, đường mật trong gan giãn...).
Viêm gan E tuy không phổ biến nhưng không được chủ quan.
Chữa trị bệnh viêm gan E thế nào?
Hiện chưa có phương pháp điều trị kháng virus đặc hiệu với viêm gan E cấp, chủ yếu là điều trị hỗ trợ, tránh dùng các thuốc có thể gây tổn thương gan. Ribavarin và corticoid đã được sử dụng trên một số các ca bệnh, nhất là các ca có biểu hiện ngoài gan cho thấy có kết quả tốt. Một số trường hợp khác sử dụng interferon trong trường hợp mạn tính cũng cho thấy có hiệu quả. Nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm về các liệu pháp điều trị này.
Cách phòng bệnh viêm gan E
Bệnh viêm gan virus E liên quan mật thiết với vệ sinh môi trường, đặc biệt là sau lũ lụt. Do vậy, phòng bệnh viêm gan E cũng bao hàm cả phòng bệnh viêm gan A, chỉ khác là đối với bệnh viêm gan E hiện nay chưa có vắc-xin dự phòng. Do vậy, cần vệ sinh môi trường sống thật tốt, đặc biệt là trước, trong và sau mưa lũ; Cần có biện pháp quản lý phân và chất thải sau mưa lũ, đặc biệt là các huyện miền núi, các vùng triền sông hay có lũ, lụt.
Song song với quản lý phân và chất thải thì xử lý nguồn nước cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Nguồn nước là ổ chứa vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan A và E. Vì vậy, sau lũ lụt cũng như định kỳ cần thau rửa giếng khơi. Các nguồn nước ứ đọng như ao, hồ, cống rãnh cần được khơi thông.
Cần có biện pháp khử khuẩn bằng cloramin đúng phương pháp (dưới sự hướng dẫn của cán bộ y tế); Không nên rửa rau, thực phẩm ở các sông, suối, ao, hồ không hợp vệ sinh. Tuyệt đối không ăn rau sống, không uống nước chưa đun sôi, kể cả nước đá mà nguồn nước dùng chưa tiệt khuẩn.
Thoát chết sau ba lần ngừng tim Bệnh nhân 61 tuổi, đau ngực trái dữ dội kèm khó thở, vã mồ hôi, huyết áp tụt nặng, rối loạn nhịp tim nặng. Bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp ngày 7/11 cho biết, người bệnh có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, thuốc lào nhiều năm. Bác sĩ cấp cứu chẩn đoán bệnh nhân bị...