Hơi phí khi Studio Display không thể dùng như một chiếc Apple TV
Studio Display có tương đối đầy đủ những yếu tố để trở thành một chiếc Apple TV giống như cách Samsung đang làm với màn hình thông minh M series.
Studio Display là màn hình mới nhất được Apple giới thiệu, nó không có giá trên trời như màn hình Pro Display XDR, chỉ dừng ở 1.599 USD. Người dùng sẽ nhận lại một màn hình kích thước 27 inch, độ phân giải 5K cùng số điểm ảnh là 14.7 triệu và độ sáng tối đa là 600 nit. Bên cạnh đó, màn hình này cũng hỗ trợ 10-bit màu, cho khả năng hiển thị lên đến 1 tỷ màu sắc. Tuy mức giá hơi cao nhưng với thiết kế và thông số trên, cũng có thể hiểu được.
Studio Display không thể dùng như một chiếc Apple TV.
Nhưng màn hình này sẽ còn đáng mua hơn nữa nếu Apple biến nó như một chiếc Apple TV. Màn hình này đã có con chip A13 Bionic bên trong, chỉ thiếu bộ nhớ nữa là có thể hoạt động như một chiếc TV. Bên cạnh đó màn hình này còn có thiết kế bắt mắt, không thua kém bất kỳ chiếc TV nào, trang bị sẵn webcam, loa và micrô. Đây chính là cách làm của Samsung với màn hình thông minh M series.
Màn hình thông minh Samsung M series.
Trên thực tế, bạn có thể kết nối với máy tính Mac để xem Apple TV nhưng nó chạy trên nền web, không có ứng dụng riêng, để tải Netflix, Disney , Amazon Prime Video, … đều cần dùng trình duyệt nên hơi phức tạp cũng như mất thêm một chiếc máy tính kết nối. Những màn hình thông minh Samsung M rất tiện lợi để dùng độc lập mà không cần máy tính, ứng dụng, dịch vụ đầy đủ.
Trong tương lai, rất khó để Appple cập nhật phần mềm hay thứ gì tương tự để đem tvOS lên màn hình Studio Display bởi không có bộ nhớ nào bên trong.
Video đang HOT
Apple đã thay đổi
Các sản phẩm được công bố tại sự kiện Peek Performance cho thấy cách tiếp cận mới của Apple với người dùng, không còn quá độc đoán như trước.
Apple từng có lúc bỏ ngoài tai những nhu cầu của người dùng. Bằng chứng là hãng đã thay thế những tính năng tiện dụng như khe cắm thẻ nhớ SD, cổng HDMI và bàn phím laptop truyền thống bằng cổng USB-C và một bàn phím cánh bướm với thanh touch bar kệch cỡm trên MacBook. Táo khuyết thậm chí còn sản xuất một chiếc "thùng rác" Mac Pro vừa tốn điện năng, vừa khó sửa chữa.
Nhưng tại sự kiện Peek Performance vừa qua, hãng công nghệ Mỹ đã công bố chiếc Mac Studio và một màn hình rời Studio Display. Hai thiết bị này sở hữu nhiều cổng kết nối kèm với mức giá phải chăng cho người dùng. Cây bút Jon Porter của The Verge nhận định cuối cùng Apple cũng đã lắng nghe ý kiến để mang đến những tính năng thân thiện với người dùng.
Giảm giá, thêm tính năng
Với mức giá khởi điểm 1.599 USD, Studio Display vẫn đắt hơn so với các màn hình rời khác ngoài thị trường. Nhưng nếu so sánh với Pro Display có giá 4.999 USD, người dùng sẽ nhận thấy mức giá này đã "dễ chịu" hơn rất nhiều.
Có thể thấy, Studio Display không phải là sản phẩm dành cho nhóm khách hàng phổ thông, nhưng lại được trang bị nhiều tính năng hữu ích chắc chắn sẽ được một nhóm khách hàng trung thành của Apple yêu thích.
Màn hình Studio Display có thiết kế khá giống Pro Display XDR nhưng mức giá phải chăng hơn.
Sản phẩm sở hữu một webcam với độ phân giải 12 MP nằm gọn trên cạnh viền trên, một mic đàm thoại lọc tín hiệu âm thanh (beamforming) và một hệ thống 6 loa được cài sẵn trong máy. Ngoài ra, màn hình 5K cùng với thiết kế hiện đại, bóng bẩy tạo nên thương hiệu riêng của Apple cũng là một điểm cộng của Studio Display so với màn hình LG.
Ngoài ra, Mac Studio cũng là một sản phẩm để lại nhiều ấn tượng tại sự kiện Peek Performance. Sản phẩm là một phiên bản nâng cấp mạnh mẽ của Mac mini, đồng thời bổ sung tất cả các cổng kết nối đúng như nhu cầu của nhóm người dùng chuyên nghiệp.
Thiết bị sở hữu 4 cổng Thunderbolt 4 ở phía sau cùng với cổng USB-A, LAN, HDMI và jack cắm 3,5mm dành cho nhu cầu sử dụng phổ thông. Dựa trên lối thiết kế của chiếc máy tính Power Mac G4 Cube có hàng chục năm tuổi đời, Táo khuyết thậm chí còn trang bị 2 cổng USB-C và khe cắm thẻ nhớ SD ở mặt trước sản phẩm.
Nhìn thoáng qua, Mac Studio giống như sự kết hợp giữa Mac mini và Mac Pro. Nhưng nó cũng có thể xem sản phẩm là một phiên bản thay thế cho chiếc iMac Pro đã bị ngừng sản xuất từ 1 năm trước.
Theo cây bút Jon Porter của The Verge, bộ đôi Mac Studio và Studio Display còn là sự lựa chọn có giá cả phải chăng hơn, tính tiện dụng cao hơn so với máy tính bàn iMac Pro. iMac Pro có giá 4.999 USD, trong khi đó mức giá khởi điểm của Mac Studio và Studio Display cộng lại chỉ mới 3.598 USD.
Ngoài ra, Táo khuyết có lý riêng khi tách Mac Studio và Studio Display thành 2 sản phẩm riêng biệt. Thật ra, iMac Pro vẫn chỉ là một chiếc màn hình LCD dễ bị nhòe, mờ, hiển thị sai màu đen hoặc thay đổi màu sắc theo góc nhìn. Với khách hàng phổ thông, đây không phải là vấn đề lớn nhưng nhóm người dùng chuyên nghiệp sẽ có yêu cầu cao hơn về màu sắc hiển thị. Do đó, khi Apple tách riêng thành 2 sản phẩm riêng biệt, người dùng sẽ chỉ cần mua Mac Studio và mua một chiếc màn hình rời khác để phục vụ nhu cầu công việc của mình.
Có ngoại hình gần giống với Mac mini, Mac Studio được khẳng định là mẫu máy tính mạnh nhất của Apple.
Ngoài những nâng cấp trên máy tính Mac, Táo khuyết còn thể hiện sự quan tâm trước nhu cầu của người dùng khi cho ra mắt smartphone giá rẻ. Với iPhone SE 3, 5G không còn là một công nghệ quá đắt đỏ, chỉ xuất hiện trên dòng sản phẩm cao cấp của Apple. Chiếc smartphone mới trình làng đã trở thành điện thoại giá rẻ đầu tiên của hãng sở hữu công nghệ 5G.
Tất nhiên, Apple không thể đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng như khả năng nâng cấp SSD hoặc RAM trên những dòng Mac mới. Từ sau khi chuyển sang sử dụng con chip dựa trên kiến trúc ARM, Apple đã loại bỏ hoàn toàn những linh kiện dễ thay thế khỏi sản phẩm của mình.
Phản hồi về vấn đề này, đại diện Alex Bender cho biết hãng đã cung cấp nhiều sự lựa chọn về bộ nhớ tùy theo nhu cầu của người dùng. Mặt khác, "Mac Studio và Studio Display là 2 sản phẩm riêng biệt. Do đó, người dùng hoàn toàn có thể nâng cấp riêng từng sản phẩm theo ý mình", ông khẳng định.
Tính đến nay, Mac Pro là chiếc máy tính Apple duy nhất cho phép tách các bộ phận để dễ dàng nâng cấp và sửa chữa. Nhưng The Verge cho rằng điều này có thể không kéo dài được lâu khi Táo khuyết dự định đưa chip Apple Silicon lên dòng sản phẩm này.
Bắt đầu lắng nghe khách hàng
Theo cây bút Jon Porter, rất khó để xác định thời điểm Apple thay đổi chiến lược. Lần tái thiết kế MacBook Pro vào năm 2021 của Táo khuyết chính là minh chứng rõ ràng nhất cho việc hãng đang dần lắng nghe ý kiến của người dùng.
Bộ đôi Mac Studio và Studio Display mang đến sự lựa chọn phải chăng hơn cho người dùng.
Nhưng Jon Porter cho rằng sự thay đổi này đã bắt đầu từ năm 2017 khi Apple thừa nhận thất bại của mình với thiết kế được ví với "thùng rác" trên Mac Pro. Sau đó, hãng đã thêm 8 cổng PCI-Express, khe mở rộng bộ nhớ và nhiều cổng kết nối khác trên Mac Pro 2019.
Trùng hợp là tin Jony Ive rời Apple được công bố chỉ vài tuần sau khi hãng ra mắt Mac Pro 2019. Nhiều chuyên gia đã chỉ ra những sai lầm trong lịch sử thiết kế của cựu Giám đốc bộ phận thiết kế của Apple, khi ông luôn tập trung vào ngoại hình thay vì tính năng. Ông là người lên ý tưởng cho con chuột iMac "khúc côn cầu" và chiếc remote Apple TV từng bị chê bai.
Sau sự thay đổi trong nhân sự này, Apple đã vượt qua khỏi những thiết kế gây nhiều tranh cãi của thời Jony Ive. Trong những sự kiện công bố sản phẩm tiếp theo của Apple, có thể nhận thấy rõ sự thay đổi trong thiết kế sản phẩm của hãng.
MacBook giờ đây đã có nhiều cổng kết nối tiện dụng hơn, đồng thời quay lại với thiết kế bàn phím thông thường. Remote Apple TV cũng chuyển từ phần trackpad cảm ứng sang nút D-pad truyền thống. Thậm chí iPhone đã trở nên dày hơn để mang lại thời lượng sử dụng pin tốt hơn.
Sau khi Jony Ive rời khỏi, Apple đã có những bước tiến lớn trong thiết kế
Đương nhiên, không thể phủ nhận rằng đôi khi chính quyết định táo bạo của Apple lại mang lại thành công lớn cho hãng, như khi iPhone thoát khỏi phím Home truyền thống hay sự ra đời của chiếc AirPods nay đã trở thành xu hướng. Apple luôn là một hãng công nghệ có nhiều ý tưởng độc lạ và nhiều lần thành công với những quyết định táo bạo của mình.
Nhưng tác giả Jon Porter cho rằng laptop và máy tính là 2 lĩnh vực đã có lịch sự phát triển lâu dài. Người dùng cũng xác định rõ nhu cầu của mình: họ cần laptop để phục vụ cho công việc, học tập. Do đó, việc Apple bắt đầu lắng nghe người dùng thay vì bỏ ngoài tai nhu cầu của họ là một quyết định đúng đắn. Những sản phẩm được công bố tại Peek Performance càng minh chứng cho chiến lược hướng đến khách hàng của Apple.
Người dân Anh hưởng lợi khi chính phủ 'lên mây' Vương quốc Anh đã sớm nhìn nhận công nghệ điện toán đám mây là yếu tố nền tảng để thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia. Kể từ năm 2013, chính phủ Anh đã đưa ra chính sách ưu tiên đám mây "Cloud first" nhằm thúc đẩy áp dụng rộng rãi điện toán đám mây (cloud computing) trong khu vực công nhằm nâng...