Hội nhập Á-Âu trong một thế giới đa cực mới
EAEU- SCO- BRICS đang hướng đến việc tạo ra một mạng lưới đối tác rộng lớn giữa các khối và các cách để tăng cường hợp tác trong bối cảnh một trật tự thế giới đa cực mới.
Diễn đàn Kinh tế Á-Âu là một sự kiện thường niên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) trong lĩnh vực kinh tế. Ảnh: Moderndiplomacy.eu
Theo nhà nghiên cứu, học giả Kester Kenn Klomegah về các vấn đề châu Phi ở khu vực Á-Âu và các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, trong bối cảnh tình hình địa chính trị đang thay đổi nhanh chóng, Nga sẽ tổ chức Diễn đàn Kinh tế Á-Âu lần thứ hai vào ngày 24-25/5, trọng tâm là xem xét và thiết kế các con đường hội nhập kinh tế mới cũng như tìm kiếm các mô hình hợp tác phù hợp giữa các thành viên trong khu vực Á-Âu.
Ngoài ra, các phiên họp sẽ thảo luận về cách thúc đẩy hợp tác hiệu quả với các bên tham gia bên ngoài, đặc biệt là những bên từ khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Diễn đàn kinh tế Á-Âu lần thứ hai được tổ chức trong khuôn khổ nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) của Nga. Mục đích là để cải thiện mối quan hệ hợp tác trong không gian Á-Âu, theo phương châm “Hội nhập Á-Âu trong một thế giới đa cực” và chương trình diễn đàn bao gồm khoảng 35 phiên họp, được chia thành bảy chuyên đề.
Những người tham gia phiên “EAEU-SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) -BRICS: Đối thoại Hội nhập Mở rộng” sẽ thảo luận về việc tạo ra một mạng lưới đối tác rộng lớn giữa các khối và các cách để tăng cường hợp tác trong bối cảnh cấu trúc kinh tế toàn cầu đang được định hình lại.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các bên cũng sẽ thảo luận về các lĩnh vực hợp tác chính, tác động của việc thực hiện một siêu dự án vận tải và hậu cần trong không gian Đại Á-Âu đối với các quốc gia thuộc EAEU, triển vọng hợp tác tiền tệ và tài chính, quá trình chuyển đổi sang các hình thức trao đổi thương mại mới giữa các quốc gia trong điều kiện hiện nay, cũng như vai trò phối hợp giữa các khối EAEU, SCO và BRICS trong việc ổn định tình hình kinh tế chung trên thế giới.
Phiên họp sẽ có sự tham gia của Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Á-Âu Mikhail Myasnikovich, Tổng thư ký SCO Zhang Ming, đại diện của Nam Phi trong khối BRICS Anil Sooklal và các chuyên gia nổi tiếng khác. Cuộc thảo luận sẽ được điều hành bởi Anatoly Torkunov, Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế Moskva thuộc Bộ Ngoại giao Nga.
Ông Klomegah cho rằng mở rộng sự hợp tác cùng có lợi giữa các cơ chế hội nhập (EAEU-SCO-BRICS) không chỉ góp phần vào sự tăng trưởng của các nền kinh tế quốc gia thành viên mà còn có thể có tác động đáng kể đến việc tạo ra biện pháp tiếp cận mới đối với cách thức vận hành của thị trường toàn cầu. Không gian Đại Á-Âu có những lợi thế độc đáo về thương mại, kinh tế, vận tải và hậu cần, trong khi tiềm năng con người và nguồn lực của các nước BRICS có thể nâng cao đáng kể hiệu quả của sự hợp tác này.
“Tôi chắc chắn rằng trong quá trình thảo luận, các chuyên gia sẽ tìm ra giải pháp thực tế để tăng cường hợp tác giữa các quốc gia trong EAEU, SCO và BRICS, đồng thời đề xuất các cách thức cụ thể để tăng cường sự tương tác giữa các hiệp hội này, chủ yếu vì lợi ích của công dân các quốc gia thành viên”, ông Myasnikovich nói.
EAEU đang xây dựng cơ chế để đối thoại với SCO, tổ chức gồm các quốc gia chiếm hơn 30% GDP toàn cầu. Đồng thời, nhiều cơ hội cũng đang nổi lên để thúc đẩy mô hình hội nhập rộng lớn hơn với sự tham gia của các nước BRICS về những vấn đề như thống nhất hệ thống thanh toán, sử dụng đồng tiền quốc gia trong các thỏa thuận chung, thúc đẩy phát triển đổi mới, trao đổi kinh nghiệm về quy định thương mại và quản lý hải quan, cũng như trong các lĩnh vực vận tải, hậu cần và năng lượng.
Bên cạnh đó, những người tham gia phiên họp khác sẽ thảo luận về tự do hóa như một điều kiện cho tăng trưởng kinh tế bền vững, cơ hội phục hồi và tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế, và xóa bỏ chủ nghĩa bảo hộ quốc gia. Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong một bài phát biểu trước đó trước các nguyên thủ quốc gia của EAEU, đã đề xuất đánh giá việc thực hiện Hướng dẫn Phát triển Chiến lược về Hội nhập Kinh tế Á-Âu cho đến năm 2025. Ông cũng kêu gọi nên bắt đầu chuẩn bị các kế hoạch dài hạn mới nhằm xác định những định hướng chính của hợp tác và hội nhập cho đến năm 2030 và 2045.
Về phần mình, ông Myasnikovich lưu ý về sự cần thiết phải tạo ra một mô hình hội nhập hiệu quả trong bổi cảnh trật tự thế giới đa cực đang nổi lên. Tại Diễn đàn Kinh tế Á-Âu, trọng tâm của tất cả những người tham gia và diễn giả là giải quyết các mục tiêu phát triển chiến lược dài hạn và cách đảm bảo tăng trưởng kinh tế, các dự án có thể tăng tỷ trọng xuất khẩu công nghệ cao và thành lập các tập đoàn xuyên Á-Âu cũng như những biện pháp để cải thiện phúc lợi cho công dân của mỗi quốc gia.
Andrey Slepnev, người đứng đầu bộ phận thương mại của Ủy ban Kinh tế Á-Âu, nêu rõ: “Chúng ta đang vượt qua một cột mốc lịch sử quan trọng. Trên thực tế, quá trình chuyển đổi toàn cầu đang diễn ra và chúng ta cần điều hướng thông qua cấu trúc mới này và hiểu được vị trí của Á-Âu trong thế giới đang thay đổi”.
Diễn đàn Kinh tế Á-Âu là một sự kiện thường niên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) trong lĩnh vực kinh tế, được tổ chức luân phiên tại các quốc gia thành viên.
Số quốc gia muốn gia nhập BRICS, SCO bùng nổ trong năm 2022
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết trong năm 2022, số lượng các quốc gia muốn tham gia nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi BRICS và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã tăng lên khoảng 20 quốc gia.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS năm 2019 tại Brasilia, Brazil. Ảnh: AFP
"Đáng chú ý, số lượng các quốc gia muốn trở thành thành viên của nhóm BRICS - liên minh các nền kinh tế mới nổi gồm 5 thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi và SCO đã tăng lên đáng kể trong 2 năm qua, bao gồm cả trong năm đầu tiên Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Hiện tại, có khoảng 20 quốc gia muốn gia nhập hai tổ chức này", hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Lavrov ngày 27/2 cho biết.
Theo nhà ngoại giao cấp cao của Nga, những quốc gia này bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Indonesia, Argentina, Mexico và một số quốc gia châu Phi. Ông nhấn mạnh đây đều là những quốc gia đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực của họ.
Ông Lavrov cho rằng danh sách các quốc gia muốn gia nhập BRICS và SCO cho thấy sự thất bại trong nỗ lực cô lập Nga của phương Tây.
"Thấu hiểu tình hình quốc tế hiện nay là quá trình địa chính trị kiến tạo đã thúc đẩy các quốc gia này đoàn kết với đất nước mà họ coi là cùng chí hướng. Và ở đây, chúng tôi có cơ hội lớn để tương tác với các đối tác của mình", ông Lavrov nói.
Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 40% dân số thế giới. Hồi tháng 5, Trung Quốc cho biết nước này muốn mở rộng khối kinh tế BRICS.
Trong khi đó, SCO được thành lập vào năm 2001 bởi Nga, Trung Quốc, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Năm 2017, Ấn Độ và Pakistan chính thức trở thành thành viên.
Về phần mình, Nga coi vai trò ngày càng tăng của các khối như SCO và BRICS là biện pháp đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây.
"Chúng ta đang nói về những quốc gia chiếm 80% dân số thế giới. Đó là lý do tại sao không có chuyện cô lập Nga", Ngoại trưởng Sergey Lavrov tuyên bố vào tháng 7/2022.
Châu Á trong chính sách ngoại giao đang thay đổi của Thổ Nhĩ Kỳ Thổ Nhĩ Kỳ đặt mục tiêu theo đuổi chính sách đối ngoại "đa chiều" và "đa dạng hóa", nhưng không từ bỏ NATO. Các nhà lãnh đạo nhóm SCO. Ảnh: AP Theo nhận định mới đây của Tiến sĩ Omair Anas, Phó Giáo sư tại Đại học Ankara Yildirim Beyazit kiêm Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Đối thoại Tây Á, Hội...