Hội nghị trù bị COP29: Tăng cường hợp tác quốc tế hướng tới các mục tiêu khí hậu toàn cầu
Ngày 11/10, hội nghị trù bị cho Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ( COP29) đã bế mạc tại thủ đô Baku của Azerbaijan.
Sự kiện kéo dài hai ngày với chủ đề “Tăng cường khát vọng và tạo điều kiện hành động” đã diễn ra trong không khí khẩn trương, tập trung vào tài chính khí hậu, các biện pháp thích ứng và những chiến lược nhằm hỗ trợ những cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu. Hàng trăm quan chức từ khắp nơi trên thế giới đã cùng thảo luận và thúc đẩy những vấn đề then chốt trước khi COP29 diễn ra vào tháng tới.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch COP29 được chỉ định Mukhtar Babayev nhấn mạnh: “Chúng ta đang xây dựng cầu nối và tạo động lực, nhưng chúng ta cần nhiều hơn thế nữa”. Ông khẳng định rằng tài chính khí hậu sẽ là một trong những nội dung quan trọng trong các cuộc tham vấn, không chỉ tại hội nghị trù bị cho COP29 mà còn tại chính hội nghị COP29, đặc biệt liên quan đến mục tiêu tích lũy 1 nghìn tỷ USD hằng năm để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là các quốc đảo, đối phó với thách thức khí hậu.
Video đang HOT
Tại hội nghị, 3 quốc gia Azerbaijan (Chủ tịch COP29), Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (Chủ tịch COP28) và Brazil (Chủ tịch COP30) đã ra mắt “Lộ trình TROIKA cho nhiệm vụ 1,5 độ C”, nhằm tăng cường hợp tác quốc tế hướng tới các mục tiêu khí hậu toàn cầu.
COP thường niên là nơi các chính phủ cùng họp bàn và đánh giá những nỗ lực toàn cầu trong việc thúc đẩy Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 và Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, với mục tiêu then chốt là giới hạn sự tăng nhiệt độ toàn cầu dưới mức 1,5 độ C.
COP29 dự kiến sẽ diễn ra tại Baku vào tháng 11/2024, hứa hẹn sẽ thu hút khoảng 80.000 đại biểu tham gia, biến đây thành một trong những sự kiện quốc tế lớn nhất mà Azerbaijan từng đăng cai.
Nhiệm vụ chính của hội nghị lần này là đạt được sự đồng thuận giữa các quốc gia về một mục tiêu tài trợ hằng năm mà các nước giàu sẽ cung cấp, nhằm giúp các quốc gia nghèo hơn ứng phó với biến đổi khí hậu.
Tài chính khí hậu vẫn gây chia rẽ các nước trước thềm COP29
Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố dự thảo về tài chính khí hậu dự kiến được đưa ra thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) vào tháng 11 tới tại Baku dưới sự chủ trì của Azerbaijan.
Tài liệu mang tên "Mục tiêu định lượng tập thể mới" (NCQG), muốn thay thế các cam kết của các nước phát triển về việc đóng góp 100 tỷ USD/năm nhằm giúp các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu. Dự thảo nêu 7 phương án sơ bộ, trong đó phản ánh lập trường đối lập giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Theo khối các nước Arập, các nước phát triển nên cam kết ít nhất 441 tỷ USD mỗi năm dưới dạng tài trợ trong giai đoạn 2025-2029 để huy động các khoản vay và tài chính tư nhân, qua đó nâng tổng số tiền hỗ trợ hàng năm lên 1.100 tỷ USD. Về phần mình, các nước châu Phi kỳ vọng con số mục tiêu hằng năm là 1.300 tỷ USD.
Trong những tháng qua, các nước tài trợ cho rằng những con số trên là không thực tế. Các nước tài trợ, gồm Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Nhật Bản, Canada, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Na Uy, Iceland, New Zealand và Australia, lập luận rằng hiện tại, họ chỉ gây ra gần 30% lượng khí thải trong lịch sử, và muốn đưa thêm Trung Quốc và các nước vùng Vịnh vào danh sách các nhà tài trợ.
Canada đề xuất trong tài liệu rằng ngoài các nhà tài trợ nói trên, những nước đóng góp cho mục tiêu tài chính mới nên bao gồm các quốc gia có tổng thu nhập bình quân đầu người (GNI) trên 52.000 USD, hoặc nằm trong 10 quốc gia phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính tích lũy hàng đầu có GNI đạt 20.000 USD.
Về phần mình, EU thừa nhận "các Bên là quốc gia phát triển cần tiếp tục dẫn đầu trong việc huy động tài chính khí hậu từ nhiều nguồn, công cụ và kênh khác nhau", song nhấn mạnh rằng "mục tiêu chung chỉ có thể đạt được nếu các Bên có lượng khí thải cao và năng lực kinh tế tham gia nỗ lực này". Phần đề xuất của EU nêu rõ tất cả "dòng đầu tư toàn cầu", cả công và tư, phải đạt ít nhất 1.000 tỷ USD/năm vào năm 2035.
Chủ tịch COP29 được chỉ định, ông Mukhtar Babayev cảnh báo hiện chỉ còn 73 ngày trước khi COP29 bắt đầu và các Bên cần đẩy nhanh quá trình tham gia vào ưu tiên đàm phán hàng đầu này để đạt được sự đồng thuận.
Tiếp tục kêu gọi hành động khẩn cấp và hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu Trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP28) đang diễn ra tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), lãnh đạo nhiều nước tiếp tục kêu gọi hành động khẩn trương và tăng cường hợp tác toàn cầu vì mục tiêu khí hậu. Toàn...