Hội nghị thượng đỉnh G7: Hàn Quốc – Ấn Độ nhất trí thúc đẩy hợp tác quốc phòng, công nghệ cao
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, nhân dịp dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) mở rộng tại Nhật Bản, sáng 20/5, tại thành phố Hiroshima, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã gặp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, ngày 20/5/2023. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tại cuộc gặp, hai bên đã nhất trí thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng và công nghệ cao.
Video đang HOT
Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc, ông Lee Do-woon cho biết Tổng thống Yoon Suk-yeol cho rằng Hàn Quốc và Ấn Độ nên cùng nhau ứng phó với các vấn đề khu vực và toàn cầu với tư cách là những quốc gia chia sẻ các giá trị dân chủ. Đáp lại, Thủ tướng Modi đã bày tỏ sự đồng tình và cho biết hai nước nên tăng cường liên lạc và hợp tác chiến lược.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Hàn Quốc và Ấn Độ kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm nay. Ngay trong cuộc hội đàm trực tiếp đầu tiên, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí phát triển quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt giữa hai nước một cách thực chất. Ông Lee nêu rõ: “Hai nhà lãnh đạo đã nhất trí thúc đẩy hợp tác, không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng, như pháo tự hành K-9, mà còn trong các lĩnh vực công nghệ tiên tiến, bao gồm kỹ thuật số, công nghệ y sinh và không gian vũ trụ. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí nâng cấp Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện giữa Hàn Quốc và Ấn Độ ký năm 2010, đồng thời mở rộng hơn nữa thương mại song phương và tìm kiếm các lĩnh vực hợp tác mới để chuẩn bị cho giai đoạn 50 năm tiếp theo”. Tổng thống Yoon đề nghị Thủ tướng Modi đặc biệt quan tâm đến việc đảm bảo mức thuế hợp lý cho các doanh nghiệp Hàn Quốc hoạt động tại Ấn Độ.
Về hợp tác khu vực, hai nhà lãnh đạo thảo luận về các vấn đề liên quan đến Bán đảo Triều Tiên, khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chia sẻ quan điểm rằng hai nước thống nhất xây dựng một khuôn khổ hợp tác vững chắc trên cơ sở của đoàn kết và dân chủ.
Hàn Quốc và Ấn Độ nhất trí cùng đóng góp cho hòa bình và ổn định của khu vực thông qua hợp tác hài hòa giữa chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hàn Quốc và chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ.
Hai bên cũng nhất trí cùng nhau hỗ trợ các nỗ lực chống biến đổi khí hậu và mở rộng hợp tác với các quốc gia mới nổi và đang phát triển ở Nam bán cầu.
Lãnh đạo hai nước nhất trí sẽ gặp gỡ và tiếp tục thảo luận hợp tác nhân dịp Tổng thống Yoon tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Ấn Độ vào tháng 9 tới.
Tổng thống Hàn Quốc nhận định về việc tham gia IPEF
Ngày 23/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho rằng việc nước này tham gia Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (IPEF) do Mỹ đề xuất nhằm đặt ra các quy định cho các hoạt động kinh tế và thương mại trong khu vực, là đương nhiên.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol phát biểu tại cuộc họp báo ở Seoul ngày 21/5/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tổng thống Yoon Suk-yeol phát biểu như trên trước báo giới trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến chính thức công bố sáng kiến này tại Nhật Bản, điểm dừng chân thứ hai trong chuyến công du châu Á dầu tiên của ông. Nhà lãnh đạo Hàn Quốc nêu rõ: "IPEF không phải là một cuộc đàm phán thương mại với một số nội dung giống như hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là một quá trình thiết lập các quy định mang tính bao quát đối với các hoạt động kinh tế và thương mại ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, vì vậy rõ ràng chúng ta phải tham gia vào khuôn khổ này. Nếu chúng ta tự loại mình ra khỏi quá trình thiết lập luật lệ, điều này sẽ gây nhiều tổn hại đối với lợi ích quốc gia".
Trước đó, ngày 21/5, trong khuôn khổ chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thống Mỹ Joe Biden, Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí khởi động đối thoại cấp bộ trưởng để thảo luận về cách thức hợp tác trong chuỗi cung ứng các mặt hàng công nghiệp chủ chốt và các vấn đề an ninh kinh tế khác.
IPEF được coi là một khuôn khổ khu vực nhằm đảm bảo khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng, việc thiết lập các quy định về kinh tế số và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch. Thông qua IPEF, Mỹ muốn hợp tác chặt chẽ hơn với các nước về lĩnh vực thương mại kỹ thuật số, chuỗi cung ứng và công nghệ xanh. IPEF nhằm lấp lỗ hổng về chiến lược hợp tác kinh tế giữa Mỹ và châu Á mà Mỹ để lại hồi năm 2017 sau khi rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hàn Quốc sẽ tăng cường vai trò ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Giới quan sát cho rằng tân Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol sẽ thúc đẩy hợp tác với các đối tác, trong đó có Việt Nam, để gia tăng vai trò của nước này ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tuyên thệ nhậm chức ngày 10-5-2022 - Ảnh: Reuters Giáo sư...