Hội nghị thượng đỉnh EU bắt đầu với hàng loạt vấn đề nóng
Ngày 14/12, 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu Hội nghị thượng đỉnh cuối cùng trong năm, với một chương trình nghị sự đầy ắp những chủ đề nóng như viện trợ tài chính cho Ukraine, vấn đề đàm phán gia nhập EU của Ukraine, chính sách an ninh và di cư trên toàn EU, tình hình Trung Đông.
Cờ Liên minh châu Âu (EU). Ảnh minh họa: IRNA/TTXVN
Ngoài ra, hội nghị cũng dự kiến thảo luận chủ đề lớn hơn về việc mở rộng EU và giải pháp lấp đầy những khoảng trống trong ngân sách dài hạn chung của khối.
Hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra vào thời điểm quan trọng khi vấn đề bổ sung ngân sách dành cho chiến dịch quân sự cũng như đáp ứng các nhu cầu trước mắt và hỗ trợ quá trình phục hồi, tái thiết Ukraine tiếp tục là đề tài tranh cãi. Tại châu Âu, Hungary dọa phủ quyết gói hỗ trợ trị giá 50 tỷ euro (54 tỷ USD), trong khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho đến nay không thể đảm bảo gói viện trợ trị giá 60 tỷ USD cho Ukraine sẽ được Quốc hội thông qua.
Các nhà phân tích cho rằng nếu các nhà lãnh đạo EU “bật đèn xanh” cho các cuộc đàm phán thành viên và gói hỗ trợ tài chính trong bốn năm tới, Ukraine có thể giành được chiến thắng địa chính trị. Việc không đạt được thỏa thuận có thể sẽ khiến Nga coi là dấu hiệu cho thấy sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine đang bị lung lay.
Hiện lãnh đạo gần như tất cả các quốc gia thành viên EU, ngoại trừ Hungary, đều ủng hộ việc mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên cho Ukraine và hỗ trợ tài chính. Tuy nhiên, một quyết định cuối cùng vẫn đòi hỏi phải có sự nhất trí của cả khối. Cho đến nay, nhà lãnh đạo Hungary Viktor Orban vẫn cho rằng Ukraine chưa sẵn sàng cho tiến trình này. Ông tiếp tục dọa phủ quyết cả hai quyết định – viện trợ và gia nhập “ngôi nhà chung” bất chấp việc đầu tuần này, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cảnh báo về “những hậu quả tàn khốc” đối với người dân Ukraine nếu các nhà lãnh đạo EU không nhất trí việc bắt đầu các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với nước này cũng như vấn đề viện trợ tài chính.
Video đang HOT
Trước đó, Thủ tướng Olaf Scholz của Đức, quốc gia có nguồn tài trợ lớn thứ hai dành cho Ukraine, sau Mỹ, tuyên bố sẽ tán thành việc hỗ trợ tài chính bền vững và đáng tin cậy cho Ukraine trong những năm tới tại hội nghị EU diễn ra trong hai ngày 14-15/12. Nhà lãnh đạo này cho rằng đây là vấn đề an ninh của EU và là ưu tiên với nước Đức. Bên cạnh đó, ông Scholz cũng cho rằng EU cần một quy trình đưa ra quyết định dựa trên đa số đáng tin cậy, đặc biệt với quy trình mở rộng khối. Thủ tướng Đức nêu rõ các quyết định cuối cùng vẫn cần được thông qua ở nghị viện các nước nhưng không thể để tiếp diễn tình trạng một thành viên đơn lẻ có thể chặn từng hành động của cả khối.
Liên quan đến việc tìm kiếm sự thống nhất về tình trạng thiếu hụt ngân sách, các nhà lãnh đạo EU đang thảo luận để thu hẹp khoảng cách liên quan đến ngân sách dài hạn chung của khối. Hiện Ủy ban châu Âu đề xuất tăng thêm 66 tỷ euro ngân sách vào năm 2027.
Kể từ khi thông qua ngân sách dài hạn cho giai đoạn 2021-2027 vào năm 2020, tình trạng thiếu hụt đã xảy ra khiến các quốc gia thành viên phải đối mặt với “những thách thức chưa từng có và bất ngờ”. Những tác động từ xung đột Nga – Ukraine đã đẩy lạm phát châu Âu tăng lên mức kỷ lục, khiến Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) liên tục tăng lãi suất để hạ nhiệt lạm phát.
Việc tăng ngân sách được xem là cần thiết để hỗ trợ các quốc gia thành viên giải quyết các thách thức cấp bách liên quan đến vấn đề di cư ở cả mỗi nước nói riêng và toàn châu Âu nói chung.
Một phần tài chính được bổ sung nhằm giúp EU trở nên cạnh tranh hơn trong lĩnh vực công nghệ quan trọng như kỹ thuật số và công nghệ sinh học.
Hungary đề xuất thỏa hiệp để Ukraine gia nhập EU
Thủ tướng Hungary đã nhiều lần tuyên bố nước này sẽ không ủng hộ đề xuất của Ủy ban châu Âu mở đàm phán gia nhập cho Ukraine theo hình thức hiện tại.
Thủ tướng Hungary Viktor Orbán. Ảnh: Hungarytoday.hu
Kênh tin tức Sky News (Anh) dẫn lời Thủ tướng Hungary Viktor Orban mới đây cho biết EU trước tiên nên ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược với Ukraine chứ không phải bắt đầu đàm phán về tư cách thành viên EU. Điều này báo hiệu một sự thỏa hiệp tiềm tàng trước hội nghị thượng đỉnh quan trọng của EU dự kiến diễn ra vào giữa tháng 12 này.
Theo kế hoạch, tại hội nghị thượng đỉnh EU từ ngày 14-15/12 tới, các nhà lãnh đạo EU phải quyết định xem có chấp nhận khuyến nghị của Ủy ban châu Âu về việc mời Kiev mở các cuộc đàm phán về tư cách thành viên khi nước này đáp ứng các điều kiện cuối cùng hay không, ngay cả khi Ukraine đang có cuộc xung đột với Nga.
Bất kỳ quyết định nào như vậy sẽ cần có sự nhất trí của tất cả 27 quốc gia thành viên EU, trong đó Hungary được coi là trở ngại tiềm tàng chính. Thủ tướng Hungary đã nhiều lần tuyên bố rằng nước này sẽ không ủng hộ đề xuất của Ủy ban châu Âu theo hình thức hiện tại.
Theo ông Orban, một số vấn đề cần phải được làm rõ trước khi các cuộc đàm phán về tư cách thành viên với Ukraine có thể bắt đầu, đồng thời lưu ý rằng hiện không thể đánh giá được những hậu quả mà tư cách thành viên của Ukraine sẽ gây ra cho khối.
"Nếu chúng ta không biết [hậu quả sẽ ra sao] thì chúng ta không nên bắt đầu đàm phán. Vì vậy, tôi đề xuất rằng EU trước tiên nên ký một thỏa thuận đối tác chiến lược với Ukraine. [Thỏa thuận] này có thể kéo dài từ 5 đến 10 năm, hãy giúp họ (Ukraine) xích lại gần vì khoảng cách bây giờ quá lớn. Hãy cho chúng ta thời gian để làm việc cùng nhau, và khi chúng ta thấy rằng có thể làm việc cùng nhau thì mới nêu vấn đề thành viên", ông Orbán nói.
Nhà lãnh đạo Hungary cũng kêu gọi ngừng bắn ở Ukraine và cho rằng nếu EU muốn cấp thêm tiền cho Ukraine thì nên thành lập một quỹ tài chính riêng ngoài ngân sách EU dựa trên thỏa thuận liên chính phủ.
Đề xuất trên của Thủ tướng Orbán được đưa ra một ngày sau khi các quan chức EU cho biết Hungary sắp có khả năng tiếp cận hàng tỷ euro từ các quỹ của EU mà Brussels đã đình chỉ vì lo ngại vấn đề pháp quyền của Budapest.
Trước đó Thủ tướng Hungary đe dọa sẽ chặn mọi viện trợ của EU cho Ukraine cũng như việc nước này gia nhập EU trong tương lai. Ông Orbán nhấn mạnh yêu cầu lãnh đạo EU xem xét lại toàn bộ chiến lược hỗ trợ cho Kiev.
Thủ tướng Orbán cũng đã viết một lá thư cho Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel, trong đó tuyên bố rằng không có quyết định nào về việc tài trợ cho Ukraine, mở các cuộc đàm phán gia nhập EU hoặc các biện pháp trừng phạt tiếp theo đối với Nga có thể được đưa ra cho đến khi một "cuộc thảo luận chiến lược" về Ukraine diễn ra ở Brussels vào giữa tháng 12 năm nay.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba lưu ý rằng cần phải đợi hai tuần nữa để tìm hiểu xem các cảnh báo từ Hungary sẽ chấm dứt như thế nào.
Chuyên gia Nga đánh giá về việc EU mở đàm phán gia nhập với Ukraine Ủy ban châu Âu (EC) chấp thuận bắt đầu các cuộc đàm phán gia nhập EU với Ukraine, nhưng động thái này chủ yếu mang tính biểu tượng. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại cuộc gặp ở Kiev ngày 4/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN Ủy ban châu Âu (EC) mới đây đã khuyến...