Hội nghị thượng đỉnh AI toàn cầu thúc đẩy các ưu tiên phát triển
Ngày 30/5, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) năm 2024 đã khai mạc tại thành phố Geneva của Thụy Sĩ.
Hội nghị do Chính phủ Thụy Sĩ và Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) thuộc Liên hợp quốc (LHQ) đồng tổ chức, phối hợp với 40 cơ quan của LHQ. Sự kiện này nhằm mục đích thúc đẩy AI vì các ưu tiên phát triển toàn cầu như y tế, khí hậu, bình đẳng giới, thịnh vượng toàn diện và cơ sở hạ tầng bền vững.
Phát biểu tại hội nghị qua video, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhận định: “AI đang thay đổi thế giới và cuộc sống của chúng ta”. Ông nhấn mạnh tiềm năng của công nghệ này trong việc cải thiện chất lượng giáo dục và chăm sóc sức khỏe ở vùng sâu vùng xa, tăng năng suất cây trồng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm về thiên tai.
Trên 2.500 người dự kiến sẽ tham dự hội nghị năm nay, trong đó có các quan chức chính phủ, chuyên gia và nhân vật có ảnh hưởng trong ngành AI.
Video đang HOT
Tháng 11 năm ngoái, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về AI lần đầu tiên đã được tổ chức tại Vương quốc Anh. Hội nghị đã thông qua “Tuyên bố Bletchley” khuyến khích sự minh bạch và trách nhiệm từ các bên có ý định phát triển công nghệ AI trong các kế hoạch, để đánh giá, giám sát và giảm thiểu những tác hại có thể xảy ra, đồng thời vạch ra chương trình nghị sự gồm hai mũi nhọn tập trung nhận diện các rủi ro chung và củng cố hiểu biết khoa học về những rủi ro này cũng như xây dựng các chính sách xuyên quốc gia để giảm thiểu rủi ro.
Thành công vượt bậc của ChatGPT – chatbot AI của công ty OpenAI (Mỹ) ngay sau khi ra mắt năm 2022 đã châm ngòi cho một cuộc chạy đua trong lĩnh vực AI. Các công ty công nghệ trên toàn thế giới đổ hàng tỷ USD để phát triển các mô hình của riêng họ. Mô hình AI tạo sinh có thể tạo văn bản, ảnh, âm thanh và thậm chí cả video từ các yêu cầu đơn giản. Những người ủng hộ cho rằng đây là bước đột phá sẽ cải thiện cuộc sống và hoạt động kinh doanh trên toàn thế giới. Tuy nhiên, những người chỉ trích cảnh báo rằng AI có thể bị lạm dụng trong nhiều tình huống khác nhau dẫn đến việc tạo ra những tin tức giả mạo.
Nhiều người kêu gọi các tiêu chuẩn quốc tế để chi phối việc phát triển và sử dụng AI, đồng thời kêu gọi hành động tại các hội nghị thượng đỉnh của thế giới.
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh toàn cầu đầu tiên về trí tuệ nhân tạo tại Anh
Theo phóng viên TTXVN tại London, ngày 1/11, Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) đã khai mạc tại Bletchley Park, thuộc thành phố Milton Keynes, Vương quốc Anh, với sự tham dự của khoảng 100 đại biểu là các nhà lãnh đạo từ 28 quốc gia, đại diện các công ty công nghệ hàng đầu, các học giả và các thành phần khác.
Các tên tuổi đáng chú ý trong danh sách đại biểu bao gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, tỷ phú công nghệ Elon Musk, giám đốc điều hành OpenAI Sam Altman, Chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta AI Nick Clegg, Giáo sư Yann LeCun, nhà khoa học trưởng của Meta về AI. Chính phủ Trung Quốc cũng cử đại diện tham dự hội nghị.
Hội nghị diễn ra trong hai ngày 1 - 2/11 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Anh Rishi Sunak, dự kiến tập trung thảo luận về các rủi ro liên quan AI, từ nguy cơ mất việc làm và tấn công mạng đến việc con người mất kiểm soát đối với các hệ thống đã tạo ra và các biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Ngoài ra, nội dung thảo luận tại hội nghị đã được mở rộng so với dự kiến ban đầu, bao gồm các vấn đề rộng lớn liên quan đến AI từ deepfake (giả mạo khuôn mặt) đến chăm sóc sức khỏe.
Chính phủ Anh kỳ vọng hội nghị góp phần xây dựng sự đồng thuận quốc tế về tương lai của AI, trong bối cảnh thế giới ngày càng lo ngại các mô hình AI biên giới có thể gây ra rủi ro tiềm ẩn về an toàn nếu không được phát triển một cách có trách nhiệm, bất chấp tiềm năng tạo ra tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học và các lợi ích công cộng khác.
Trong ngày đầu tiên của hội nghị, các đại biểu sẽ tham gia các cuộc thảo luận bàn tròn về những cách thực tế để giải quyết vấn đề an toàn và những gì các nhà hoạch định chính sách, cộng đồng quốc tế, các công ty công nghệ và nhà khoa học có thể làm cũng như việc sử dụng AI vì lợi ích cộng đồng trong giáo dục.
Vào ngày thảo luận thứ hai, Thủ tướng Sunak sẽ chủ trì cuộc thảo luận hẹp với khoảng 30 nhà lãnh đạo chính trị và giám đốc điều hành công nghệ để thảo luận các bước làm cho AI trở nên an toàn. Các bên cũng sẽ tiến hành các cuộc đàm phán song phương về việc AI.
Dự kiến, tại phiên bế mạc, hội nghị sẽ ra một thông cáo nhằm thiết lập quan điểm chung về bản chất chính xác của mối đe dọa do AI gây ra và công bố thêm 3 kết quả chính, bao gồm: Thành lập Viện an toàn AI, thiết lập một hội đồng quốc tế sẽ nghiên cứu các rủi ro ngày càng tăng của AI và thông báo về quốc gia đăng cai tiếp theo của sự kiện.
Đáng chú ý, ngay trước thềm Hội nghị thượng đỉnh AI tại Anh, ngày 30/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký sắc lệnh hành pháp, thiết lập các tiêu chuẩn an toàn về các hệ thống AI và yêu cầu các nhà phát triển chia sẻ các kết quả kiểm nghiệm an toàn với chính phủ nhằm ngăn chặn nguy cơ AI được sử dụng để phát triển các vật liệu sinh học nguy hiểm và để lừa gạt khách hàng.
Cùng ngày, các quan chức Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhất trí về các nguyên tắc hướng dẫn và một bộ quy tắc ứng xử tự nguyện gồm 11 điểm cho những nhà phát triển các dạng AI tiên tiến, trong nỗ lực của G7 nhằm giảm thiểu các rủi ro liên quan như thông tin sai lệch và những lo ngại về quyền riêng tư.
Bletchly Park, địa điểm diễn ra hội nghị, là địa danh nổi tiếng thế giới, từng là trụ sở bí mật của cơ quan thuộc chính phủ Anh đã góp công lớn trong việc giải mã các bức điện mã hóa của Đức quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chính tại nơi đây, nhà toán học Alan Turing đã sáng chế ra chiếc máy phá mã bombe, máy điện - cơ có khả năng tìm ra quy tắc mã hóa cài đặt cho máy Enigma của Đức Quốc xã và giúp lực lượng Đồng minh chiếm thế thượng phong trên chiến trường, đẩy nhanh việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Diễn đàn ASEAN - Hàn Quốc 2023: Cần mở rộng phạm vi và chiều sâu hợp tác Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, "Diễn đàn ASEAN - Hàn Quốc 2023" đã được tổ chức tại Đại học Sogang ở Seoul với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng, quan chức chính phủ Hàn Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN. Các đại biểu, khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Diễn đàn. Với chủ đề "Nâng cao...