Hội nghị quốc tế về mạng Công nghiệp và hệ thống thông minh
Ngày 19/8, Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã khai mạc Hội nghị quốc tế EAI lần thứ 5 về mạng Công nghiệp và hệ thống thông minh (5thEAI International Conference on Industrial Networks and Intelligent Systems).
Các đại biểu quốc tế và Việt Nam tham dự Hội nghị INSICOM 2019
Hội nghị EAI lần thứ 5 tập trung vào các đề tài nghiên cứu như: trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, mạng công nghiệp và ứng dụng, ứng dụng và phương pháp tiếp cận tập trung vào người dùng cho mạng 5G…
Gần 50 nhà khoa học đến từ các nước Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản… đã tham dự và trao đổi thông tin về công nghệ tiên tiến trong thời đại công nghệ 4.0, các giải pháp công nghệ kỹ thuật ứng dụng công nghệ cho thành phố thông minh.
G.S Dương Quang Trung – Đại học Belfast ( Vương Quốc Anh) cho biết: Thực tế hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã quan tâm đến việc ứng dụng công nghệ số vào việc phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam.
Việc tổ chức những Hội thảo như vậy là dịp để các nhà khoa học Việt Nam có cơ hội nghiên cứu và áp dụng các thành quả nghiên cứu của mình vào thực tiễn phát triển đất nước trong thời đại 4.0.
Các đại biểu bên lề hội nghị
Video đang HOT
GS. TS. Nguyễn Hay – Hiệu trưởng Trường ĐH Nông Lâm TPHCM cho biết: Thời gian qua, nhà trường quan tâm và không ngừng nỗ lực đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học và ứng dụng thực tiễn, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật nông nghiệp và đã đạt nhiều thành tựu.
“Trường ĐH Nông Lâm TPHCM đã nhiều lần tổ chức các hội thảo về công nghệ số nhằm học hỏi, trao đổi, chia sẻ các ý tưởng. Qua các hoạt động trên, ngoài việc thúc đẩy tinh thần nghiên cứu khoa học nơi sinh viên, nhà trường còn mong muốn khuyến khích sinh viên tăng cường các kỹ năng khai thác công nghệ, trau dồi ngoại ngữ nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội trong thời đại công nghệ số.
Đặc biệt, qua hoạt động của hội thảo, chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia các em sinh viên sẽ có thêm cơ hội học hỏi, tự tin hội nhập với nguồn nhân lực chất lượng trong nước và khu vực”- GS Nguyễn Hay nói.
Theo Giáo Dục Thời Đại
5 cách tiếp cận mà nhà giáo nên làm thời đại 4.0
Theo PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - giảng viên cao Học viện Quản lý Giáo dục, có một số cách tiếp cận mà nhà giáo nên làm trong thời đại của kỷ nguyên số hóa 4.0. Cụ thể:
Nhà giáo có nhiều vai trò như người hỗ trợ học tập cho học sinh. Ảnh minh họa/Minh Phong
Thứ nhất, lấy học sinh làm trung tâm
Sự phát triển của việc học tập trên lớp nên sử dụng phương pháp học tập lấy học sinh làm trung tâm, trong khi nhà giáo có nhiều vai trò như một người hỗ trợ học tập.
Theo đó, học sinh được đặt làm chủ thể học tập, những người phát triển tích cực lợi ích và tiềm năng của mình. Học sinh không còn cần phải lắng nghe và ghi nhớ các vấn đề donhà giáo truyền tải, nhưng phải cố gắng xây dựng kiến thức và kỹ năng của mình, tùy theo năng lực và trình độ của bản thân, và có thể được mời giải quyết các vấn đề xảy ra trong cộng đồng.
Một số mô hình học tập như học tập tham vấn, học tập theo dự án, tiếp cận khoa học hoặc học tập dựa trên vấn đề là một trong nhữngmô hình học tập mà nhà giáo có thể sử dụng trong bối cảnh thực hiện học tập lấy học sinh làm trung tâm.
Thứ hai, học tập theo bối cảnh
Tài liệu học tập cần được kết nối với cuộc sống hàng ngày của học sinh. Nhà giáo xây dựng phương pháp học tập để làm sao cho phép học sinh kết nối với thế giới hiện thực.
Học tập nên được hướng vào xây dựng các vấn đề hiện có thay vì chỉ trả lời các vấn đề. Nhà giáo giúp học sinh tìm giá trị, ý nghĩa và sự tự tin vào những gì mà học sinh đang học và có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày.
Nhà giáo tiến hành đánh giá hiệu quả học tập của học sinh có liên hệ với thế giới thực. Vấn đề học tập dựa theo bối cảnh là một trong những cách tiếp cận có thể được sử dụng trong trường hợp này.
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng
Thứ ba, học tập gắn với cộng đồng
Tương tự như học tập theo bối cảnh, nhà giáo phải chuẩn bị cho học sinh trở thành những công dân có trách nhiệm. Vì vậy, việc học nên tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào môi trường xã hội.
Ví dụ, tổ chức các hoạt động dịch vụ cộng đồng, nơi học sinh có thể họcđảm nhận vai trò và thực hiện các hoạt động nhất định trong môi trường xã hội và có thể làm các công việc chuyên môn. Học tập được định hướng vào việc rèn luyện tư duy phân tích (ra quyết định) chứ không phải máy móc suy nghĩ (thói quen).
Thứ tư, học tập có tính hợp tác
Học sinh phải được dạy để có thể hợp tác với những người khác. Hợp tác với những người khác biệt về môi trường văn hóa và giá trị. Trong khi khám phá thông tin và xây dựng nội dung của thông tin, học sinh cần được khuyến khích để có thể hợp tác với bạn bè trong lớp học.
Khi làm việc trên một dự án, học sinh cần được dạy cách đánh giá cao điểm mạnh và tài năng của mỗi người và làm thế nào để giữ vai trò và thích nghi một cách thích hợp. Trong bối cảnh này, nhà giáo phải áp dụng nguyên tắc hợp tác nhiều hơn trong quá trình học tập.
Thứ năm, học tập dựa vào công nghệ
Bởi đặc trưng của việc học thời cách mạng công nghiệp 4.0 là gắn với internet của vạn vật, internet của mọi người, dữ liệu lớn, kết nối và số hóa, nên điều rất quan trọng đối với nhà giáo bây giờ là tích hợp các hoạt động học tập và giảng dạy của họ với những thành tựu mới nhất của công nghệ thông tin.
Ví dụ, nhà giáo cần kết hợp chế độ học ngoại tuyến với trực tuyến. Nhà giáo có thể sử dụng một số ứng dụng học tập trực tuyến. Chẳng hạn như: GoogleClassroom và các ứng dụng tương tự khác để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
Nhà giáo cũng có thể lên kế hoạch sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như: Youtube,Instagram, Line và nhiều công cụ khác với tư cách là những phương tiện truyền thông của học tập.
Theo giáo dục và thời đại
Rạng Đông ra mắt giải pháp chiếu sáng thông minh LED/I-4.0 Ngày 27-6 tại Hà Nội, Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông đã tổ chức lễ ra mắt giải pháp chiếu sáng thông minh LED/I-4.0. Đây là giải pháp chiếu sáng hiện đại, ứng dụng những công nghệ mới nhất về chiếu sáng để phục vụ tốt nhất đời sống con người. Người dùng có thể điều chỉnh độ sáng cho...