Hội nghị Nhóm công tác kênh hợp tác tài chính ASEAN+3
Tham dự Hội nghị có đại biểu đến từ Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương các nước trong khu vực ASEAN 3.
Hội nghị Nhóm công tác kênh hợp tác tài chính ASEAN 3, hội nghị đầu tiên trong Tiến trình Hợp tác tài chính ASEAN/ASEAN 3 năm 2020.
Trong 2 ngày 14-15/1, tại Hà Nội, Bộ Tài chính Việt Nam đã tổ chức Hội nghị Nhóm công tác kênh hợp tác tài chính ASEAN 3. Đây là Hội nghị đầu tiên trong Tiến trình Hợp tác tài chính ASEAN/ASEAN 3 năm 2020 mà Việt Nam đóng vai trò chủ trì. Hội nghị do Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Nhật Bản đồng chủ trì.
Hội nghị tập trung thảo luận các nội dung liên quan đến Thỏa thuận hợp tác Đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM), định hướng hoạt động của Cơ quan nghiên cứu kinh tế vĩ mô khu vực ASEAN 3 ( AMRO) và những ưu tiên sẽ tiếp tục thúc đẩy trong Hợp tác tài chính khu vực.
Tiến trình Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN tập trung thảo luận những lĩnh vực hợp tác tài chính như triển khai thực hiện Lộ trình hội nhập về phát triển thị trường vốn, tự do hoá tài khoản vốn; tự do hoá dịch vụ tài chính và hợp tác tiền tệ, tăng cường đối thoại chính sách cấp cao nhằm chia sẻ thông tin và đưa ra những biện pháp khuyến nghị ở cấp khu vực cũng như quốc gia hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa những nguy cơ xảy ra khủng hoảng, tăng cường phối hợp chính sách đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu; Phát triển môi trường thuận lợi tạo điều kiện cho thu hút vốn đầu tư cơ sở hạ tầng trong khu vực; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực bảo hiểm, thuế, hải quan.
Hội nghị Nhóm công tác hợp tác tài chính ASEAN 3 có nhiệm vụ đưa ra các giải pháp kỹ thuật để báo cáo lên cấp Thứ trưởng/Phó Thống đốc tài chính ASEAN 3 phê duyệt để triển khai thực hiện.
Trong đó, hợp tác tài chính khu vực ASEAN 3 trải qua 23 năm hình thành và phát triển cũng đã đạt được những kết quả hợp tác nhất định. Năm 2020, Việt Nam và Nhật Bản với tư cách đồng chủ tịch ASEAN 3, dựa trên nguyên tắc kế thừa những ưu tiên của các nước chủ trì năm trước và cân đối tổng thể với mục tiêu chung của quốc gia, sẽ tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến khu vực gồm: Tăng cường tính hiệu quả và sẵn sàng của Sáng kiến Đa phương hoá Sáng kiến Chiềng Mai (CMIM); Tăng cường năng lực giám sát của Cơ quan Giám sát Kinh tế vĩ mô ASEAN 3 (AMRO) thành tổ chức giám sát kinh tế hảng đầu khu vực; Triển khai Lộ trình Sáng kiến thị trường trái phiếu châu Á (ABMI). Ngoài ra, Việt Nam sẽ cùng với Nhật Bản đưa ra các khuyến nghị về thể thức/chương trình nghị sự/hình thức đối thoại chính sách và kiểm điểm kinh tế/nội dung thảo luận để tăng cường hiệu quả của tiến trình hợp tác tài chính khu vực ASEAN 3.
Video đang HOT
Kênh hợp tác Tài chính ASEAN và ASEAN 3 được hình thành vào năm 1995 đối với ASEAN và 1997 đối với ASEAN 3. Đây cũng là hai kênh hợp tác sâu rộng nhất trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam nói riêng và toàn khu vực ASEAN nói chung, trong đó kênh ASEAN 3 mở rộng với 03 quốc gia gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Với vai trò là một thành viên tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam đã chủ động tham gia và góp phần đưa ra những sáng kiến, đề xuất nhằm xây dựng cấu trúc hội nhập tài chính khu vực, hướng tới các mục tiêu chung, góp phần nâng cao vị thế của khu vực trên thị trường quốc tế, đồng thời từng bước chuyển hóa các sáng kiến hợp tác khu vực thành lợi ích cụ thể cho từng quốc gia. Theo hình thức luân phiên, năm 2020, Việt Nam sẽ đảm nhận vai trò Chủ tịch tiến trình Hợp tác tài chính khu vực ASEAN và đồng Chủ tịch Tiến trình hợp tác tài chính ASEAN 3 với Nhật Bản.
D.Bùi (T/h)
Theo tapchitaichinh.vn
Năm 'hoàng kim' của vàng
Giá vàng thế giới tăng hơn 15% trong năm nay và giới thương nhân kỳ vọng tiếp tục đi lên bởi bất ổn còn khắp nơi.
Kinh doanh vàng tại cửa hàng Degussa,Singapore.Ảnh: Reuters
Ngày 4/9, giá vàng leo lên mức 1.551,83 USD mỗi ounce. Đó chính là ngày tâm lý bất ổn lan rộng toàn cầu, chủ yếu do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang ở hồi cao điểm.
Sau đó, khi hai nền kinh tế bắt đầu đạt được thỏa thuận trong các cuộc đàm phán, giá vàng đã giảm. Kim loại quý này đứng ở mức 1.479,61 USD một ounce vào 22/12 vừa qua, cao hơn 15,4% so với cuối năm 2018.
Đó cũng là mức tăng theo năm lớn nhất kể từ 2010, khi giá vàng tăng gần 30%. Lợi nhuận từ đầu tư vàng trong năm nay đã 'đánh bại' chỉ số Hang Seng Index của Hong Kong, với tăng trưởng chỉ tầm 8%.
"Tác động chính đến giá vàng năm nay là do lãi suất toàn cầu ở mức thấp, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở châu Âu vì Brexit, cũng như cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung", Stephen Innes, Chiến lược gia thị trường châu Á của AXI Trader nhận xét.
Cũng theo chuyên gia này, sự bất ổn chính trị và ngoại giao dẫn đến lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Điều này thúc đẩy các nhà đầu tư mua vào vàng, đẩy giá lên cao.
"Cuối cùng thì kinh tế thế giới yếu đi do chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã buộc các ngân hàng trung ương hạ lãi suất. Điều này có nghĩa chi phí phi rủi ro của việc nắm giữ vàng thấp hơn trái phiếu kho bạc Mỹ", ông nói.
Innes tin rằng giá vàng sẽ giao dịch trong khoảng từ 1.300 đến 1.600 USD mỗi ounce vào năm tới, tùy thuộc vào kết quả đàm phán thương mại và triển vọng kinh tế toàn cầu nói chung.
Jasper Lo, một nhà kinh doanh vàng kỳ cựu khác, thậm chí đoán vàng sẽ còn tăng giá hơn. Ông cho rằng giá vàng có thể tăng thêm 15% đến 20% trong năm tới, lên khoảng 1.774 USD. Giá vàng cao nhất từ trước đến nay là 1.895 USD, được ghi nhận vào tháng 9/2011.
"Các cuộc biểu tình ở Hong Kong không có dấu hiệu sớm kết thúc, và điều đó đã được các nhà đầu tư xem là một trong những bất ổn quốc tế. Ngoài ra, cả Trung Quốc và Ấn Độ đều phải đối mặt với vấn đề lạm phát. Bất cứ khi nào có lo lắng về lạm phát, các nhà đầu tư muốn mua vàng để phòng ngừa rủi ro, từ đó đẩy giá vàng tăng hơn nữa", ông Lo nói.
Joshua Rotbart, Nhà sáng lập kiêm CEO J. Rotbart & Co (Hong Kong) chuyên kinh doanh vàng và các kim loại quý khác, tin rằng giá vàng sẽ tăng lên mức từ 1.580 USD đến 1.620 USD vào cuối năm 2020, tức sẽ tăng thêm 10%.
"Chúng tôi tin rằng các lo ngại về tài chính sẽ vẫn tiếp tục vào năm sau, cùng với căng thẳng Mỹ-Trung. Và trên hết, vàng đang dần khan hiếm hơn. Việc sản xuất và khai thác ngày càng tốn kém", ông nói.
Cuộc chiến thương mại đã kéo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay xuống mức chậm nhất trong nhiều thập kỷ, trong khi Hong Kong lần đầu tiên suy thoái kỹ thuật trong 10 năm vào quý III/2019, do các cuộc biểu tình đã 'tàn phá' các ngành như bán lẻ và du lịch.
"Việc tăng mua vàng của các ngân hàng trung ương, đặc biệt là Nga, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan, phản ánh các chính phủ đang lo lắng về khả năng ổn định tiền tệ của họ trong bối cảnh thế giới bất ổn. Lãi suất thấp và thậm chí âm cho vàng càng khiến nó hấp dẫn hơn, vì là sự thay thế an toàn cho trái phiếu chính phủ", ông Joshua Rotbart nói.
Jerry Jrearz, Giám đốc kinh doanh quốc tế của công ty môi giới First Asia Merchants Bullion (Hong Kong), cũng tin rằng giá vàng sẽ tiếp tục tăng vào năm sau. "Nền kinh tế toàn cầu và tình hình chính trị có xu hướng không được tốt trong năm tới. Bên cạnh Brexit và cuộc chiến thương mại, tình hình Trung Đông cũng rất khốc liệt", ông nhận định.
Theo chuyên gia này, sa thải đang diễn ra diện rộng trong ngành ngân hàng trên toàn thế giới. Khi triển vọng kinh tế không tốt, các nhà đầu tư sẽ đặt cược vào vàng như một nơi trú ẩn an toàn. Ông đoán rằng giá vàng sẽ nằm trên mốc 1.500 USD vào năm 2020.
Theo VnExpess
Mỹ tự mình siết thòng lọng cho đồng USD Các quốc gia Hồi giáo có chung ý định với Nga, sử dụng vàng nhằm giảm tối đa tác động của Mỹ, đồng USD bị hạ bệ. Sputnik mới đây đưa tin, kho dự trữ vàng thỏi của Ngân hàng Trung ương Nga đang tăng tiếp tục tăng chưa có điểm dừng. Tích trữ vàng được cho là xu hướng chung, bắt nguồn...