Hội nghị ngoại trưởng G7 thảo luận nhiều vấn đề ‘nóng’ toàn cầu
Ngày 3/11, Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) bắt đầu cuộc họp 2 ngày tại thành phố Mnster, miền Tây nước Đức.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, với tư cách là nước Chủ tịch luân phiên G7, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock đã điều hành hội nghị thảo luận về các vấn đề liên quan đến hợp tác điều phối viện trợ nhân đạo, tài chính và quân sự cho Ukraine trước mùa đông sắp tới. Các vấn đề như khủng hoảng năng lượng, tình hình lạm phát toàn cầu, biến đổi khí hậu cũng là những chủ đề chính trong chương trình nghị sự.
Trong bối cảnh lạm phát gia tăng tác động đến kinh tế toàn cầu, có nguy cơ dẫn đến một cuộc suy thoái, G7 cũng thảo luận các biện pháp chống lạm phát, giá năng lượng tăng cao và chuỗi cung ứng sụp đổ. Hội nghị lần này có tầm quan trọng chiến lược, bởi cuộc xung đột Nga – Ukraine không chỉ gây ra khủng hoảng sâu sắc đối với toàn châu Âu mà còn là cuộc khủng hoảng quy mô toàn cầu.
Video đang HOT
Tại hội nghị lần này, Đức đã mời các bộ trưởng ngoại giao của Ghana và Kenya cũng như đại diện của Liên minh châu Phi tham dự. Ghana và Kenya hiện là các thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tại diễn đàn này, các bên cũng sẽ thảo luận về an ninh lương thực và năng lượng cùng các cuộc xung đột khu vực.
Trước thềm hội nghị, Ngoại trưởng Đức Baerbock đã tham dự “Diễn đàn Tương lai Đức – Mỹ” với người đồng cấp Mỹ Antony Blinken. Sau đó, bà và Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cũng đã cùng Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht và người đồng cấp Nhật Bản Yasukazu Hamada tham gia theo hình thức trực tuyến, tiến hành đối thoại an ninh 2 2 nhằm tăng cường hợp tác tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Đức nói gì về động thái xin gia nhập nhanh NATO của Ukraine
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock nói rằng liên minh quân sự này không nên bị lôi kéo vào cuộc chiến với Nga.
Các binh sĩ Đức trong cuộc tập trận NATOở Pabrade, Lithuania, tháng 6/2022. Ảnh: AFP
Kênh truyền hình RT dẫn lời Ngoại trưởng Annalena Baerbock cho biết Đức sẽ làm mọi cách nhằm tránh để khối Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trở thành một bên tham gia trực tiếp trong cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Tuyên bố của bà được đưa ra sau khi Kiev nộp đơn xin làm thành viên chính thức của khối quân sự do Mỹ đứng đầu này vào ngày 30/9.
"Chúng tôi đã nói rõ ngay từ ngày đầu rằng chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo cuộc chiến không lan sang các nước khác, rằng bản thân NATO không trở thành một bên trong cuộc chiến. Và điều đó vẫn đúng cho đến ngày nay", nữ quan chức ngoại giao Đức trả lời đài truyền hình ARD.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Baerbock tái khẳng định rằng Berlin sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine, trong đó có việc gửi vũ khí hạng nặng để giúp Kiev trong cuộc xung đột với Moskva.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết quyết định về tư cách thành viên của Ukraine cuối cùng sẽ do tất cả các thành viên NATO cùng đưa ra. "Đức sẽ không làm điều đó một mình", bà nhấn mạnh.
Ukraine chính thức nộp đơn gia nhập NATO hôm 30/9. Tổng thống Volodymyr Zelensky lập luận rằng Kiev và các thành viên của khối quân sự này đã là đồng minh trên thực tế và yêu cầu được kết nạp nhanh chóng.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng khối ủng hộ quyền lựa chọn liên minh của Ukraine, nhưng vấn đề tư cách thành viên sẽ được quyết định bởi sự đồng thuận của tất cả 30 quốc gia thành viên hiện có.
Về phía Chính phủ Mỹ, Cố vấn An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ, ông Jake Sullivan cho biết Mỹ cam kết thực hiện chính sách mở về gia nhập NATO, nhưng bây giờ chưa phải thời điểm phù hợp để xem xét đơn xin gia nhập của Ukraine.
Một số nước EU giảm số lượng thị thực cấp cho du khách Nga Ngày 31/8, phát biểu với báo giới trước ngày làm việc thứ 2 của Hội nghị không chính thức Ngoại trưởng các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), ngoại trưởng một số nước EU cho biết đã giảm số lượng thị thực cấp cho khách du lịch Nga trong những tháng gần đây. Đại diện cấp cao về chính sách an...