Hội nghị Ngoại trưởng G7: Các nước cam kết mở rộng sản xuất vaccine ngừa COVID-19
Ngoại trưởng Nhóm Các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) ngày 5/5 cam kết sẽ có động thái để mở rộng quá trình sản xuất các loại vaccine ngừa COVID-19 với mức giá chấp nhận được.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer- BioNtech. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị của nhóm tại London có nội dung: “Chúng tôi cam kết sẽ làm việc để mở rộng quy mô sản xuất các loại vaccine ngừa COVID-19 với mức giá chấp nhận được, cũng như về các phương pháp điều trị, chẩn đoán hay các thành phấn cấu tạo chúng”. Tuyên bố cũng cho biết quá trình này bao gồm cả việc thúc đẩy quan hệ đối tác giữa các công ty, khích lệ các thỏa thuận trao đổi công nghệ và tự nguyên cung cấp theo những nội dung được các bên liên quan đồng ý.
Cũng theo tuyên bố, ngoại trưởng các nước G7 nhất trí mở rộng và tăng cường cơ chế phản ứng nhanh để sử dụng chống lại những mối đe dọa ví dụ như tình trạng tin giả. Tuyên bố cho biết: “G7 cam kết phối hợp cùng nhau để thể hiện khả năng lãnh đạo trên toàn cầu và có hành động phản ứng để vạch trần và ngăn chặn những nhân tố tìm cách phá hoại”.
Theo tuyên bố, G7 cam kết tăng cường quan hệ của cái gọi là “Cơ chế phản ứng nhanh” với các đối tác quốc tế, trong đó có NATO. Tuyên bố khẳng định: “Chúng tôi cam kết tăng cường năng lực tập thể bằng cách phối hợp với hành động quan trọng của các tổ chức và diễn đàn khác, trong đó có NATO”. Những mục tiêu mới khác bao gồm bản báo cáo hàng năm nhằm nâng cao sự hiểu biết về cách thức triển khai và hoạt động của cơ chế này, những công cụ phân tích và hoạt động trao đổi thông tin hiệu quả hơn, đồng thời tìm kiếm một định nghĩa chung về yếu tố cấu thành “hoạt động bất hợp pháp trong không gian thông tin”.
Cũng trong tuyên bố, G7 nhắc tới các vấn đề đang thu hút sự quan tâm hiện nay. Theo đó, tuyên bố chung cho biết các ngoại trưởng đề nghị Triều Tiên quay trở lại đàm phán về chương trình hạt nhân của nước này. Bên cạnh đó, ngoại trưởng các nước G7 cũng bày tỏ sự ủng hộ dành cho những nỗ lực của Mỹ nhằm phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên bằng biện pháp ngoại giao. Tuyên bố chung được đưa ra sau khi kết thúc Hội nghị Ngoại trưởng G7 tại London nêu rõ: “Chúng tôi kêu gọi Triều Tiên kiềm chế những hành động khiêu khích và tham gia vào tiến trình ngoại giao với mục tiêu phi hạt nhân hóa rõ ràng”.
Canada cấp phép tiêm vaccine Pfizer cho trẻ từ 12 tuổi
Canada là nước đầu tiên trên thế giới phê duyệt sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech Covid-19 ở trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
"Đây là loại vaccine đầu tiên được cấp phép ở Canada để phòng ngừa Covid-19 ở trẻ em, đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc chiến chống lại đại dịch của Canada", cố vấn chính của cơ quan y tế Canada Supriya Sharma nói trong cuộc họp báo hôm nay ở Ottawa.
Vaccine Pfizer-BioNTech tại Đức hồi tháng một. Ảnh: AFP .
Dữ liệu từ một thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ với hơn 2.000 thiếu niên được tiêm hai liều vaccine cho thấy nó an toàn với thiếu niên cũng như với người trưởng thành. Không trẻ em nào nhiễm nCoV sau khi được tiêm chủng. Còn với người trưởng thành, vaccine đã được chứng minh là có hiệu quả ngăn ngừa nhiễm nCoV ít nhất 95%.
Trước đó, Canada đã cấp phép sử dụng vaccine Pfizer-BioNTech cho người từ 16 tuổi trở lên hồi tháng 12/2020. Các nhà sản xuất ba loại vaccine khác đã được phê duyệt ở Canada gồm AstraZeneca, Johnson & Johnson và Moderna đang tiến hành hoặc lập kế hoạch cho các nghiên cứu của riêng họ với trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên.
Kể từ khi bắt đầu đại dịch, khoảng 20% ca nhiễm Covid-19 ở Canada được ghi nhận ở người dưới 19 tuổi. Nước này báo cáo tổng cộng 1,25 triệu người nhiễm, hơn 24.000 người chết.
Trong khi người trẻ tuổi ít có nguy cơ có triệu chứng nghiêm trọng do Covid-19, "tiếp cận với vaccine an toàn và hiệu quả sẽ giúp phòng tránh lây nhiễm cho gia đình và bạn bè, một số người trong số họ có thể dễ chịu rủi ro cao hơn", Sharma nói.
Mỹ xem xét miễn trừ bản quyền vaccine Covid-19 Nhà Trắng xem xét phương án giúp tối đa nguồn cung vaccine Covid-19 toàn cầu, trong đó có từ bỏ bằng sáng chế, nhưng bị các hãng dược phản đối. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 27/4 cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đánh giá nhiều lựa chọn để tăng tối đa năng lực sản xuất và...