Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Hội NDVN khóa VII: Ùn ứ nông sản tại cửa khẩu làm thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Sáng 14/1, tại Hội nghị BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam lần thứ 8 khoá VII, các đại biểu đã tiến hành thảo luận theo tổ.
Tại buổi thảo luận, vấn đề ùn ứ nông sản được các đại biểu quan tâm và trao đổi thẳng thắn.
Câu chuyện thực tế của nữ tỷ phú nông dân trồng rau
Thảo luận tại tổ 1, bà Nguyễn Thị Trâm, Ủy viên BCH T.Ư Hội NDVN, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong, hội viên nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết, ùn ứ nông sản tại cửa khẩu đã kéo theo nhiều hệ lụy.
Bà Trâm đưa ra dẫn chứng từ số liệu của Hiệp hội rau quả Việt Nam, ùn tắc xe chở nông sản trong 20 – 30 ngày vừa qua đã làm thiệt hại tới 2.000 tỷ đồng. Và đây mới chỉ là thống kê thiệt hại về nông sản trên xe.
Chia sẻ câu chuyện sản xuất thực tế tại đơn vị mình, bà Trâm cho biết, Công ty đang sản xuất 10ha rau ở Hà Giang. Trong thời gian vừa qua, do ùn ứ xe container nông sản nên nhiều doanh nghiệp không thể thuê xe chở nông sản do các xe đang nằm ùn ứ hết ở biên giới.
“Giá rau hiện tại đang quay đầu giảm, đầu ra chúng tôi có nhưng không có xe để vận chuyển nông sản, hoặc nếu có xe thì chúng tôi phải thuê xe với chi phí đắt gấp đôi vì phải gánh cả chiều đi và chiều về”, bà Trâm cho hay.
Bà Nguyễn Thị Trâm, Ủy viên BCH T.Ư Hội NDVN, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu nông sản Hải Phong, Hội viên nông dân tỉnh Bắc Ninh cho biết, ùn ứ nông sản ở cửa khẩu trong thời gian qua đã làm cho cách doanh nghiệp xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn. Ảnh: Minh Ngọc
Về giải pháp, bà Trâm cho rằng, cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc sẽ là chìa khóa mở ra con đường xuất khẩu nông sản của Việt Nam, từ đó sẽ giảm phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Theo đó, Hội NDVN cần chủ động phối hợp với các địa phương mở các lớp tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ nông dân tham gia truy xuất vùng trồng, nhất là những địa phương có diện tích cây trồng lớn, có thế mạnh về sản xuất nông sản hàng hoá.
“Đây sẽ là tiền đề thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương đó khi có sẵn vùng trồng. Khi vùng trồng đã đạt tiêu chuẩn ISO, HACCP, VietGAP, GlobalGAP và công bố trên các thông tin minh bạch trên các trang thương mại điện tử, các trang web, các doanh nghiệp họ cũng dễ dàng biết đến và tìm đến để thu mua. Truy xuất thành công vùng trồng cũng là 1 kênh để quảng bá, kết nối tiêu thụ nông sản hiệu quả”-bà Trâm nêu quan điểm.
Video đang HOT
Trong thời gian vừa qua, hàng nghìn xe chở nông sản đã bị ùn ứ ở các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn do Trung Quốc thắt chặt kiểm soát dịch Covid-19. Ảnh: Minh Ngọc
3 giải pháp giúp khơi thông thị trường nông sản
Về vấn đề ùn ứ nông sản, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Tây Ninh Trần Văn Hận cho hay, để không lặp lại câu chuyện đáng buồn này thì người nông dân cần phải sản xuất rải vụ, không nên tập trung quá nhiều mặt hàng tại 1 đợt, hay thời gian ngắn. Do sản xuất tràn lan, nông sản dư thừa trong khi nhu cầu tiêu dùng lại giảm.
Thứ hai, để nâng cao chất lượng nông sản thì người nông dân cần phải sản xuất có truy xuất nguồn gốc, chỉ dẫn địa lý hay VietGAP, đặc biệt là cấp mã số vùng trồng để hướng đến xuất khẩu chính ngạch. Hiện nay, nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế đang hướng đến sử dụng nông sản sạch, người ta muốn ăn sản phẩm vừa đẹp, chất lượng, trong khi nông dân của ta vẫn sản xuất đại trà, bán ở các chợ địa phương hoặc xuất tiểu ngạch nên dẫn đến câu chuyện ùn ứ hoặc giá trị nông sản xuống thấp.
Thứ ba, trước khi nông dân sản xuất phải tham khảo thị trường để biết lúc nào thị trường cần cái gì thì ta sản xuất cái đó thì mới bán được hàng, chứ không sản xuất chạy theo giá, thị trường. Đặc biệt, liên kết với một số doanh nghiệp để biết được “bán cho ai? Giá cả và số lượng được bao nhiêu? Như vậy sẽ tiêu thụ dễ dàng và nâng cao được giá trị nông sản Việt.
Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn cho biết, sản xuất của chúng ta đang phát triển tràn lan và “dẫm chân” lên nhau chứ không phải là do Trung Quốc. Đặc biệt, trong phát triển cây có múi. Ảnh: Minh Ngọc
Điều hành thảo luận tại tổ 1, Chủ tịch Hội NDVN Lương Quốc Đoàn cho biết, sản xuất của chúng ta đang phát triển tràn lan và “dẫm chân” lên nhau chứ không phải là do Trung Quốc. Đặc biệt, trong phát triển cây có múi.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn lấy ví dụ về trái bưởi da xanh là đặc sản của miền Tây nhưng hiện nay ở miền Bắc “hầu như tỉnh nào cũng có bưởi da xanh” nhưng chất lượng thì lại kém xa so với bưởi được trồng ở miền Tây. Điều này vô hình chung làm mất đi lợi thế của trái bưởi da xanh được trồng ở miền Tây.
Đối với trái thanh long, chỉ có 3 tỉnh Bình Thuận, Long An và Tiền Giang nhưng một số tỉnh phía Bắc hiện nay cũng trồng rất nhiều. “Khi không xuất khẩu được thì nông sản phải canh tranh với nhau, từ đó làm mất thị trường” – Chủ tịch Lương Quốc Đoàn phân tích.
Trung Quốc phê duyệt mã nông sản được phép nhập khẩu, Việt Nam có bao nhiêu mã, doanh nghiệp tra cứu thế nào?
Thống kê đến ngày 24/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 320 mã nông sản thực phẩm của Việt Nam được nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.
Trung Quốc phê duyệt mã sản phẩm cho doanh nghiệp nhập khẩu nông sản, Việt Nam có bao nhiêu mã?
Theo Văn phòng SPS Việt Nam, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đang cập nhật kết quả phê duyệt doanh nghiệp được phép nhập khẩu sản phẩm nông sản thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc và mã số sản phẩm để doanh nghiệp in bao bì, nhãn mác.....
Thống kê sơ bộ đến 11h ngày 24/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt 20.172 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu nông sản thực phẩm vào Trung Quốc.
Trong đó, Mỹ chiếm số lượng lớn nhất với 2.200 mã, Nhật Bản 987 mã, Úc 564 mã, Hàn Quốc 588 mã, Canada 482 mã, Malaysia 372 mã, Thái Lan 483 mã.
Xe chở nông sản đợi làm thủ tục thông quan sang Trung Quốc tại các cửa khẩu của Lạng Sơn. Ảnh: Viết Niệm.
Riêng Việt Nam, có 320 mã nông sản thực phẩm được phép nhập khẩu vào Trung Quốc.
Đến 17h ngày 24/12, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng phê duyệt 31.988 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu vào Trung Quốc, trong đó có 1.045 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp của Việt Nam.
Văn phòng SPS Việt Nam lưu ý, mỗi sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp 01 mã. Như vậy 1 doanh nghiệp có thể được cấp nhiều mã sản phẩm.
Doanh nghiệp cập nhật thông tin theo đường link: https://ciferquery.singlewindow.cn/
Để biết thông tin, doanh nghiệp thực hiện tra cứu theo mã số thuế của doanh nghiệp do Việt Nam cấp, như hình ảnh hướng dẫn.
Doanh nghiệp có thể tra cứu mã nông sản được phép nhập khẩu vào Trung Quốc theo hướng dẫn trên. (Văn phòng SPS Việt Nam).
Thị trường Trung Quốc không còn dễ tính, doanh nghiệp phải đổi mới
Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn của Việt Nam, chỉ sau Mỹ.
Trung Quốc đang mua phần lớn cao su, sắn và sản phẩm từ sắn, trái cây,... từ Việt Nam.
Theo Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng năm 2021, Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 2 cho Trung Quốc với 1,69 tỷ USD, tăng 31,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Thị phần cao su Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2021 chiếm 16,7%, tăng mạnh so với mức 14,9% của 10 tháng năm 2020.
Trong khi đó, Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho biết, nhập khẩu hạt điều của nước này trong 10 tháng năm 2021 đạt 149,17 triệu USD, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu hạt điều từ Việt Nam đạt 132,85 triệu USD, tăng 26,8%. Thị phần hạt điều của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 86,05% trong 10 tháng năm 2020 lên 89,06% trong 10 tháng năm 2021.
Trong 10 tháng năm 2021, hàng rau quả xuất khẩu của Việt Nam tới thị trường Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2020.
Tuy nhiên, những thay đổi trong chính sách kiểm soát nhập khẩu nông sản thực phẩm của Trung Quốc thời gian gần đây cho thấy, thị trường này không còn dễ tính.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn (Ban Kinh tế Trung ương) bày tỏ quan điểm, từ câu chuyện ùn tắc nông sản nghiêm trọng hiện tại, Việt Nam phải điều chỉnh lại quan hệ thương mại với Trung Quốc, thay đổi tư duy "win-win" (cùng có lợi).
"Hiện, Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều về chính sách tiêu thụ nông sản, không chỉ xuất khẩu tiểu ngạch mà còn cả xuất khẩu chính ngạch, xuất khẩu qua đường biển... Chúng ta cần nhận diện rõ vấn đề này và thay đổi, nếu không tình trạng nông sản ùn ứ sẽ còn tiếp diễn", ông Tiến cảnh báo.
Chuyên gia nông nghiệp Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Bộ NNPTNT) phân tích, trước đây, việc ùn tắc thường chỉ xảy ra với thanh long, dưa hấu hoặc chuối, nhưng hiện nay tất cả các mặt hàng đều không qua được biên giới.
"Thị trường Trung Quốc đã thực sự thay đổi, không còn là thị trường "dễ tính" như trước. Việt Nam cần nâng cao năng lực chuỗi kết nối, tiêu thụ nông sản. Đã đến lúc cần đi thẳng vào thị trường nội địa của Trung Quốc bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi qua đường bộ như hiện tại", ông Sơn đề xuất.
"Ăn" thứ rong vớt từ sông Đế Võng, rau Trà Quế không mấy khi lo ế, bà con ngày nào cũng thu tiền Vượt qua nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, người dân tại làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam đang tất bật chăm sóc những luống rau, chuẩn bị cho một vụ rau Tết đầy hy vọng. Sắc xuân trên cánh đồng rau Trà Quế Để chuẩn bị cho cái Tết đủ đầy, những ngày...