Hội nghị G20 tại Nam Phi đặt trọng tâm vào tài chính khí hậu và xóa nợ
Ngày 3/12 (giờ địa phương), Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết nhiệm kỳ Chủ tịch G20 của Nam Phi vào năm tới sẽ tập trung vào việc huy động tài chính cho các quốc gia chịu ảnh hưởng của thảm họa do khí hậu gây ra và mở rộng xóa nợ cho các nước đang phát triển.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: AFP/TTXVN
Nam Phi là quốc gia châu Phi đầu tiên lãnh đạo G20, tổ chức được thành lập để tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu, bao gồm 19 quốc gia có chủ quyền cùng với Liên minh châu Âu và Liên minh châu Phi.
Tại lễ công bố chính thức nhiệm kỳ Chủ tịch G20 được phóng viên TTXVN tại Pretoria tường thuật, Tổng thống Ramaphosa cho biết ông sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy các ưu tiên phát triển của châu Phi và Nam bán cầu.
Video đang HOT
Ông Ramaphosa cho biết: “Đầu tiên, chúng ta phải hành động để tăng cường khả năng phục hồi sau thảm họa. Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này lên cấp lãnh đạo, kêu gọi cộng đồng toàn cầu, bao gồm các tổ chức tài chính quốc tế, các ngân hàng phát triển và khu vực tư nhân mở rộng quy mô tái thiết sau thảm họa”.
Ưu tiên thứ hai sẽ là đảm bảo tính bền vững của các khoản nợ của các quốc gia thu nhập thấp, vốn đã là chủ đề cốt lõi của G20 trong những năm gần đây.
Tổng thống Nam Phi khẳng định: “Chúng tôi cũng sẽ tìm cách đảm bảo rằng xếp hạng tín dụng có chủ quyền là công bằng và minh bạch và giải quyết các khoản phí bảo hiểm rủi ro cao đối với các nền kinh tế đang phát triển”.
Các ưu tiên khác sẽ bao gồm tăng cường tài trợ để giúp các nước đang phát triển chuyển đổi sang năng lượng tái tạo và đảm bảo rằng các khoáng sản quan trọng được khai thác ở châu Phi, mang lại lợi ích cho các quốc gia và cộng đồng nơi chúng có nguồn gốc, ông cho biết.
Dự kiến Hội nghị thượng đỉnh thường niên của các nhà lãnh đạo G20 sẽ được tổ chức tại thành phố Johannesburg vào tháng 11/2025. Sau Nam Phi, Mỹ sẽ tiếp quản chức chủ tịch G20 tiếp theo.
Nam Phi yêu cầu quyền phủ quyết cho các ghế của châu Phi tại HĐBA LHQ
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa ngày 13/9 đã hoan nghênh sự ủng hộ của Mỹ đối với 2 ghế thường trực dành cho các quốc gia châu Phi tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), nhưng cho rằng việc bác bỏ quyền phủ quyết sẽ khiến các nước châu Phi trở thành "công dân hạng hai".
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tại phiên bỏ phiếu của Quốc hội ở Cape Town, Nam Phi, ngày 14/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Ramaphosa nhấn mạnh tình trạng không có đại diện từ một châu lục có 1,3 tỷ dân tại HĐBA đã và đang làm giảm vai trò của LHQ. Ông khẳng định việc từ chối trao cho các quốc gia châu Phi những quyền giống như các nước thành viên thường trực khác tại HĐBA "có nghĩa là chúng tôi một lần nữa trở thành công dân hạng hai".
Tổng thống Nam Phi tuyên bố: "Chúng tôi yêu cầu và đòi hỏi rằng chúng tôi phải có được sự tham gia nghiêm túc trong HĐBA LHQ. Chúng tôi không thể có sự tham gia hạng hai với tư cách là châu Phi tại HĐBA LHQ". Theo ông, quyết định về việc 2 quốc gia châu Phi nào sẽ giữ ghế tại HĐBA sẽ phải do Liên minh châu Phi (AU) quyết định.
Trước đó, hôm 12/9, Mỹ đã công khai lập trường ủng hộ thiết lập 2 ghế thường trực tại HĐBA dành cho châu Phi, nhưng không tán thành đề xuất mở rộng quyền phủ quyết vượt quá 5 quốc gia thành viên thường trực hiện nay - bao gồm Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Mỹ - tại cơ quan quyền lực nhất của LHQ.
Các quốc gia châu Phi hiện nắm giữ 3 ghế không thường trực tại HĐBA, được phân bổ luân phiên cho các nhiệm kỳ 2 năm. Bất kỳ thay đổi nào về tư cách thành viên trước tiên đều phải được hai phần ba trong số 193 quốc gia thành viên LHQ thông qua và phê chuẩn.
HĐBA LHQ chịu trách nhiệm giữ gìn hòa bình, an ninh quốc tế và có quyền áp đặt lệnh trừng phạt và cấm vận vũ khí cũng như quyền cho phép sử dụng vũ lực. Khi LHQ được thành lập hồi năm 1945, hội đồng này có 11 thành viên. Số thành viên HĐBA tăng lên 15 nước từ năm 1965, gồm 10 quốc gia được bầu chọn với nhiệm kỳ 2 năm và 5 nước có quyền phủ quyết là Nga, Trung Quốc, Pháp, Mỹ và Anh.
Chương trình cải cách HĐBA LHQ - vốn đã bị đình trệ từ lâu do những khác biệt giữa các nước thành viên thường trực - cũng cần phải được 5 cường quốc nêu trên nhất trí phê chuẩn.
Brazil hoàn thành năm Chủ tịch G20 Ngày 19/11, Tổng thống Brazil Lula da Silva tuyên bố nước này đã hoàn thành năm Chủ tịch Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ XIX, đồng thời chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên cho người đồng cấp Nam Phi, Cyril Ramaphosa. Các đại biểu tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20...