Hội nghị COP15 về chống sa mạc hóa tìm cách giải quyết tình trạng đất suy thoái
Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia (COP15) Công ước Liên hợp quốc chống sa mạc hóa sẽ chính thức khai mạc sáng ngày 9/5 tại thành phố Abidjan của Côte dIvoire, với sự có mặt của một số nguyên thủ quốc gia, trong đó các bên tham dự dự kiến tìm cách hành động cụ thể trước tình trạng suy thoái đất nhanh chóng và những hậu quả đối với đa dạng sinh học và con người.
Ít được biết đến hơn so với hội nghị LHQ về biến đổi khí hậu, COP15 của Công ước LHQ chống sa mạc hoá (UNCCD) giải quyết các vấn đề quan trọng không kém vào thời điểm LHQ ước tính 40% diện tích đất bị suy thoái trên toàn thế giới.
Dự kiến, 9 nguyên thủ châu Phi cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula Von Der Leyen sẽ tham gia các cuộc tranh luận qua cầu truyền hình. Các nhà lãnh đạo tham dự sẽ cố gắng thống nhất các biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn sự gia tăng của quá trình sa mạc hóa.
Video đang HOT
Thông cáo của UNCCD nêu rõ, với chủ đề “Đất đai – Sự sống – Di sản: Từ một thế giới bấp bênh đến một tương lai thịnh vượng”, sự kiện lần này là lời kêu gọi hành động để đảm bảo rằng đất đai, nguồn sống của chúng ta trên hành tinh này, sẽ tiếp tục mang lại lợi ích cho các thế hệ hiện tại và tương lai.
Theo LHQ, hội nghị sẽ đặc biệt chú ý đến việc khôi phục 1 tỷ hécta đất bạc màu vào năm 2030, tính bền vững của việc sử dụng đất trước tác động của biến đổi khí hậu và chống lại sự gia tăng các rủi ro thiên tai như hạn hán, bão cát và cháy rừng. Lục địa châu Phi bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi quá trình sa mạc hóa, đặc biệt là ở dải Sahel.
Một dự án thực vật nhằm khôi phục hàng trăm triệu hécta đất khô cằn ở châu Phi vào năm 2030 trên dải đất dài 8.000 km từ Senegal đến Djibouti sẽ được ưu tiên đưa ra bàn bạc và tìm hướng giải quyết cụ thể tại hội nghị. Dự kiến hội nghị kéo dài đến hết ngày 20/5.
Việt Nam lên tiếng việc tàu Trung Quốc phun vòi rồng ở Trường Sa
Việt Nam đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 trong mọi hoạt động ở khu vực trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp tình hình.
Thông tin trên được bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ, diễn ra chiều nay (18/11).
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng (Ảnh: Minh Nhật).
Tại cuộc họp báo, trước đề nghị Việt Nam nêu quan điểm khi Philippines lên tiếng việc tàu hải cảnh của Trung Quốc dùng vòi rồng chặn đường, ngăn chặn tàu của Philippines tiếp tế cho lực lượng đồn trú trái phép trên bãi Cỏ Mây thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bà Hằng đã nêu rõ.
"Lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vấn đề Biển Đông nói chung là rõ và nhất quán. Việt Nam đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển 1982 trong mọi hoạt động ở khu vực trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp tình hình; góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý tại khu vực" - bà Hằng nói.
Cũng liên quan tới tình hình trên Biển Đông, có thông tin cho biết vừa qua một tàu ngầm của Đài Loan - Trung Quốc tập trận hải quân gần đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Về việc này, bà Nguyễn Thị Thu Hằng nhấn mạnh: "Như đã nhiều lần khẳng định, Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với Quần đảo Hoàng Sa và Quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, mọi hoạt động tập trận tuần tra, tập trận quân sự của Đài Loan ở khu vực đảo Ba Bình thuộc Quần đảo Trường Sa là hành động xâm phạm nghiêm trọng, đe dọa hòa bình, ổn định và làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
"Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu Đài Loan chấm dứt các hoạt động trái phép nêu trên, không tái diễn trong tương lai" - bà Hằng nêu rõ.
Malaysia phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Ngoại giao Malaysia đã triệu Đại sứ Trung Quốc nhằm phản đối việc tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này. Tàu đánh bắt cá của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Xinhua Trong thông cáo báo chí đêm 4/10, Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Malaysia Âu...