Hội nghị BRICS: Chương trình nghị sự tập trung vào hợp tác đa phương và phát triển bền vững
Ngày 21/10, Thị trưởng thành phố Kazan (Nga) Ilsur Metshin ngày cho biết thành phố này đã sẵn sàng mọi thứ cho Hội nghị thượng đỉnh nhóm BRICS và hàng trăm các sự kiện liên quan trong khuôn khổ của sự kiện, diễn ra từ ngày 22-24/10.
Biểu tượng BRICS. Ảnh tư liệu: IRNA/TTXVN
Theo ông Metshin, lãnh đạo các nước BRICS cũng như các quốc gia đối tác sẽ đánh giá nước Nga ngày nay thông qua hội nghị tại Kazan. Toàn bộ thế giới sẽ chú ý đến Kazan trong 3 ngày diễn ra Hội nghị thượng đỉnh BRICS.
Vì vậy, để chuẩn bị tốt nhất cho sự kiện này, chính quyền Kazan đã chủ động mọi việc trong một thời gian dài, với trách nhiệm cao nhất, từ hiện đại hóa cơ sở hạ tầng đường sá, khách sạn, địa điểm công cộng đến đào tạo nhân sự tổ chức và đảm bảo an ninh cho hội nghị thượng đỉnh và các sự kiện liên quan. Ông Metshin khẳng định, đến nay, Kazan đã sẵn sàng mọi thứ cho sự kiện ngoại giao tầm cỡ, lớn nhất của nước Nga trong năm nay.
Cùng ngày, Trợ lý Tổng thống Nga, ông Yury Ushakov cho biết tại Hội nghị BRICS mở rộng (BRICS ) sắp tới, lãnh đạo các nước tham dự sẽ thảo luận các vấn đề quốc tế cấp bách nhất hiện nay như việc cải thiện cấu trúc quan hệ quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững, an ninh lương thực và năng lượng, cũng như tình hình ở Trung Đông.
Video đang HOT
Trong diễn biến liên quan, Thứ trưởng ngoại giao Brazil Eduardo Paes Saboia biết dự thảo tuyên bố cuối cùng của hội nghị đang trong quá trình hoàn thiện. Các chủ đề được đề cập dự kiến sẽ bao gồm những vấn đề truyền thống liên quan đến hợp tác tài chính, cũng như các lĩnh vực mới như trí tuệ nhân tạo. Ông bày tỏ hy vọng rằng những thành quả từ hợp tác tài chính sẽ được phản ánh trong tuyên bố cuối cùng của các nhà lãnh đạo BRICS. Ngoài ra, ông Saboia cũng mong muốn chương trình nghị sự của BRICS sẽ là kêu gọi cải cách các thể chế đa phương và quản trị toàn cầu trong các tổ chức như Liên hợp quốc và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Sức sống mới cho cơ chế đa phương
Từ ngày 1/1/2024, Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu BRICS (bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) ghi dấu mốc lịch sử khi chào đón 5 thành viên mới là Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Đây là lần mở rộng đầu tiên của BRICS kể từ năm 2010, cho thấy sức mạnh đoàn kết của BRICS và các nước đang phát triển, cũng như quyết tâm hợp tác vì tương lai tốt đẹp hơn.
Ngày 24/8/2023, tại thành phố Johannesburg, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 các nhà lãnh đạo Nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) đã ra Tuyên bố Johannesburg II, phản ánh các thông điệp chính của BRICS về các vấn đề quan trọng về kinh tế, tài chính và chính trị toàn cầu. BRICS cũng chính thức mời thêm 6 nước gia nhập khối. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, lần mở rộng này sẽ được tiếp nối bởi những lần mở rộng khác và BRICS là "sự hợp tác của các quốc gia bình đẳng, có quan điểm khác nhau nhưng có tầm nhìn chung để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho rằng việc mở rộng BRICS mang tính lịch sử và là điểm khởi đầu mới cho hợp tác BRICS, thể hiện quyết tâm của các nước BRICS trong việc đoàn kết và hợp tác với các nước đang phát triển khác, đáp ứng mong đợi của cộng đồng quốc tế và phục vụ những lợi ích chung của các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển. Ông Tập Cận Bình nêu rõ sự mở rộng cũng sẽ tiếp thêm sức sống mới cho cơ chế hợp tác BRICS và tăng cường hơn nữa các lực lượng vì hòa bình và phát triển thế giới, đồng thời nhấn mạnh rằng chỉ cần các nước BRICS cùng nhau hợp tác thì có thể đạt được nhiều điều và một tương lai đầy hứa hẹn đang chờ đợi các nước BRICS.
Tất cả các quốc gia thành viên BRICS đều khác nhau về mức độ giàu có, phát triển xã hội và khoa học, nhưng có một điểm chung là tốc độ phát triển kinh tế cao. Với các thành viên mới, BRICS sẽ chiếm khoảng 37% GDP của toàn cầu theo sức mua tương đương và 46% dân số thế giới. Điều quan trọng hơn là BRICS mở rộng quy tụ các quốc gia chiếm 80% sản lượng dầu mỏ thế giới, đưa nhóm này trở thành một trong những khối dẫn đầu trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu. Đồng thời, BRICS bao gồm không chỉ những nước khai thác mà cả tiêu thụ tài nguyên năng lượng lớn nhất thế giới. Đây là điểm tích cực để BRICS có thể đưa ra những chiến lược khai thác và sử dụng năng lượng ổn định, bền vững, vì sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
Sau Hội nghị thượng đỉnh BRICS tổ chức trực tuyến vào tháng 6/2022, Iran và Argentina đã nộp đơn xin gia nhập tổ chức này, sau đó Saudi Arabia, Ai Cập, UAE và Ethiopia cũng làm điều tương tự. Tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 được tổ chức tại Johannesburg (Nam Phi) cuối tháng 8 vừa qua, các nhà lãnh đạo BRICS quyết định mời 6 quốc gia trên tham gia liên minh từ ngày 1/1/2024. Tuy nhiên, cuộc bầu cử tổng thống ở Argentina hồi tháng 11 vừa qua đã dẫn tới sự thay đổi chính phủ ở nước này. Chính phủ mới theo đường lối cực hữu của Tổng thống Javier Milei đã quyết định xem xét lại việc gia nhập BRICS. Đây là lý do chỉ có 5 nước gia nhập BRICS trong đợt này.
Quyết định mở rộng nhóm phản ánh ý chí của các đồng minh BRICS hiện tại. Bằng cách này, BRICS cũng tăng cường sự hiện diện ở các khu vực như Trung Đông và châu Phi. Theo thông báo của Nam Phi, Chủ tịch BRICS năm 2023, hơn 40 quốc gia đã bày tỏ quan tâm đến việc gia nhập BRICS, trong đó có 22 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập. Tổ chức này cũng có kế hoạch ra mắt hệ thống thanh toán của riêng mình. Các nhà lãnh đạo đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khuyến khích sử dụng đồng nội tệ trong các giao dịch tài chính và thương mại quốc tế giữa BRICS cũng như các đối tác thương mại, đồng thời khuyến khích tăng cường mạng lưới ngân hàng đại lý giữa các quốc gia BRICS và cho phép thanh toán bằng các đồng nội tệ. Khi các nhà sản xuất dầu lớn như Saudi Arabia và Iran gia nhập BRICS, hoạt động buôn bán dầu mỏ sẽ dễ dàng "phi USD hóa".
Các chuyên gia cho rằng việc mở rộng BRICS không chỉ thể hiện xu hướng mạnh mẽ của cơ chế BRICS, vượt xa dự kiến của một số nước phương Tây như Mỹ, mà còn là phản ứng mạnh mẽ trước sự bá quyền của phương Tây. Việc thêm nhiều nước đang phát triển gia nhập BRICS đã thể hiện những mong muốn về tăng cường tiếng nói và quyền tự chủ của nhóm nước này trong các vấn đề toàn cầu, ủng hộ một trật tự quốc tế vô tư, công bằng, đa dạng và đa cực hơn, thay cho trật tự bị chi phối bởi các cường quốc kinh tế phương Tây. Bên cạnh đó, với việc BRICS mở rộng, cán cân kinh tế toàn cầu đang dần dịch chuyển từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi, phản ánh xu thế hướng tới một thế giới đa cực, qua đó tăng cường vai trò của các nước đang phát triển trong trật tự thế giới mới.
Trong năm đầu tiên mở rộng lên thành 10 thành viên, nước giữ chức chủ tịch luân phiên của BRICS chính là LB Nga. Tổng thống Vladimir Putin đã nhấn mạnh đến vai trò chủ tịch luân phiên của LB Nga trong năm đầu tiên đánh dấu bước ngoặt quan trọng của BRICS. Ông Putin lưu ý rằng Nga sẽ làm mọi cách có thể để giúp các thành viên mới hội nhập hài hòa với phương thức hoạt động của tổ chức này. Theo Tổng thống Putin, Nga dự định sẽ đóng góp bằng mọi cách để có thể để tăng cường vai trò của BRICS trong việc giải quyết các vấn đề cấp bách trong chương trình nghị sự toàn cầu, cũng như tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong khuôn khổ của hiệp hội.
Ngoài hội nghị thượng đỉnh BRICS tại Kazan vào tháng 10/2024 với thành phần mới, rộng rãi hơn, Nga cũng sẽ tổ chức Đại hội thể thao BRICS tại Kazan vào mùa Hè. Tổng cộng có khoảng 200 sự kiện dự kiến diễn ra trong khuôn khổ năm chủ tịch của Nga trên các lĩnh vực chính trị, an ninh, kinh tế, tài chính, khoa học, công nghệ, đổi mới, văn hóa...
Theo quyết định của Hội nghị thượng đỉnh Johannesburg, nhiệm kỳ chủ tịch của Nga sẽ tập trung chú ý vào việc đưa các thành viên mới vào cấu trúc hợp tác đa phương; thực hiện Chiến lược đối tác kinh tế BRICS đến năm 2025 và Kế hoạch hành động vì hợp tác đổi mới giai đoạn 2021-2024. Ngoài ra, việc tăng cường phối hợp chính sách đối ngoại tại các diễn đàn quốc tế quan trọng, tăng cường hợp tác về các vấn đề chống khủng bố, rửa tiền, an ninh thông tin và trí tuệ nhân tạo cũng là trọng tâm nhiệm kỳ.
Những ưu tiên khác bao gồm tăng cường vai trò của các nước BRICS trong hệ thống tài chính và tiền tệ toàn cầu, phát triển hợp tác liên ngân hàng với trọng tâm là tăng cường thanh toán bằng tiền tệ của các nước thành viên.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng vẫn còn một chặng đường dài để phát triển BRICS thành một nhóm thống nhất, bởi hiện đây vẫn là một khối liên kết khá lỏng lẻo và chưa có sự đồng thuận cao trong nội bộ. Sự khác biệt về mức độ phát triển, hạ tầng kinh tế... khiến các thành viên BRICS cũ và mới có cách tiếp cận không giống nhau đối với nhiều vấn đề của thế giới; chính sách và tính toán của mỗi thành viên khi tham gia tổ chức cũng khác nhau, thậm chí có thể nảy sinh xung đột về quyền lợi.
Tốc độ mở rộng BRICS sẽ phụ thuộc vào phương thức hợp tác được ưu tiên - kinh tế hay chính trị. Đây là một trong những chủ đề chính trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh ở Kazan. Trong thời gian Nga làm Chủ tịch luân phiên, BRICS dự kiến sẽ hình thành kế hoạch xác định cách thức và tiêu chí để thực hiện việc kết nạp thêm các thành viên mới, tiếp tục thể chế hóa hợp tác của nhóm. Mặc dù vậy, có thể khẳng định sự mở rộng của BRICS nói riêng cũng như việc hàng loạt tổ chức khu vực và quốc tế, như Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO)... kết nạp thêm thành viên trong thời gian qua, đã tạo sức sống mới cho các cơ chế hợp tác đa phương giữa các nước đang phát triển. Xu thế mở rộng này được đánh giá sẽ tiếp tục trong thời gian tới bởi việc BRICS hay G20 kết nạp thành viên mới cho thấy hợp tác là con đường duy nhất để kết nối sức mạnh giữa các thành viên cho mục tiêu phát triển chung.
Lý do số lượng quốc gia muốn gia nhập BRICS ngày càng gia tăng Chỉ trong vài năm qua, 13 quốc gia đã đăng ký gia nhập BRICS và 20 quốc gia khác đang bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của nhóm này, trong đó có quốc gia lớn nhất châu Phi là Algeria. Các nhà lãnh đạo BRICS hồi năm 2019. Ảnh: Reuters Giáo sư Fulufhelo Netswera, Trưởng khoa Khoa học Quản lý tại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Google dùng AI giúp người dùng học ngôn ngữ hiệu quả
Thế giới số
15:43:25 03/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 3.5.2025
Trắc nghiệm
15:41:47 03/05/2025
Công an Vĩnh Long đang xác minh vụ tai nạn làm con gái nghi phạm bắn người tử vong
Pháp luật
15:31:39 03/05/2025
Cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay sàn thương mại điện tử Amazon vì Quốc kỳ Việt Nam
Netizen
15:27:56 03/05/2025
Nam vũ công cao 1,78m đóng vai chính trong 'Lật mặt 8' của Lý Hải là ai?
Sao việt
15:18:41 03/05/2025
Nguyễn Quang Dũng nghẹn lòng trước người đàn ông 'gà trống nuôi con' khi vợ mất
Tv show
15:12:28 03/05/2025
Nóng: 1 Á hậu đình đám tố chồng đại gia dùng dao tấn công, đe dọa gây chấn động showbiz
Sao châu á
15:05:27 03/05/2025
Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ
Tin nổi bật
14:44:51 03/05/2025
Huyền thoại váy hoa khiến ai ngắm cũng muốn điệu đà hơn trong mùa hè này
Thời trang
14:29:30 03/05/2025
"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười
Lạ vui
14:04:40 03/05/2025