Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN: Tiếp cận đa phương các vấn đề trên biển
Theo giới phân tích, sự lo ngại về các hành động ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông sẽ là một trong những chủ đề nóng ở Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Hẹp và Mở rộng (ADMM – ADMM ) lần thứ 6 tại Bangkok, Thái Lan từ ngày 16 đến 19-11.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch hội đàm với người đồng cấp Thái Lan Prawit Wongsuwan tại Bangkok, Thái Lan hồi tháng 7-2019
Chú trọng an ninh bền vững
Nhận lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, sáng 16-11, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, đã dẫn đầu Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN Hẹp (ADMM) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM ). Đáng chú ý, Việt Nam sẽ tiếp nhận chức Chủ tịch ADMM và ADMM từ Thái Lan sau khi kết thúc Hội nghị ADMM lần thứ 6.
Việc tham gia các hội nghị của đoàn đại biểu quân sự cấp cao thể hiện sự tham gia tích cực, chủ động, có trách nhiệm của Việt Nam vào các lĩnh vực hợp tác trong khuôn khổ ADMM và ADMM , tiếp tục triển khai các sáng kiến của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác quốc phòng ASEAN; khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam đối với khu vực và thế giới thông qua hoạt động tại các diễn đàn đa phương cũng như thúc đẩy nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực.
Hội nghị ADMM sẽ có sự tham gia của bộ trưởng quốc phòng 10 nước thành viên ASEAN và 8 đối tác toàn cầu, gồm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa. Hội nghị ADMM cũng có sự tham gia của các nhóm chuyên gia tập trung vào các lĩnh vực khác nhau như chống khủng bố, hoạt động gìn giữ an ninh hàng hải, nhân đạo và cứu trợ thảm họa. Shahriman Lockman, nhà phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế ở Malaysia, nhận định: Mặc dù Thái Lan chọn “An ninh bền vững” là chủ đề của ADMM năm nay, song biển Đông vẫn là vấn đề thu hút sự chú ý hàng đầu.
Chiều cùng ngày, Đại tướng Ngô Xuân Lịch đã có các cuộc gặp với Phó Thủ tướng Thái Lan Prawit Wongsuwan và Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto. Phó Thủ tướng Prawit Wongsuwan khẳng định Thái Lan sẽ tham gia tích cực và ủng hộ Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức thành công các hội nghị quốc phòng, quân sự trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020. Hai bên thống nhất việc duy trì vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN trong các cơ chế hợp tác tại khu vực, trong đó có ADMM , là hết sức quan trọng… Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto khẳng định Indonesia ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công các hoạt động trong Năm Chủ tịch ASEAN 2020.
Duy trì hòa bình trên biển
Video đang HOT
Cùng ngày, tại Đại học York ở thành phố Toronto, Canada, hội thảo “Duy trì hòa bình ở khu vực biên giới trên biển” diễn ra, đem đến cho giới chức và các học giả cơ hội thảo luận về các vấn đề liên quan đến an ninh, quy tắc quản lý và các chính sách trong tương lai trên biển. Hội thảo tập trung vào các vấn đề như: tầm quan trọng của Ấn Độ – Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương đối với thế giới, cùng các mối đe dọa tại khu vực biên giới ở các vùng biển này; triển vọng của ASEAN và Indonesia tại Ấn Độ – Thái Bình Dương; duy trì hòa bình và phát triển tại Ấn Độ – Thái Bình Dương…
GS Julie Nguyen, Trường Centennial, Giám đốc Hiệp hội Canada – Việt Nam tại Toronto, cho biết, Hiệp hội Canada – Việt Nam muốn thông tin đến bạn bè Canada về các hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam, về mong muốn giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển để phát triển đất nước, đồng thời cũng để nâng cao tinh thần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo trong thế hệ trẻ người Việt ở hải ngoại. Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người dân Việt Nam, dù sinh sống ở nơi đâu.
Ông Adam P. MacDonald, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về an ninh và phát triển tại Đại học Dalhousie, nhận định, trong bối cảnh những tranh chấp ở khu vực biển Đông khá phức tạp, việc theo đuổi một cách tiếp cận đa phương để đạt được một thỏa thuận toàn diện là giải pháp hợp lý mà các bên nên kiên trì theo đuổi.
VIỆT ANH tổng hợp
Theo SGGP
Mỹ - ASEAN lần đầu diễn tập trên Biển Đông, thông điệp gì cho Trung Quốc?
Hôm 2/9, Mỹ và 10 nước thành viên ASEAN bao gồm Việt Nam đã bắt đầu tiến hành đợt diễn tập chung trên cả khu vực Biển Đông.
Theo Japan Times, 8 chiến hạm cùng 4 máy bay và hơn 1.000 quân nhân của quân đội Mỹ và 10 nước thành viên ASEAN đã tham gia đợt diễn tập chung đầu tiên mang tên Tập trận Hàng hải ASEAN - Mỹ(AUMX).
Tàu chiến của hải quân Mỹ và Malaysia tham gia một cuộc tập trận ở eo biển Malacca hồi tháng Tám. (Ảnh; Hải quân Mỹ)
Đợt diễn tập kéo dài 5 ngày bắt đầu từ căn cứ hải quân Sattahip ở Thái Lan và kết thúc ở Singapore. Cuộc tập trận diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung vẫn vô cùng căng thẳng liên quan tới cuộc chiến thương mại và vấn đề Biển Đông.
Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ chiều 22/8 ở Hà Nội: "Theo thông tin chúng tôi được biết, cuộc diễn tập hàng hải ASEAN và Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 2 tới ngày 6/9/2019. Đây là hoạt động được tiến hành theo thỏa thuận giữa Bộ trưởng quốc phòng ASEAN và Mỹ năm 2018. Là thành viên của ASEAN, Việt Nam sẽ tham gia cuộc diễn tập này".
Hồi tháng 10/2018, Trung Quốc và ASEAN từng tiến hành đợt tập trận chung đầu tiên tương tự.
Tuyên bố từ Hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Mỹ cho hay, dẫn đầu là lực lượng hải quân Mỹ và Thái Lan, cuộc tập trận AUMX sẽ diễn ra "trên các vùng biển quốc tế ở khu vực Đông Nam Á bao gồm vịnh Thái Lan và Biển Đông" trước khi kết thúc ở Singapore.
"AUMX xây dựng an ninh hàng hải hùng mạnh hơn cho ASEAN, sức mạnh liên hải quân giữa Mỹ và ASEAN và sức mạnh niềm tin chung của chúng ta về một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở cửa", Thiếu tướng hải quân Joey Tynch, người phụ trách quan hệ hợp tác an ninh của hải quân Mỹ ở Đông Nam Á cho hay.
Ngoài Mỹ và Thái Lan, cuộc tập trận AUMX còn có sự tham gia của Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore và Việt Nam.
Lâu nay, Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược mang lại giá trị 3 ngàn tỷ USD/năm. Thậm chí, trong những năm gần đây, Trung Quốc không ngừng cải tạo, xây dựng các hòn đảo nhân tạo và tiến hành quân sự hóa trái phép trên các thực thể này để bảo vệ những tuyên bố chủ quyền phi lý ở Biển Đông.
Dù không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, nhưng Nhật Bản và Mỹ nhiều lần lên tiếng khẳng định duy trì "khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở cửa và tự do". Mỹ còn thường xuyên điều động tàu thuyền tới Biển Đông để tiến hành tuần tra đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược.
Kể từ cuối năm ngoái, hàng tháng, hải quân Mỹ đều điều động tàu chiến tới Biển Đông để "thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý". Do đó, chiến hạm Mỹ - Trung cũng không ít lần đối mặt trên Biển Đông.
"Cuộc tập trận AUMX tạo nền tảng đa phương mới cho hoạt động hợp tác vì những ưu tiên an ninh hàng hải hàng đầu trong khu vực", Phó Đô đốc Phil Sawyer, Chỉ huy Hạm đội 7 đóng quân tại tỉnh Kanagawa, Nhật Bản nhấn mạnh.
Hồi tháng trước, một tàu thăm dò của Trung Quốc đã hoạt động trái phép trong vùng biển của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc khiến Mỹ và Australia lên tiếng bày tỏ mối quan ngại về hoạt động phi pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông.
Cụ thể, hôm 26/8, Bộ Quốc phòng Mỹ nhấn mạnh, Washington "đặc biệt quan ngại về những nỗ lực liên tiếp của Trung Quốc vi phạm trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Gần đây, Trung Quốc còn tái diễn sự can thiệp mang tính áp bức nhằm vào các hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông".
Cũng theo Bộ Quốc phòng Mỹ, Bắc Kinh "sẽ không thể giành được lòng tin của các nước láng giềng hay sự tôn trọng của cộng đồng quốc tế nếu như vẫn tiếp tục triển khai chiến thuật bắt nạt".
Trong những ngày gần đây, Mỹ cũng đã tăng cường hoạt động trên Biển Đông. Điển hình, hôm 28/8, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Wayne E. Meyer của hải quân Mỹ đã tiến lại gần khu vực bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) trên Biển Đông. Đây là hai khu vực mà Trung Quốc đã chiếm đóng bất hợp pháp và trái phép xây dựng các hòn đảo nhân tạo. Trước đây, các chiến hạm Mỹ cũng từng di chuyển lại gần bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn.
Điều đáng nói, hôm 28/8 là lần đầu tiên theo chương trình tuần tra "đảm bảo tự do hàng hải" một chiến hạm Mỹ cùng lúc tiến lại gần hai khu vực mà Trung Quốc xây dựng trái phép đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời Đại tá Li Huamin, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Chiến khu miền nam của quân đội Trung Quốc đã lên tiếng cáo buộc Mỹ "hành động như thể bá chủ phớt lờ các quy định và luật pháp quốc tế", đồng thời hối thúc Washington dừng ngay "những hành động mang tính khiêu khích" để tránh "va chạm bất ngờ".
Cũng theo ông Li, hải quân và không quân Trung Quốc đã bám đuôi, nhận dạng, theo dõi, cảnh báo và yêu cầu tàu khu trục Mỹ rời khỏi khu vực bãi đá Chữ Thập và Vành Khăn.
Chia sẻ với Japan Times, một phát ngôn viên lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ cho hay vào ngày 27/8, Mỹ cũng đã điều động 2 oanh tạc cơ hạng nặng B-52 và 2 chiến đấu cơ F-15C từ căn cứ không quân Andersen nằm trên đảo Guam tham gia một cuộc diễn tập ở khu vực gần Biển Đông và ngoài khơi Nhật Bản.
Minh Thu (lược dịch)
Theo infonet
Có gì trong ngôi nhà siêu mỏng giá hơn 4 tỷ đồng? Mặc dù chiều ngang chỉ 2,1m nhưng nhờ sự thiết kế khéo léo, ngôi nhà vẫn đầy đủ các phòng chức năng chính, thậm chí có cả một sân nhỏ để thư giãn ở phía sau. Tọa lạc tại thành phố Toronto (Canada), ngôi nhà siêu mỏng này có chiều ngang chỉ 2,1m và chiều sâu tới 34m. Toàn bộ diện tích sử...