Hội nghị bộ trưởng G20 thúc đẩy hòa nhập người khuyết tật vào thị trường lao động
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Hội nghị Bộ trưởng Lao động và Việc làm Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới ( G20 LEMM) diễn ra ngày 14/9 tại Indonesia đã nhất trí 5 văn kiện chính nhằm thúc đẩy hợp tác việc làm và tăng cường hòa nhập người khuyết tật trong thị trường lao động.
Cuộc họp các quan chức cấp cao Nhóm G20 tại Bali (Indonesia) ngày 31/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Văn kiện thứ nhất là Kế hoạch hành động về xúc tiến và giám sát các nguyên tắc của G20 về hội nhập thị trường lao động cho người khuyết tật. Trong đó, các thành viên cam kết đẩy nhanh tiến trình gia nhập của các nhóm khuyết tật vào thị trường lao động.
Hai là, Khuyến nghị chính sách về Tăng trưởng bền vững và năng suất để phát triển năng lực con người thông qua đào tạo nghề dựa vào cộng đồng. Văn kiện bao gồm 1 thỏa thuận giữa các nước nhằm nâng cao năng lực và năng suất nguồn nhân lực thông qua các chương trình học tập dài hạn, trong đó chú ý đến nhu cầu của địa phương và phương pháp đào tạo nghề bền vững và toàn diện.
Video đang HOT
Ba là, Khuyến nghị chính sách về Thúc đẩy tinh thần kinh doanh và hỗ trợ các các doanh nghiệp vừa và nhỏ như một công cụ làm việc. Đây là cơ hội để tăng thêm việc làm toàn diện và bền vững thông qua phát triển và hỗ trợ các chương trình khởi nghiệp, góp phần đẩy nhanh phục hồi kinh tế.
Bốn là, Nguyên tắc chính sách G20 về Bảo hộ lao động thích ứng để bảo vệ hiệu quả hơn và tăng khả năng phục hồi cho tất cả người lao động. Văn kiện đề ra 3 yếu tố quyết định gồm phạm vi bảo hộ lao động, mức độ bảo vệ và mức độ tuân thủ nhằm đảm bảo cho người lao động kịp thích ứng với những thay đổi trong môi trường lao động hiện nay.
Năm là, Cập nhật kỹ năng chiến lược G20, trong đó có thỏa thuận phát triển quản trị nhằm đảm bảo tất cả các công dân được giáo dục cơ bản tốt và tiếp cận với việc cải thiện kỹ năng liên tục, phù hợp với những thay đổi của thị trường lao động.
Bộ trưởng Nhân lực Indonesia Ida Fauziyah cho biết, những tài liệu trên sẽ là hướng dẫn giúp các nước cân nhắc hoạch định chính sách lao động, không chỉ áp dụng cho các nước thành viên G20 mà còn có thể dùng cho các nước đang phát triển.
LEMM là một trong 6 hội nghị quan trọng cấp bộ trưởng trong tháng 8-9 nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra vào trung tuần tháng 11 tới.
Indonesia kêu gọi G20 thúc đẩy phục hồi kinh tế bao trùm
Đồng Chủ tịch Think 20 (T20) Indonesia, ông Bambang Brodjonegoro đã hối thúc các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu một cách toàn diện.
Ông Bambang Brodjonegoro. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, phát biểu trên được ông Brodjonegoro đưa ra tại Hội nghị Thượng đỉnh T20 - diễn đàn hợp tác dành cho các tổ chức tư vấn và các nhà nghiên cứu từ khắp các nước thành viên G20 - được tổ chức vào ngày 5/9 tại Bali (Indonesia).
Theo ông Brodjonegoro, phục hồi kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn và bao trùm hơn từ các tác động của đại dịch COVID-19 là một trong những khuyến nghị chính sách trong thông cáo chung của của Chủ tịch T20 Indonesia. Chủ tịch T20 Indonesia cũng hối thúc các nhà lãnh đạo G20 tiến hành các nỗ lực tập thể nhằm cải cách cấu trúc y tế toàn cầu, tận dụng chuyển đổi kỹ thuật số, thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững và tăng cường hợp tác xuyên biên giới.
Ngoài ra, Indonesia cũng khuyến khích thúc đẩy tiếng nói của các quốc gia ở Nam bán cầu, trong đó hầu hết là các quốc gia đang phát triển. Theo ông Brodjonegoro, việc tăng cường đại diện của các quốc gia này là rất quan trọng nhằm đảm bảo công bằng và thu hút sự đồng thuận của tất cả các quốc gia. Ông Brodjonegoro cho rằng các vấn đề toàn cầu - chẳng hạn như đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu và chuyển đổi kỹ thuật số - có thể diễn ra trên quy mô rộng và do vậy cần xử lý tập thể.
Trong thông cáo chung của Hội nghị Thượng đỉnh T20, Indonesia nhấn mạnh 5 khuyến nghị chính sách chính, bao gồm khuyến khích phục hồi kinh tế và tăng cường khả năng ứng phó; cắt giảm khí phát thải; thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang xã hội kỹ thuật số; phát triển kinh tế bao trùm hơn và lấy con người làm trung tâm; và khôi phục trật tự toàn cầu. Ông Brodjonegoro cho hay các khuyến nghị này đã được phát triển thông qua một quy trình nghiêm túc với sự tham gia của 200 nhóm chuyên gia, thực hiện 762 bản tóm tắt chính sách.
Giới chức FED: Cần 'vài năm' để đưa lạm phát ở Mỹ trở lại mức 2% Ngày 30/8, một quan chức hàng đầu của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cho biết FED cam kết đưa lạm phát đang tăng nhanh ở Mỹ trở lại mức 2%, song sẽ mất "vài năm" để đạt mục tiêu này. Người dân mua hàng hóa tại siêu thị ở Glendale, bang California, Mỹ ngày 12/1/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Trong...