Hôi miệng hãy dùng hỗn hợp mật ong và quế
Ngoài ra hỗn hợp này cũng có tác dụng trị nám da, ngừa lão hóa, giúp giảm cân, trị cúm… đã được người Ấn Độ cổ đại sử dụng làm thuốc qua nhiều thế hệ.
Các kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cũng cho thấy khả năng chữa bệnh tuyệt vời từ hỗn hợp mật ong và quế.
Mật ong ngọt hơn đường và có mùi vị đặc biệt. Tuy nhiên, lượng đường trong mật ong không ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân đái tháo đường nếu sử dụng đúng liều lượng. Từ lâu, mật ong cũng được sử dụng để làm thuốc.
Trong khi đó, quế là loại gia vị có mùi nồng, ấm, vị cay. Các kết quả nghiên cứu cho thấy quế có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm đường huyết.
Hỗn hợp mật ong và quế có thể giúp chữa trị một số bệnh sau đây:
1. Viêm khớp
Hòa 1 phần mật ong, 2 phần nước và 1 muỗng cà phê bột quế thành hỗn hợp nước sệt sệt. Thoa nước này lên vùng khớp xương đang bị đau kết hợp với việc xoa bóp nhẹ nhàng. Điều này sẽ giúp bạn giảm đau trong vòng 1 đến 2 phút.
Có thể dùng một tách nước ấm pha thêm 2 muỗng mật ong và 1 muỗng bột quế, uống đều đặn mỗi sáng giúp trị bệnh viêm khớp mãn tính.
2. Hôi miệng
Để giữ hơi thở thơm tho suốt cả ngày, hãy cho 1 thìa cà phê mật ong và quế vào nước ấm và dùng hỗn hợp này để súc miệng.
3. Nhiễm trùng đường tiểu hay viêm bàng quang
Uống 1 ly nước ấm có pha thêm 2 muỗng canh bột quế và một muỗng cà phê mật ong.
4. Ung thư
Video đang HOT
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, để làm giảm những triệu chứng của bệnh ung thư dạ dày, ung thư xương, có thể dùng hỗn hợp 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng cà phê bột quế, dùng mỗi ngày 3 lần trong vòng 3 tháng.
5. Giảm cholesterol
Muốn giảm mức cholesterol trong cơ thể xuống bớt 10% trong vòng 2 giờ, hãy uống hỗn hợp gồm 2 muỗng canh mật ong và 3 muỗng cà phê bột quế hòa chung với 450ml nước trà, uống mỗi ngày 3 lần.
6. Cảm thông thường
Hòa 1 muỗng canh mật ong và 1/4 muỗng cà phê bột quế vào ly nước ấm, dùng liên tục trong 3 ngày có thể giúp làm giảm chứng nghẹt mũi và các triệu chứng khác của bệnh cảm.
7. Bệnh tim mạch
Dùng hỗn hợp giữa mật ong và quế ăn chung với bánh mì thường xuyên có thể giúp giảm cholesterol và ngăn ngừa các cơn đau tim. Một kết quả nghiên cứu ở Mỹ và Canada cho thấy động mạch và tĩnh mạch của những bệnh nhân cao tuổi được chăm sóc tại nhà đã phục hồi sau khi áp dụng cách điều trị này.
Các nhà khoa học nhận thấy mật ong có nhiều chất sắt và các loại vitamin khác. Việc sử dụng mật ong và bột quế hàng ngày sẽ tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
9. Chứng khó tiêu
Trộn bột quế và 2 muỗng canh mật ong, dùng trước mỗi bữa ăn. Điều này có tác dụng làm giảm axít trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn.
10. Cúm
Một nhà khoa học ở Tây Ban Nha đã chứng minh được rằng trong mật ong có chứa những thành phần tự nhiên có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh cúm.
11. Ngăn ngừa lão hóa
Chế biến hỗn hợp này thành trà theo cách sau: 4 muỗng canh mật ong, 1 muỗng cà phê bột quế cùng với 3 ly nước. Uống từ 3 đến 4 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 1/4 ly để giúp giảm bớt quá trình lão hóa của cơ thể, giữ da luôn mềm mại và tăng tuổi thọ.
13. Mụn và vết nám ở da
Thoa hỗn hợp gồm 3 muỗng canh mật ong và 1 muỗng cà phê bột quế lên vùng da bị mụn hoặc sạm, nám trước khi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau.
14. Nhiễm trùng da
Lấy lượng mật ong và bột quế tương đương nhau, trộn đều và thoa lên da để trị bệnh chàm, lác và những căn bệnh nhiễm trùng da khác.
15. Đau răng
Muốn trị đau răng, hãy dùng 1 muỗng cà phê bột quế và 5 muỗng cà phê mật ong trộn đều rồi thoa lên vùng bị đau mỗi ngày 3 lần.
16. Đau dạ dày
Mật ong và bột quế còn giúp chữa được bệnh đau dạ dày cũng như các khối u, vết loét trong dạ dày. Các kết quả nghiên cứu ở Ấn Độ và Nhật Bản cho thấy chúng cũng có tác dụng làm giảm chứng đầy hơi.
17. Giảm cân
Uống một ly nước ấm có pha thêm mật ong và bột quế vào buổi sáng trước khi ăn và uống thêm 1 ly vào khoảng nửa giờ sau khi ăn. Làm tương tự vào buổi tối trước khi đi ngủ. Người bị béo phì nếu áp dụng phương pháp này thường xuyên sẽ rất hiệu quả. Loại nước uống này có tác dụng ngăn chặn chất béo tích tụ trong cơ thể.
Theo Yên Lam
PNO/ Worldwoman
Tháng nào dễ viêm bàng quang?
Tháng nào trong năm cũng có thể bị viêm bàng quang, nhất là ở phụ nữ (do ống dẫn tiểu ngắn hơn ở đàn ông) nhưng bệnh rõ ràng có khuynh hướng bội tăng vào các tháng nóng bức.
Lý do là vì khác biệt nhiệt độ thái quá, chẳng hạn vừa từ ngoài trời nóng gắt bước vào phòng có gắn máy lạnh hay ngược lại
Để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm tấn công ngược lên trái thận, thầy thuốc tất nhiên phải dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không hẳn lúc nào viêm bàng quang cũng đều do nhiễm khuẩn.
Chườm nóng vùng bụng dưới để bớt đau khi đi tiểu
Trái lại, không dưới 2/3 trường hợp không cần dùng thuốc kháng sinh. Hơn nữa, đó không hẳn lúc nào cũng là giải pháp vì ngay cả trong trường hợp nhiễm khuẩn và được điều trị đúng cách, bệnh vẫn tái phát dễ dàng với khuynh hướng càng lúc càng cứng đầu với thuốc kháng sinh.
Chính vì thế, thầy thuốc ở các nước có nền y tế tiên tiến từ lâu đã khuyên các đối tượng dễ bị viêm bàng quang, thay vì chỉ trông mong vào thuốc kháng sinh thì nên chủ động thực hiện một số biện pháp sinh học như dưới đây:
- Uống thật nhiều nước, được 3 lít trong ngày càng hay, ngay khi phát hiện các triệu chứng viêm bàng quang (ớn lạnh, tiểu gắt, tiểu lắt nhắt...) để mượn dòng nước tiểu kéo bệnh nguyên ra ngoài. Đừng ngại đi tiểu trong ngày, tốt nhất là đi tiểu mỗi giờ nhưng đừng quên uống ngay ly nước lớn sau mỗi lần "xả xú bắp".
- Chườm nóng vùng bụng dưới để bớt đau khi đi tiểu.
- Ngưng mọi hoạt động thể dục thể thao. Nằm nghỉ càng thường xuyên càng hay trong suốt thời gian viêm bàng quang.
- Uống nước ép trái dâu tây càng nhiều càng tốt vì hoạt chất trong trái này có tác dụng kháng sinh không thua thuốc đặc hiệu. Đã vậy, nước dâu tây vừa không gây lờn thuốc lại thêm ngon miệng.
- Tăng lượng nấm trong khẩu phần để tận dụng tác dụng giảm đau tương tự aspirin của hoạt chất trong nấm.
- Giữ lòng bàn chân cho ấm bằng cách mang vớ, ngâm chân nước ấm, hơ chân bằng máy sấy tóc, bằng đèn hồng ngoại...
Trong bối cảnh của môi trường ô nhiễm lại thêm khí hậu oi bức, viêm bàng quang hẳn không mời cũng đến. Nếu không có cách "tống cổ cho yên thân" thì tốt hơn hết là nên chuẩn bị để bệnh nếu có đến cũng đừng đến quá thường và đã đến thì đừng ở lại quá lâu, khi đi thì đừng bỏ lại vài di chứng nào đó. Điều đó hoàn toàn khả thi nếu nạn nhân đừng khoanh tay "há miệng chờ sung rụng" rồi trúng nhằm... thuốc kháng sinh.
Theo PLXH
Teen đừng chủ quan với nhiễm trùng đường tiểu! Nhiễm trùng đường tiểu là gì? Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh nhiễm trùng thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này. Đường tiểu, hay đường tiết niệu, bao gồm hai thận, niệu quản (hai ống dẫn nước tiểu...