Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa tổ chức đại hội lần thứ IV và ra mắt BCH khóa mới
Các đại biểu đã bầu ra được 28 vị tham gia Ban chấp hành Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa khóa IV, nhiệm kỳ 2019-2024.
Bà Lê Thị Kim Thanh – Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam tặng bức trướng mang dòng chữ: Đoàn kết, dân chủ, sáng tạo, phát triển cho Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa.
Mới đây, Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa tổ chức đại hội lần thứ IV, tham dự đại hội có 85 đại biểu đại diện cho 1.950 hội viên Hội Luật gia tỉnh.
Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, Ban tổ chức Tỉnh ủy, ban Tuyên giáo, ban Dân vận Tỉnh ủy… cùng dự đại hội. Bà Lê Thị Kim Thanh – Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam dự và chỉ đạo đại hội. Ông Dương Khánh – Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa đã thay mặt ban chấp hành thông qua báo cáo công tác hội nhiệm kỳ III (2014-2019) và phương hướng nhiệm kỳ IV (2019-2024).
Theo báo cáo tổng kết trong nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã chủ động, tích cực tham mưu cho cấp ủy, Đảng, chính quyền tổ chức quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc các văn bản của Đảng, Nhà nước và về công tác của Hội Luật gia Việt Nam. Ban chấp hành Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2014-2019 đã thành lập được 2 Hội Luật gia cấp huyện (Thọ Xuân và Hoằng Hóa) và một chi hội luật gia cấp tỉnh (Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Thanh Hóa) đưa tổng số các tổ chức hội trực thuộc lên 34 đơn vị (21 hội Luật gia cấp huyện, thành phố và 13 đơn vị chi hội luật gia trực thuộc).
Video đang HOT
Hoạt động của Hội ngày càng đa dạng, phong phú. Công tác tham gia xây dựng, phản biện chính sách, pháp luật được thực hiện có chất lượng, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, bà Lê Thị Kim Thanh đã biểu dương và ghi nhận những thành tích, kết quả mà Hội Luật gia tỉnh đạt được trong nhiệm kỳ qua. Đồng thời, bà Thanh nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm Hội Luật gia tỉnh cần thực hiện trong nhiệm kỳ tới. Theo đó, các cấp hội trong tỉnh tiếp tục quán triệt và thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 30/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp nhằm hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới.
Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch cụ thể để phổ biến quán triệt, triển khai Nghị quyết của đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ 13 tới toàn thể cán bộ, hội viên trong tỉnh; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của đề án xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, giai đoạn 2017-2021, trong đó, chú trọng xây dựng mô hình trung tâm pháp luật cộng đồng góp phần thực hiện tốt hơn nữa các chức năng, nhiệm vụ của Hội Luật gia.
Đại hội đã bầu được 28 vị tham gia Ban chấp hành Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa khóa IV, nhiệm kỳ 2019-2024. Các ông Vũ Duy Hòa (Chủ tịch), Dương Khánh (Phó chủ tịch), Lê Đình Ty (Phó Chủ tịch) và Hà Sĩ Thắng (Phó Chủ tịch) được Ban chấp hành tín nhiệm bầu tiếp tục tái cử Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa khóa IV, nhiệm kỳ 2019-2024.
Xuân Chinh
Theo ĐS&PL
Một giáo viên ở Thanh Hóa xin nghỉ việc vì... lương không đủ sống
Sở GD-ĐT Thanh Hóa vừa có quyết định cho ông Phạm Ngọc Trung, giáo viên thể dục trường THPT Như Xuân 2 thôi việc theo nguyện vọng cá nhân.
Lý do được ông này nêu ra là do "mức lương thấp" trong khi chi phí sinh hoạt trong cuộc sống ngày càng cao.
Theo thông tin từ báo Giáo dục Việt Nam, ngày 22/10, bà Phạm Thị Hằng - Giám đốc Sở GD-ĐT Thanh Hóa đã ký quyết định số 1893/QĐ-SGDĐT về việc cho giáo viên thôi việc.
Cụ thể, người có đơn xin thôi việc đó chính là thầy Phạm Ngọc Trung, từng tốt nghiệp ĐH Sư phạm Thể dục thể thao và công tác tại trường THPT Như Xuân 2, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Lý do mà thầy Trung đưa ra là do lương giáo viên không đủ để trang trải cuộc sống.
Đơn xin nghỉ việc của thầy Phạm Ngọc Trung, giáo viên thể dục trường THPT Như Xuân 2, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
Thầy Trung viết trong đơn xin nghỉ việc của mình: "Nay do mức lương thấp mà chi phí cho sinh hoạt trong cuộc sống ngày càng cao, bản thân luôn phải nỗ lực làm thêm rất nhiều công việc tay trái nhưng thực tế lại là thu nhập chính để trang trải cuộc sống cho cả gia đình.
Một phần do áp lực về thời gian công việc, không phù hợp với thực trạng cơ chế quản lý và hoạt động. Phần khác muốn tạo cơ hội cho các giáo viên trẻ khác ra trường mà chưa có việc làm. Do vậy, tôi làm đơn này mong được các cấp giải quyết cho tôi được nghỉ việc".
Trường THPT Như Xuân 2. Ảnh: Hoàng Nguyên/Báo Giáo dục Việt Nam
Được biết giáo viên này đã công tác trong ngành giáo dục được hơn 15 năm. Suốt 15 năm hoạt động, thầy đã gặt hái được rất nhiều những thành tích nổi bật như đào tạo ra nhiều học sinh giỏi cấp tỉnh, là giáo viên giỏi tỉnh đầu tiên và cũng là duy nhất của nhà trường cho đến thời điểm này; có sáng kiến kinh nghiệm được ngành giáo dục công nhận; nhiều Giấy khen của Giám đốc Sở GD-ĐT, bằng khen của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,...
Bên cạnh đó, giáo viên này cũng đã gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo nhà trường, ngành giáo dục trong suốt thời gian qua đã hỗ trợ và giúp đỡ mình.
Trước thầy Trung, 2 giáo viên ở Thanh Hóa khác cũng đã nộp đơn xin ra khỏi ngành với lý do thu nhập không đủ sống và đã tìm được một công việc khác có thu nhập ổn định hơn.
Theo saostar
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký các quyết định về công tác nhân sự Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/11/2019 đối với một số cán bộ gồm ông Nguyễn Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao và ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch VNPT. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Cường. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN) Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới ký các quyết...