“Hội Luật gia là lực lượng đấu tranh chống tham nhũng”
Ngày 20/9, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XII, nhiệm kỳ 2014-2019 đã diễn ra tại Hà Nội.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu tại Đại hội. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Trong diễn văn khai mạc Đại hội, ông Nguyễn Văn Hiện, Trưởng Ban tư pháp, Bí thư Đảng đoàn Hội Luật gia Việt Nam, cho biết trong nhiệm kỳ XI (2009-2014) vừa qua, có nhiều sự kiện quan trọng đã diễn ra trong tổ chức và hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam.
Hội Luật gia Việt Nam đã phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội XI đề ra; tất cả các lĩnh vực hoạt động của các cấp Hội đều có một bước phát triển mới toàn diện hơn, vững chắc hơn; vị trí, vai trò của Hội được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, nhân dân và bạn bè quốc tế tin tưởng và đánh giá cao, mở ra nhiều cơ hội và điều kiện cho hoạt động của Hội trong những năm tiếp theo.
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc mừng và biểu dương các thành tích mà Hội Luật gia Việt Nam đã đạt được.
Đánh giá cao những kết quả đạt được của Hội Luật gia thời gian qua, Chủ tịch nước nêu rõ trong lịch sử vẻ vang gần 60 năm qua, Hội Luật gia Việt Nam đã có nhiều cống hiến cho đất nước, dân tộc và có những bước phát triển rất đáng tự hào.
Trong kháng chiến chống Mỹ cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, đội ngũ Luật gia không ngừng tăng lên về số lượng, nâng cao chất lượng, góp phần cùng cả dân tộc đánh thắng ngoại xâm; ngày nay có nhiều cống hiến cho sự nghiệp tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Chủ tịch nước nhấn mạnh nhiệm kỳ vừa qua, Hội Luật gia Việt Nam đã phát huy tích cực vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam, thành viên của Hội Luật gia các nước ASEAN, Hội Luật gia dân chủ thế giới.
Trước tình hình chủ quyền biển, đảo bị xâm phạm, Hội đã chủ động ra tuyên bố, phối hợp tổ chức các hội thảo, hội nghị quan trọng, hợp tác chặt chẽ với Hội Luật gia dân chủ quốc tế và nhiều tổ chức, cá nhân Luật gia trong và ngoài nước tổ chức các sự kiện pháp lý để góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc…
Chủ tịch nước cho rằng Đại hội Hội Luật gia Việt Nam lần thứ XII diễn ra khi đất nước đang đứng trước những vận hội phát triển mới, nhưng cũng đầy thách thức, khó khăn, trong đó có những tiềm ẩn nguy cơ phương hại quá trình phát triển đất nước.
Video đang HOT
Trong bối cảnh đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh hơn bao giờ hết nhiệm vụ xây dựng nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân lại càng phải được coi trọng.
Cùng với toàn Đảng, toàn dân, giới luật gia Việt Nam là một trong những lực lượng không thể thiếu nhằm góp phần bảo vệ công lý và công bằng xã hội, đấu tranh chống thói hư tật xấu, tham nhũng, quan liêu và lạm dụng chức quyền, cùng chung tay góp sức xây dựng Đảng, Nhà nước ta thực sự trong sạch, vững mạnh.
Để hoàn thành nhiệm vụ này, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu Hội Luật gia Việt Nam cần tích cực, khẩn trương tổ chức thực hiện tốt phương hướng, nhiệm vụ mà đại hội đề ra; chủ động, sáng tạo, đa dạng hóa các hoạt động của Hội; tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng đội Luật gia, nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp trong đội ngũ của mình, đồng thời chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và thu hút các luật gia trẻ tham gia các hoạt động của Hội.
Cùng với tiếp tục chủ trì hoặc tham gia soạn thảo một số dự án Luật, Hội cần tăng cường tham gia công tác giám sát, phản biện về chính sách, pháp luật; làm nòng cốt trong hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; đẩy mạnh hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đối tượng chính sách; tham gia hòa giải ở cơ sở, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân.
Bên cạnh đó, Đảng đoàn Trung ương Hội Luật gia cần quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; xây dựng các tổ chức Đảng trong các đơn vị trực thuộc của Hội Luật gia Việt Nam thực sự trong sạch, vững mạnh.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Chủ tịch nước lưu ý Hội luật gia Việt Nam cần quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước; tham gia tích cực, hiệu quả vào cải cách tư pháp, cải cách hành chính, đổi mới công tác lập pháp; đồng thời tăng cường hợp tác quốc tế với những luật gia tiến bộ ở các nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế, nhất là trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài, góp phần bảo vệ công lý, hòa bình trong khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước tin tưởng Hội Luật gia Việt Nam và giới Luật gia Việt Nam sẽ tiếp tục có nhiều cống hiến, đạt được những thành tích xuất sắc hơn nữa.
Thảo luận tại Đại hội, các đại biểu đều nhất trí cho rằng, nhiệm kỳ qua, các cấp Hội Luật gia và hội viên đã bám sát những quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ.
Hội đã chủ động xây dựng, thực hiện thành công các chương trình, kế hoạch công tác, trong đó có nhiều nội dung hoạt động có bước phát triển mới, chất lượng, hiệu quả, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại của đất nước.
Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Đại hội cũng chỉ ra những tồn tại yếu kém, như chất lượng, hiệu quả hoạt động của một số cấp hội trong một số lĩnh vực chưa cao; việc hoạt động, báo cáo mang tính hình thức vẫn còn khá phổ biến; công tác xây dựng và phát triển tổ chức hội còn chậm so với yêu cầu.
Với chủ đề “Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Hội Luật gia Việt Nam trong giai đoạn mới,” Hội Luật gia Việt Nam đã xác định nhiệm vụ chủ yếu nhiệm kỳ 2014-2019 là tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp hoạt động và nâng cao chất lượng, hiệu quả của các cấp Hội; xây dựng tổ chức Hội Luật gia Việt Nam vững mạnh, là chỗ dựa tin cậy của hội viên về chính trị, là trung tâm đoàn kết, thu hút đông đảo những người làm công tác pháp luật trở thành một tổ chức lớn mạnh, có uy tín trong hệ thống chính trị pháp lý của nước nhà; mở rộng quan hệ quốc tế, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; phấn đấu trở thành lực lượng nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; coi trọng hơn nữa công tác giám sát việc thi hành pháp luật và cải cách tư pháp; tham gia tích cực và có hiệu quả công tác hoà giải, góp phần giải quyết tranh chấp, khiếu kiện ngay từ cơ sở.
Hội Luật gia Việt Nam tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Hội Luật gia dân chủ quốc tế, Hiệp hội Luật các nước ASEAN, Hội Luật gia các nước.
Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam khóa XII, nhiệm kỳ 2014-2019, gồm 111 ủy viên (tăng 4 người so với nhiệm kỳ trước).
Tại phiên họp đầu tiên, Ban Chấp hành Hội Luật gia Việt Nam đã nhất trí bầu Ban Thường vụ gồm 24 người.
Với số phiếu tán thành đạt 98,92%, ông Nguyễn Văn Quyền được bầu làm Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam khoá XII, nhiệm kỳ 2014-2019 và 97,87 % số phiếu tán thành bầu ông Lê Minh Tâm giữ chức Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội.
Theo TTXVN/Vietnam
Chủ tịch nước: Chống oan sai, dùng nhục hình trong điều tra
Ngày 30/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã làm việc với lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra về kết quả công tác cải cách tư pháp 6 tháng đầu năm 2014.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Nguyễn Khang - TTXVN)
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Cơ quan Cảnh sát điều tra đã báo cáo Chủ tịch nước tình hình tội phạm, kết quả công tác điều tra, công tác cải cách tư pháp cùng những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới.
6 tháng đầu năm 2014, toàn quốc xảy ra 29.111 vụ phạm pháp hình sự, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm 2013. Nhìn chung hoạt động của tội phạm hình sự cơ bản được kiềm chế, hầu hết các loại án nghiêm trọng giảm.
Qua công tác đấu tranh cho thấy, tội phạm kinh tế, tham nhũng diễn ra ở nhiều ngành, lĩnh vực. Đáng chú ý, tội phạm công nghệ cao hoạt động phức tạp, dưới nhiều hình thức, khó kiểm soát. Tội phạm về ma túy nổi lên các đường dây mua bán vận chuyển xuyên quốc gia, thủ đoạn tinh vi, manh động, có lúc công khai, thách thức.
Quán triệt chỉ đạo của Đảng ủy Công an Trung ương và lãnh đạo Bộ Công an, với tinh thần "chủ động, kỷ cương, trách nhiệm, hiệu quả", lực lượng cảnh sát điều tra các cấp đã triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp công tác góp phần đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm.
Toàn lực lượng đã thụ lý 52.939 vụ với 83.129 bị can, khởi tố mới 35.383 vụ. Nhìn chung các vụ án do Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an thụ lý đều bảo đảm các yêu cầu pháp luật, nghiệp vụ.
Tại buổi làm việc, các đại biểu cũng nêu lên những khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động đó là một số văn bản pháp luật chưa thực sự phù hợp, xuất hiện những loại tội phạm mới, tội phạm công nghệ cao gây khó khăn trong đánh giá chứng cứ và quan điểm xử lý giữa các cơ quan nội chính; việc phối hợp điều tra, dẫn độ đối với các tội phạm có yếu tố nước ngoài còn hạn chế... Các đại biểu kiến nghị cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan tố tụng để tránh dẫn đến các vụ án kéo dài, oan sai; đồng thời tăng cường vật lực và năng lực điều tra viên, tổng kết thực tiễn hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều tra, xử lý tội phạm găn với tăng cường kiểm tra, chấn chỉnh việc chấp hành pháp luật trong công tác điều tra, hạn chế thấp nhất oan, sai; tổ chức các đợt cao điểm tấn công tội phạm giải quyết các vấn đề phức tạp nổi lên trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ án kinh tế, chống tham nhũng; đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản pháp luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác điều tra, xử lý tội phạm.
Ghi nhận kiến nghị của đại diện các cơ quan điều tra, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng một số lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm có chuyển biến, được dư luận hoan nghênh.
Chủ tịch nêu rõ, tình hình chung tính chất tội phạm ngày càng nguy hiểm, tính chất xuyên quốc gia thể hiện rõ thực sự là thách đố với lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm. Đề cập những tồn tại trong hoạt động điều tra, Chủ tịch nước yêu cầu cần phải đặc biệt chú trọng đến việc chống oan sai, bỏ lọt tội phạm, chống dùng nhục hình trong điều tra.
Chỉ rõ nguyên nhân khách quan do tác động của tình hình trong nước và thế giới, Chủ tịch nước cũng đề nghị phải khắc phục nguyên nhân chủ quan đó là trình độ của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ, khắc phục bất cập của hệ thống pháp luật, của cơ chế chính sách. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước cho rằng cùng với sự độc lập của các cơ quan tố tụng phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan và đặc biệt củng cố, tăng cường tính hiệu quả cơ quan nhà nước ở các cấp trong phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm.
Ghi nhận những kiến nghị của các đại biểu, Chủ tịch nước cho rằng việc đổi mới, kiện toàn cơ quan điều tra đã và đang được xem xét trong các đề án tổng thể chiến lược cải cách tư pháp. Tán thành với các giải pháp trong những tháng cuối năm, Chủ tịch nước lưu ý tình hình tội phạm còn phức tạp, do đó phải tập trung các giải pháp cho phòng ngừa, đây là yếu tố cơ bản trong giảm tỷ lệ tội phạm trong thời gian tới. Đề nghị cơ quan công an tăng cường hợp tác với tổ chức cảnh sát quốc tế trong việc xử lý tội phạm xuyên quốc gia, Chủ tịch nhấn mạnh lực lượng công an tiếp tục làm tốt chức năng, phấn đấu cho mục tiêu kiềm chế và giảm dần tội phạm, lấy lại niềm tin cho xã hội.
Hoàng Giang
Theo TTXVN
Chủ tịch nước: Không để lợi ích nhóm chi phối trong xét xử Sáng 15/7, làm việc với ngành Tòa án, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Tòa án phải mang lại công lý cho mọi người, phải bảo vệ quyền lợi ích của nhà nước và của công dân. Đây là hai mặt cần được coi trọng chứ không chỉ coi trọng lợi ích nhà nước mà không coi trọng lợi ích của...