Hỏi: “Làm thế nào để 62 – 63 = 1 hợp lý”, nam sinh đưa ra đáp án không phải “63 – 62 = 1″ liền được nhận ngay làm việc
Câu hỏi tưởng chừng đơn giản, hóa ra lại đánh đố rất nhiều ứng viên.
Đối với bất kỳ nhân sự đi làm việc, phỏng vấn luôn là dịp để nhà tuyển dụng cũng như ứng viên có cái nhìn tổng quan và rõ nét hơn về nhau. Đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, họ không chỉ tìm người biết việc mà nhiều khi còn giúp đóng góp cái mới, đồng hành lâu dài với công ty.
Muốn tìm ra khía cạnh đó, không thể qua 1-2 câu phỏng vấn hỏi kinh nghiệm, tên tuổi là ra. Vậy nên, các công ty đã đề ra câu hỏi tình huống hóc búa, vừa tìm được điểm yếu mà cũng soi ra năng lực ứng biến của ứng viên.
Mới đây, câu hỏi tuyển dụng kỹ sư phát triển phần mềm của Apple của đã gây bão mạng xã hội. Nội dung như sau: ” Hãy di chuyển một số bất kỳ để biến phép tính 62 – 63 = 1 thành đúng “.
Video đang HOT
Câu hỏi tuyển dụng vào vị trí kỹ sư phát triển phần mềm của Apple (Ảnh: Kiến thức kinh tế)
Câu hỏi tưởng chừng siêu đơn giản nhưng lại gây nên tranh cãi trong ứng viên. Hai phương án được đưa ra hàng đầu là ” 62 – 63 = -1 ” và ” 62 = 63 – 1″
Tuy nhiên đây là đáp án hoàn toàn sai! Vì yêu cầu của câu hỏi là di chuyển số bất kỳ, chứ không phải làm cách nào để phép tính trở nên hợp lý. Việc hấp tấp không đọc kỹ câu hỏi đã khiến nhiều ứng viên bị tạch hỏi vòng phỏng vấn này.
Khi đó, chỉ 1 nam thanh niên trả lời đúng câu hỏi. Đó là đưa số 6 lên trên số 2 tạo thành phép tính lũy thừa. Tức là: 2^6 (2 ngũ 6) – 63 = 64 – 63 = 1
Thế mới thấy chỉ câu hỏi ngắn cũng đủ để công ty này đo được sự nhạy bén của ứng viên. Nhiều ứng viên vì quá mải chạy theo những phép tính cơ bản như “63 – 62 = 1 ” mà quên mất đi dữ kiện đủ của đề bài. Từ bài học này, mỗi người sẽ nhận ra rằng, cần thể hiện thế nào trước nhà tuyển dụng và cân nhắc từng câu mà công ty đưa ra.
Làm toán ghi 2 con ếch có 4 chân nhưng bị giáo viên gạch sai, cô bé giãy đành đạch không phục chỉ vì lý do này
Nghe xong lý do này còn ai cho là cô bé sai nữa không?
Nhiều học sinh thích đến trường vì được vui chơi với bạn bè nhưng lại cực ghét các bài kiểm tra, bởi không phải học trò nào cũng dễ dàng vượt qua chúng với điểm số cao. Lý do cho điều này có thể là vì học sinh chán và lười ôn bài, nhưng cũng có trường hợp dù có cố gắng và nỗ lực nhưng thần may mắn vẫn không mỉm cười. Nhiều học trò đã từng mếu máo vì kết quả bài kiểm tra không được như mong muốn, mặc cho bản thân đã kỳ vọng vào nó rất nhiều.
Mới đây, một bà mẹ ở Trung Quốc có cô con gái mới vào tiểu học đã chia sẻ video cô bé khóc mếu máo và liên tục than thở: Rõ ràng con chẳng làm sai câu hỏi này, thế mà cô không cho điểm. Tại sao con lại bị đánh sai?
Mẹ của cô bé cũng cho dân mạng xem qua bài toán mà cô giáo đã ra. Theo đó, bài toán yêu cầu cô bé thực hiện các phép tính sau khi xem hình vẽ minh họa. Đề bài chỉ đơn giản hỏi là 2 con ếch và 4 con ếch thì có bao nhiêu chân.
Hẳn nhiên, đáp án quá dễ dàng và không cần mất đến 10 giây để người lớn trả lời. Mỗi con ếch có 4 chân, tương đương 2 con ếch sẽ có 8 chân, 4 con ếch sẽ là 16 chân. Nhưng cô bé đã không đồng ý với kết quả này.
Theo đó cô bé giải thích: "Con ếch thật ngoài đời thì có 4 chân, nhưng rõ ràng bài tập chỉ vẽ con ếch có 2 chân thôi mà!"
Quả thực, nếu xét theo góc nhìn của cô bé, thì có lẽ lần này em đã đúng thật. Bởi lẽ hình minh họa cho thấy các chú ếch chỉ đứng bằng 2 chân, còn lại là "đôi tay" không dùng cho nhiệm vụ di chuyển. Người mẹ không biết làm gì ngoài việc an ủi, còn cô bé vẫn tức anh ách: "Con đã có thể kiếm 100 điểm. Nhưng chính vì câu hỏi sai trong bài kiểm tra làm con bị mất điểm oan!"
Sau khi đăng tải, video đã thu hút sự chú ý của nhiều người và ai cũng cảm thấy là cô bé giải thích hoàn toàn hợp lý. Một số người cho rằng, cô giáo đưa ra đề bài và hình minh họa không rõ ràng, cách chấm điểm cũng máy móc. Điều này có thể khiến trẻ bị kiểm soát trí tưởng tượng và khả năng tư duy, vì dù sao cô bé trong clip cũng chỉ mới học lớp 1.
Bài toán lớp 2 đơn giản "17-7-2=?" nhưng khiến người lớn tranh cãi đau đầu, đều làm phép trừ mà mỗi người ra một kiểu Chỉ là một phép tính vô cùng đơn giản dành cho học sinh tiểu học nhưng xem ra lại gây khó cho người lớn. Nếu ai nói toán cấp 1 làm dễ như ăn kẹo thì có lẽ phải xem lại ý kiến của mình. Thực tế cho thấy, có rất nhiều bài toán đã khiến người lớn đau đầu mới giải được...