Hồi ký Kim Nhật Thành gây tranh cãi ở Hàn Quốc
Việc nhà xuất bản Hàn Quốc phát hành hồi ký Kim Nhật Thành gây tranh luận sôi nổi về lệnh cấm tuyên truyền kéo dài hàng thập kỷ ở Seoul.
Nhà xuất bản Hàn Quốc Kim Seung-kyun tháng trước phát hành cuốn hồi ký 8 tập của người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành với tựa đề “Đi cùng thế kỷ”.
Kim Nhật Thành, ông nội của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, đã lãnh đạo đất nước gần 5 thập kỷ cho đến khi ông qua đời năm 1994. Cuốn hồi ký được Bình Nhưỡng xuất bản lần đầu năm 1992 và phát hành với khoảng 20 thứ tiếng trên thế giới. Trong hồi ký, Kim Nhật Thành mô tả ông là thủ lĩnh du kích anh hùng chống lực lượng thực dân Nhật Bản.
Kim Seung-kyun có được tài liệu này cách đây vài năm nhờ sự phân phối hạn chế do chính phủ ủy quyền cho các tổ chức nghiên cứu.
Nhà xuất bản Hàn Quốc Kim Seung-kyun cầm một cuốn trong hồi ký gồm 8 tập của người sáng lập Triều Tiên Kim Nhật Thành tại nhà riêng ở thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi hôm 30/4. Ảnh: AFP .
Một nhóm công dân chống Triều Tiên là New Paradigm đã đệ đơn khiếu nại nhà xuất bản, nhấn mạnh rằng công chúng dễ bị “thao túng tuyên truyền” thông qua cuốn hồi ký. Cho phép phân phối cuốn sách “có thể so sánh với giao túi hạt nhân cho kẻ thù trên bình diện tinh thần”, đơn khiếu nại nêu.
Video đang HOT
Cảnh sát đã mở cuộc điều tra và trong vài ngày, các hiệu sách lớn ở Hàn Quốc, được phân phối hồi ký thông qua hiệp hội nhà xuất bản, đã rút cuốn sách khỏi kệ. Sách vẫn được bán trực tuyến trong thời gian ngắn với giá 280.000 won (250 USD) trọn bộ, nhưng vào tuần trước, nó không còn có sẵn trên cổng thông tin nổi tiếng Naver. Tìm kiếm trên các nền tảng bán sách Kyobo và Yes24 tại Hàn Quốc cũng không cho kết quả.
Động thái này ngay lập tức gây tranh luận sôi nổi về lệnh cấm tuyên truyền của Bình Nhưỡng đã kéo dài hàng thập kỷ ở Seoul theo luật an ninh quốc gia. Những người chỉ trích lệnh cấm nói rằng người Hàn Quốc đủ trưởng thành về chính trị để tự đánh giá những tài liệu đó và cho rằng lệnh cấm dẫn đến kiểm duyệt không cần thiết ở một nền dân chủ sôi động.
Trên thực tế, Hàn Quốc vẫn trong tình trạng chiến tranh với Triều Tiên. Luật an ninh quốc gia có từ năm 1948, trước khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, cấm công dân Hàn Quốc truy cập hầu hết các nội dung do Triều Tiên sản xuất, gồm cả tờ báo Rodong Sinmun của Bình Nhưỡng.
Sao chép hoặc sở hữu tài liệu ủng hộ Bình Nhưỡng có thể bị phạt tới 7 năm tù. Đến thăm Triều Tiên không có sự cho phép của chính phủ có thể bị phạt tối đa 10 năm tù. Thời cố tổng thống Park Chung-hee (1963-1979), hàng nghìn người Hàn Quốc đã bị bỏ tù theo luật an ninh quốc gia, thường do cáo buộc tham gia hoạt động ủng hộ hoặc làm gián điệp cho Bình Nhưỡng.
Ha Tae-keung, nghị sĩ đảng Quyền lực Nhân dân bảo thủ từng bị bỏ tù theo luật an ninh quốc gia khi còn là nhà hoạt động sinh viên, nói rằng “người Hàn Quốc có óc đánh giá cao”. “Bây giờ chúng ta cần tích cực đảm bảo quyền tự do ngôn luận”, ông nói.
Liên Hợp Quốc cho rằng lệnh cấm theo luật an ninh quốc gia Hàn Quốc đặt ra thách thức “có vấn đề nghiêm trọng” đối với quyền tự do ngôn luận. Bộ Ngoại giao Mỹ thường xuyên chỉ trích lệnh này trong báo cáo nhân quyền hàng năm.
Nhà xuất bản Kim cho biết ông không có ý định làm lợi cho Bình Nhưỡng. Phát hành hồi ký là “cách tôi yêu đất nước”, bằng cách thúc đẩy hiểu biết liên Triều, người đàn ông 82 tuổi nói tại nhà riêng ở thành phố Goyang, tỉnh Gyeonggi hôm 30/4. “Nếu điều đó bị coi là có tội, tôi sẵn sàng chịu trừng phạt”.
Nhà xuất bản Kim Seung-kyun bên cạnh tập hồi ký Kim Nhật Thành tại nhà riêng ở thành phố Goyang hôm 30/4. Ảnh: AFP .
Cảnh sát xác nhận cuộc điều tra liệu Kim có vi phạm luật an ninh quốc gia hay không vẫn tiếp tục.
Sung-yoon Lee, giáo sư nghiên cứu về Triều Tiên tại Đại học Tufts, Mỹ, cho rằng “hãy để nhà xuất bản và người tiêu dùng tự do hành động và cho phép thị trường, bao gồm thị trường tư tưởng, quyết định số phận của cuốn sách”. “Quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ trong một nền dân chủ chân chính”, ông nói.
Hàn Quốc kêu gọi Triều Tiên tuân thủ thỏa thuận ngăn đụng độ
Hàn Quốc thúc giục Triều Tiên tuân thủ các thỏa thuận nhằm ngăn đụng độ quân sự giữa hai nước, một ngày sau khi Bình Nhưỡng tổ chức duyệt binh.
Cuộc duyệt binh lớn nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng Lao động Triều Tiên ngày 10/10 đã phô diễn nhiều loại vũ khí mới của nước này, trong đó có tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) và một mẫu tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM).
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (giữa) trong lễ duyệt binh tại Quảng trường Kim Nhật Thành ngày 10/10. Ảnh: Reuters.
Nhà Xanh, tức phủ tổng thống Hàn Quốc, hôm nay tổ chức một cuộc họp khẩn cấp với Hội đồng An ninh Quốc gia nhằm thảo luận về các loại vũ khí của Triều Tiên và bài phát biểu do lãnh đạo Kim Jong-un đưa ra.
"Chúng tôi nhấn mạnh tới các thỏa thuận khác nhau giữa Hàn Quốc và Triều Tiên nhằm ngăn chặn xung đột vũ trang và chiến tranh nổ ra", thông báo từ Nhà Xanh có đoạn.
Trong bài phát biểu, lãnh đạo Kim Jong-un tuyên bố sẽ tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự của Triều Tiên, song ông cũng bày tỏ hy vọng rằng Bình Nhưỡng và Seoul có thể nắm tay nhau một lần nữa sau khi đại dịch Covid-19 kết thúc.
Trong một thông báo khác, Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay bài phát biểu của Kim Jong-un có thể dẫn tới một mối quan hệ hòa bình và tốt đẹp hơn giữa hai nước, đồng thời bày tỏ hy vọng nối lại đối thoại về các vấn đề như hợp tác ứng phó Covid-19 hay viện trợ nhân đạo.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc lại tỏ ra quan ngại về những loại vũ khí mới mà Triều Tiên vừa hé lộ, cho biết thêm rằng họ sẽ tiến hành phân tích chi tiết với Mỹ.
Hàn Quốc kêu gọi đối thoại liên Triều Cố vấn an ninh đặc biệt của Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Chung-in kêu gọi Triều Tiên nối lại đối thoại liên Triều trước khi chính quyền mới của Mỹ khởi động sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 3/11 tới. Ông Moon Chung-in. Ảnh: AFP/TTXVN Quan chức Seoul đưa ra đề nghị trên ngày 27/10 tại Diễn đàn Hòa bình Hàn...