Hỏi khó: Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu?

Theo dõi VGT trên

Để hiểu được “tốc độ bóng đêm”, ta cần hiểu “tốc độ” là gì và “bóng đêm” là gì.

Chuyên mục GizAsk – hãy hỏi trang báo Gizmodo bất cứ thứ gì liên quan tới khoa học, họ sẽ … đi hỏi những chuyên gia khác trong ngành để giải đáp những thắc mắc mà độc giả có. Những thắc mắc của nhân loại thì vốn khó giải quyết, và đa số chúng ta khó có thể tìm ra được câu trả lời dù mất nhiều tiếng Google liên tục.

Câu hỏi lần này lại còn hơi “u tối” chút …

Tốc độ ánh sáng vẫn là một trong những hằng số quan trọng nhất của vật lý học, và vì ánh sáng có từ thuở hồng hoang đến giờ, những triết gia, những nhà khoa học từ thuở xưa đã có những quan sát nhất định về ánh sáng: Aristotle và Empedocles từ xưa kia đã đã bất đồng quan điểm;

Aristotle tin rằng ánh sáng có khả năng di chuyển ngay lập tức, còn nhà khoa học Hy Lạp Empedocles cho rằng bởi vì ánh sáng chuyển động, chắc chắn nó phải mất thời gian để di chuyển giữa hai điểm.

Năm 1667, Galileo Galilei đứng từ trên đỉnh đồi, quan sát tốc độ mở chiếc đèn lồng được phủ kín trên tay những người cùng mình thực hiện thí nghiệm, cố gắng tính toán tốc độ ánh sáng. Họ chỉ đứng cách nhau dưới 1 dặm (1,6 km) nên quá khó để nhận ra sự khác biệt. Galileo chỉ ước tính được rằng tốc độ ánh sáng nhanh hơn 10 lần âm thanh.

Phải tới những năm 1670, nhà thiên văn học Ole Rmer mới dựa vào hiện tượng nhật thực trên mặt trăng của Sao Mộc để tính ra được tốc độ của ánh sáng.

Ông nhận thấy rằng ánh sáng mất một khoảng thời gian nhất định để tới được Trái Đất, khi quan sát thấy nhật thực sẽ chậm khi Sao Mộc ở vị trí xa Trái Đất nhất, và rất đúng giờ khi Trái Đất và Sao Mộc ở gần nhau hơn.

Đó chính là lý do khiến Rmer tin rằng “ ánh sáng di chuyển trong vũ trụ ở một tốc độ nhất định“, rồi đưa ra ước tính rằng ánh sáng mất khoảng 10-11 phút để từ Mặt Trời chạm tới Trái Đất.

Dù con số trên sai lệch với con số thực tế (8 phút 19 giây), các nhà khoa học vẫn có được một con số quan trọng để tiến hành nghiên cứu. Lúc đó, Rmer tính được tốc độ ánh sáng là 200.000 km/s.

Hỏi khó: Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu? - Hình 1

Ole Rmer, một trong những cái tên quan trọng nhất ngành vật lý.

Tốc độ của ánh sáng lướt qua đầu một loạt những nhà khoa học lỗi lạc, như Hippolyte Fizeau và Léon Foucault tới từ Pháp, Albert Michelson người Mỹ gốc Phổ, và khi Albert Einstein bắt đầu viết báo cáo khoa học về nó hồi năm 1905, tốc độ ánh sáng đi kèm một khái niệm ít người nghĩ tới ở thời điểm đó – thuyết tương đối hẹp.

Ông đưa ra nhận định ánh sáng sẽ di chuyển ở một tốc độ cố định, dù người quan sát có di chuyển nhanh tới đâu.

Thế giới khoa học kỳ thị sự u ám hay sao mà chẳng thấy công trình nào chỉ ra tốc độ của bóng đêm? Gizmodo đi hỏi một loạt các chuyên gia về hố đen và về vật lý lượng tử, nhận được những câu trả lời rất thú vị.

George Muster

Biên tập viên của hai tạp chí khoa học hàng đầu là Scientific American và Nautilus, tác giả của cuốn sách là Hoạt động Kỳ quái Từ xa: Sự kiện định nghĩa lại Không gian và Thời gian – và Ý nghĩa của nó với Hố đen, Big Bang và Thuyết Vạn Vật, và cuốn sách Hướng dẫn về Thuyết Dây cho Kẻ khờ.

Tốc độ của bóng đêm ư? Câu trả lời đơn giản là nó chính là tốc độ ánh sáng. Tắt Mặt Trời đi, Trái Đất cũng sẽ tối sầm lại sau 8 phút.

Nhưng đơn giản thế thì chán lắm! Đầu tiên, thứ chúng ta vẫn quen gọi là “tốc độ ánh sáng” thực chất là tốc độ của sự truyền, và không phải lúc nào nó cũng là yếu tố quyết định con số tốc độ cuối cùng. Ví dụ, khi đèn trên nóc ngọn hải đăng xoay, tốc độ của phần bóng nó tạo nên trên nền đất tăng dần khi tiến ra càng xa khỏi ngọn hải đăng.

Video đang HOT

Hỏi khó: Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu? - Hình 2

Nếu bạn đứng đủ xa so với ngọn hải đăng, bóng của nó lướt trên đầu bạn sẽ còn nhanh hơn cả tốc độ truyền ánh sáng cơ (trong Vũ trụ, sao neutron chính là minh chứng của hiện tượng này).

Trong các trường hợp vừa nêu, tốc độ ánh sáng có độ trễ riêng: nếu ánh sáng từ ngọn hải đăng chiếu thẳng tới bạn vào thời điểm 12 giờ đúng, bạn sẽ thấy tia sáng lóe lên chậm một chút. Tuy thế, tốc độ của sự việc diễn ra tại điểm bạn đứng không thay đổi gì.

Nhân tiện, bóng tối có thực sự tồn tại không? Nếu như tắt được Mặt Trời, Trái Đất cũng không chìm trong bóng tối vĩnh hằng đâu. Ánh sáng từ sao, từ tinh vân, từ các vụ bùng nổ trên không gian sẽ tràn ngập bầu trời.

Hành tinh này và mọi thứ có trên nó, bao gồm cả cơ thể chúng ta, đều phát ra ánh sáng hồng ngoại. Tùy thuộc vào cách tắt Mặt Trời để xem liệu nó sẽ tiếp tục tỏa sáng theo cách nào nữa. Con người còn thị lực, ta sẽ còn nhìn thấy được thứ gì đó.

Không một cơ chế tiếp nhận ánh sáng nào có thể xác định được một bóng đen hoàn toàn cả, bởi lẽ nếu không có gì phát nguồn sáng, sự dao động lượng tử cũng tạo ra ánh sáng. Ngay cả hố đen, vật thể đen đúa nhất ta từng biết, cũng phát ra thứ ánh sáng riêng. Vật lý khác xa với đời thực, ánh sáng luôn đ.ánh tan bóng đêm.

Hỏi khó: Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu? - Hình 3

Bóng đêm không thuộc về phạm trù vật lý, mà giống một trạng thái nhận biết hơn. Việc photon có đ.ập vào mắt ta không, tế bào nằm trên võng mạc có ghi nhận ánh sáng để kích thích não bộ tạo hình ảnh không, không giải thích được việc não tiếp nhận bóng đêm ra sao, nó cũng bí ẩn tương tự như độ dài của bước sóng đại diện cho cảm nhận của màu sắc và âm thanh vậy.

Trải nghiệm của ý thức con người thay đổi tùy theo thời điểm, nhưng bản chất những trải nghiệm ấy lại không chịu ảnh hưởng bởi thời gian. Hiểu theo nghĩa này, bóng đêm sẽ không có tốc độ.

Neil DeGrasse Tyson

Giám đốc Cung thiên văn Hayden, phó giám đốc nghiên cứu và cũng nhà nhà sáng lập Ban Vật lý Thiên văn trụ tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, là người dẫn chương trình Vũ trụ: Cuộc phiêu lưu của Không Thời gian.

Hỏi khó: Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu? - Hình 4

Tốc độ bóng đêm à … Hãy coi như ánh sáng đ.ánh tan được bóng đêm đi. Tốc độ ánh sáng xóa tan bóng đêm chính là tốc độ ánh sáng, vậy nên tốc độ bóng đêm sẽ là số âm của tốc độ ánh sáng.

Nếu như ánh sáng là một vector, có phương và độ lớn, thì tức là số âm của nó sẽ có phương âm. Bóng đêm tan đi với tốc độ nhanh hơn khi nó lan ra, tôi sẽ gọi nó là tốc độ ánh sáng âm.

David Reitze

Giám đốc tại Phòng thí nghiệm LIGO thuộc Viện Công nghệ California

Về cơ bản, tốc độ bóng đêm dựa vào hai thứ, hoặc bạn chính là thứ vật chất bị bóng đêm vô tận của hố đen nuốt trọn, hoặc bạn đứng đủ xa để chiêm ngưỡng thứ gì đó rơi xuống vực đen vĩnh hằng. Nếu bạn là vật chất kém may mắn bị rơi xuống hố đen, tốc độ chắc chắn sẽ rất cao, tương đương với vận tốc ánh sáng.

Hỏi khó: Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu? - Hình 5

Nếu như bạn là người quan sát và đứng từ đủ xa để chứng kiến sự việc, tốc độ vật chất bị hố đen nuốt chửng sẽ bị chậm đi nhiều lắm, do một hiệu ứng được biết tới với cái tên sự giãn nở thời gian do lực hấp dẫn – đồng hồ chạy chậm hơn nhiều khi đứng trong một trường lực hấp dẫn lớn, và càng chậm hơn khi ở gần khu vực chân trời sự kiện của hố đen.

“Từ đủ xa” có nghĩa là vị trí của bạn so với hố đen, đủ xa để bạn và cái đồng hồ bạn cầm theo mà không chịu ảnh hưởng từ lực hấp dẫn của hố đen. Trên thực tế, với một người đứng nhìn từ xa, thì họ sẽ mất một lượng thời gian vô tận để chứng kiến một thứ gì đó trôi vào đường chân trời sự kiện của hố đen.

Sarah Caudill

Nhà nghiên cứu tại Trung tâm Leonard E. Parker về Lực hấp dẫn, Vũ trụ học và Vật lý học, trực thuộc Đại học Wisconsin-Milwaukee.

Lực hấp dẫn của một hố đen mạnh tới mức ánh sáng cũng không thoát khỏi đường chân trời sự kiện của nó. Chính do lực hấp dẫn cực mạnh, hiện tượng giãn nở thời gian sẽ ảnh hưởng được tới các quan sát được thực hiện từ ngoài trường lực hấp dẫn cực mạnh này.

Ví dụ, một người đứng từ xa quan sát một vật thể phát sáng rơi vào hố đen, họ sẽ thấy nó từ từ rơi xuống và dần tan biến, rồi sẽ đến lúc ta không thấy chấm sáng nhỏ bé hiện diện nữa. Người đứng quan sát này sẽ không thể thấy vật thể kia vượt qua chân trời sự kiện.

Hỏi khó: Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu? - Hình 6

Chúng ta cũng có thể quan sát từ góc nhìn của chính vật thể đang rơi vào hố đen. Ví dụ, một ngôi sao bị vỡ vụn khi chẳng may chạm trán một hố đen, lượng khí gas từ khôi sao đó sẽ tạo thành một đĩa bồi tụ lớn bao lấy hố đen và từ từ bị hút vào trong. Thế nhưng việc vật chất từ ngôi sao chui vào hố đen không diễn ra ngay lập tức.

Có một giới hạn tốc độ nhất định, gây ra bởi áp lực bức xạ từ bên trong khí gas nóng, sẽ đối chọi lại vực lực hấp dẫn kéo vật chất vào của hố đen. Khi hố đen nuốt dần ngôi sao, kích cỡ của nó sẽ lớn lên. Nếu một hố đen có kích cỡ gấp 10 lần Mặt Trời đang hấp thụ đĩa bồi tụ ở tốc độ cao nhất có thể, trong khoảng 1 tỷ năm, khối lượng hố đen sẽ gấp 100 triệu lần Mặt Trời.

Niayesh Afshordi

Trợ lý giáo sư Vật lý thiên văn Lực hấp dẫn tại Ban Vật lý và Thiên văn tại Đại học Waterloo, cán bộ giảng dạy tại Khoa Vũ trụ học và Lực hấp dẫn tại Viện Vật lý Lý thuyết Perimeter.

Tôi tin rằng tốc độ “của bóng đêm” là vô tận! Trong vật lý cổ điển, không gian đen đúa có thể chỉ đơn giản là vùng chân không không có gì mà thôi. Tuy nhiên, cơ học lượng tử chỉ ra cho chúng ta rằng không có bóng tối tuyệt đối trong không gian.

Ngay cả khi một khu vực không có ánh sáng cho phép ta quan sát nó, từ trường của hạt vật chất có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào, dù chỉ trong một khoảnh khắc. Ngay cả sóng hấp dẫn , hiện tượng rung động tấm nền không thời gian mới được khám phá gần đây, cũng mang những dao động lượng tử này.

Hỏi khó: Tốc độ của ánh sáng là 299.792.458 m/s, thế còn tốc độ bóng đêm là bao nhiêu? - Hình 7

Vấn đề hóc búa nằm ở chỗ lực hấp dẫn của những rung động lượng tử này là vô tận. Nói một cách khác, ta chưa luận ra được học thuyết nào giải nghĩa được lực hấp dẫn lượng tử cả. Một trong những cách để tránh vướng mắc vấn đề này, là nếu “tốc độ bóng đêm” – tức là những rung động lượng tử – tới được mốc vô tận ở quy mô nhỏ và trong một thời gian ngắn.

Đó mới chỉ là một khả năng thôi, nhưng vẫn là cách đơn giản nhất (và cách tôi thích nhất) để hiểu được về big bang, hố đen, năng lượng tối và lực hấp dẫn lượng tử.

Theo soha.vn

Phát hiện hành tinh K2-18b, hành tinh có đầy đủ mọi điều kiện để làm nơi ở mới cho loài người, ngoại trừ việc quá to

Thật thú vị vào tuần trước khi các nhà khoa học công bố hành tinh K2-18b sở hữu bầu khí quyển có tồn tại hơi nước và nhiệt độ phù hợp cho sự sống, hành tinh này nặng gấp 8 lần và to gấp đôi Trái Đất.

Phát hiện hành tinh K2-18b, hành tinh có đầy đủ mọi điều kiện để làm nơi ở mới cho loài người, ngoại trừ việc quá to - Hình 1

K2-18b, cũng gọi là EPIC 201912552 b, là một hành tinh ngoài hệ Mặt Trời quay xung quanh sao lùn đỏ K2-18, có cự ly 124 năm ánh sáng tính từ Trái Đất.

Hành tinh này ban đầu được phát hiện thông qua chương trình Kepler, sau đó được xác định là có khối lượng gấp 8 lần Trái đất với quỹ đạo 33 ngày trong khu vực có thể ở được của ngôi sao.

Cách đây vài ngày, EarthSky đã báo cáo rằng có lẽ chúng ta hoàn toàn không hề đơn độc khi phát hiện ra bầu khí quyển của một "siêu Trái Đất" tồn tại hơi nước cũng như những điều kiện để sự sống có thể sinh sôi nảy nở.

Phát hiện hành tinh K2-18b, hành tinh có đầy đủ mọi điều kiện để làm nơi ở mới cho loài người, ngoại trừ việc quá to - Hình 2

K2-18b có nhiệt độ phù hợp để cho nước tồn tại ở thể lỏng, đồng thời hành tinh này hoàn tất quỹ đạo của mình chỉ trong 33 ngày, vậy nên một năm trên đó trôi qua chỉ bằng một tháng trên Trái Đất.

Như mong đợi, phát hiện này đã nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Nhưng hóa ra câu chuyện có thể không hoàn toàn giống như báo cáo đầu tiên và được mô tả có phần sai lệch ở một mức độ nào đó.

Khám phá này được nêu trong hai bài báo khác nhau, người đầu tiên được công bố vào ngày 10/9/2019 trên arXiv - cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử dạng t.iền in ấn của các bài báo khoa học trong các lĩnh vực toán học, vật lý, khoa học máy tính, sinh học định lượng và thống kê và báo cáo thứ hai được công bố trên tạp chí Nature Astronomy vào ngày 11/9.

Phát hiện hành tinh K2-18b, hành tinh có đầy đủ mọi điều kiện để làm nơi ở mới cho loài người, ngoại trừ việc quá to - Hình 3

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã xác định sự tồn tại của nước trong bầu khí quyển bao quanh một hành tinh có nhiệt động tương đương Trái Đất và được cho là có thể hỗ trợ sự sống. Theo báo cáo khoa học mới công bố ngày 11/9 trên tạp chí Nature Astronomy, bầu khí quyển bao quanh hành tinh K2-18b tồn tại nước ở dạng lỏng.

Các bản báo cáo mô tả chi tiết về việc tìm thấy hơi nước trong bầu khí quyển của K2-18b, một ngoại hành tinh có nhiệt độ có thể cho phép nước lỏng tồn tại - cách Trái đất 124 năm ánh sáng.

Chính xác rằng đây là lần đầu tiên hơi nước được xác định trong bầu khí quyển tại vùng có thể sống của một ngoại hành tinh.

Bản thân việc phát hiện hơi nước đã được xác nhận, nhưng có rất nhiều tranh luận về việc hành tinh K2-18b thực sự có thể là nơi sinh sống là là ngôi nhà mới cho nhân loại hay không?

"Đây là ngoại hành tinh duy nhất tính cho đến nay mà chúng ta biết có nhiệt độ chính xác để hỗ trợ sự tồn tại của nước, dù là nước trong bầu khí quyển hay trên bề mặt, thì K2-18b chính là ứng viên tốt nhất cho khả năng sinh sống mà chúng ta có được." - Nhà thiên văn học Angelos Tsiaras thuộc Đại học London (Anh) - đồng tác giả nghiên cứu mới nhất về K2-18b, phấn khích cho biết.

Một số nhà khoa học đã gọi hành tinh này là một siêu Trái Đất bởi kích thước của nó lớn hơn hành tinh của chúng ta, nhưng nhỏ hơn Sao Hải Vương.

Hành tinh K2-18b được xác định có lớp vỏ hầu hết được cho là đá - tương tự như Trái đất, và có kích thước lớn gấp 2 lần hành tinh của chúng ta.

Phát hiện hành tinh K2-18b, hành tinh có đầy đủ mọi điều kiện để làm nơi ở mới cho loài người, ngoại trừ việc quá to - Hình 4

Được phát hiện từ năm 2015, K2-18b là một trong hàng trăm hành tinh có khối lượng gấp chưa đến 10 lần so với Trái Đất mà tàu vũ trụ Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện ra. Trong những thập kỷ tới, loài người sẽ triển khai những sứ mệnh không gian mới để phát hiện thêm hàng trăm hành tinh kiểu này.

Nhưng có lẽ nếu hành tinh này phù hợp mới sự sống một cách thực sự thì con người chắc cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sinh sống tại đây bởi chúng có trọng lượng gấp 8 lần trái đất, đồng nghĩa với việc lực hấp dẫn của chúng cũng lớn hơn.

Để dễ hiểu hơn, nếu bạn nặng 70kg trên trái đất, khi đặt chân đến K2-18b, bạn sẽ nặng tới 560kg, điều này sẽ khiến cho xương khớp và các cơ bắp của bạn không thể hoạt động một cách bình thường.

Theo Trí thức trẻ

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tàu vũ trụ NASA lạc vào không gian lạ ở rìa hệ Mặt Trời
01:01:11 08/09/2024
Hỗn chiến vùng sông nước: Khi thần ưng đối đầu bá vương đầm lầy
23:42:27 06/09/2024
Loài cá nhìn như cây nấm có giá lên đến vài tỷ đồng
23:46:44 06/09/2024
Tiểu hành tinh đã hủy diệt loài khủng long xuất phát từ bên ngoài sao Mộc
01:08:01 07/09/2024
Vì sao chưa tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?
01:01:43 08/09/2024
'Sống chậm' vì siêu bão Yagi
23:30:04 06/09/2024
Cổ văn Hindu 6.000 t.uổi tiết lộ hiện tượng thiên văn kỳ lạ
01:01:11 08/09/2024
Lộ diện siêu quái thú mới, có thể nặng gấp 10 lần voi
21:45:04 06/09/2024

Tin đang nóng

Trấn Thành - Hari Won và hội bạn quyền lực mất hút trong ngày trọng đại của Anh Đức
22:12:26 07/09/2024
Con trai riêng của Huy Khánh và vợ cũ đã 18 t.uổi, điển trai và học giỏi như thế nào?
22:29:38 07/09/2024
11 triệu người phấn khích trước hành động của Lưu Diệc Phi dành cho fan nam
22:08:24 07/09/2024
Mâu Thuỷ thẳng tay tiễn Hoàng Thuỳ ra về, "phục thù" ấn tượng sau 7 năm!
21:51:28 07/09/2024
Hệ quả của "hiệu ứng đám đông tan rã": Loạt concert Kpop đổ bộ Việt Nam thiếu sức hút, có show còn huỷ giờ chót!
01:27:30 08/09/2024
Vì sao bão Yagi không suy yếu sau khi đổ bộ Quảng Ninh - Hải Phòng?
21:15:06 07/09/2024
BABYMONSTER "thảm hại" dưới tay MEOVV, "đàn em Rosé" vừa ra mắt đã xào xáo Kpop
21:34:14 07/09/2024
UBND TP.HCM ra văn bản khẩn chỉ đạo ứng phó ảnh hưởng của bão số 3
22:35:43 07/09/2024

Tin mới nhất

Đại bàng vàng đã được con người thuần hóa để thành 'trợ thủ' khi đi săn như thế nào?

21:59:23 07/09/2024
Đại bàng vàng, biểu tượng của sức mạnh và quyền uy trên bầu trời, từ lâu đã được người dân du mục chinh phục bằng một kỹ thuật thuần hóa cổ xưa mang tên Ngao Ưng Thuật .

Khám phá hang động trên Mặt Trăng: Giải pháp mới cho việc định cư ngoài hành tinh?

23:21:06 06/09/2024
Việc định cư trên Mặt Trăng đã là ước mơ của con người trong nhiều thập kỷ, nhưng việc biến giấc mơ này thành hiện thực luôn gặp phải nhiều thách thức.

NASA tìm ra "hóa thạch vũ trụ" cách Trái Đất 3 triệu năm ánh sáng

21:45:30 06/09/2024
Thứ mà NASA mô tả là một hóa thạch vũ trụ biệt lập nằm ngay của Cụm Địa phương, nơi thiên hà chứa Trái Đất đang trú ngụ.

Mặt Trời xuất hiện hơn 200 vết đen đáng sợ

19:55:45 05/09/2024
Số vết sẹo đen có thể nhìn thấy được trên Mặt Trời vào tháng 8 gấp đôi so với dự báo trước đó và cũng là con số cao nhất trong vòng 23 năm qua

Phát hiện hố thiên thạch lớn nhất hệ Mặt Trời

17:38:33 05/09/2024
Một vật thể lớn gấp 20 lần tiểu hành tinh từng khiến khủng long ở Trái Đất tuyệt chủng đã giáng xuống một thiên thể khác trong hệ Mặt Trời.

'Anh trai miền Tây' chi t.iền triệu mỗi tháng để 'cưu mang' đàn cá sông nghìn con

10:19:23 05/09/2024
Mỗi ngày, sau khi đi làm về, anh Dương Anh Tuấn (37 t.uổi, ngụ phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) vác bao thức ăn cho cá ra nhà bè, phía bờ sông.

Tuyệt đỉnh kangaroo: Cú nhảy thăng thiên khiến người xem phải "há hốc miệng" kinh ngạc

06:26:33 05/09/2024
Theo Tổ chức Bảo vệ Động vật Thế giới, kangaroo có khả năng nhảy thẳng đứng lên đến 3 m, sau đó hạ cánh và tiếp tục nhảy mà không bị gián đoạn nhịp điệu.

Loài quái thú dài 8 m xuất hiện ở Trùng Khánh - Trung Quốc

21:59:19 04/09/2024
Quái thú khổng lồ Qianjiangsaurus changshengi đã lang thang ở miền Tây Nam Trung Quốc khoảng 70 triệu năm trước, tức cuối kỷ Phấn Trắng.

Người Ai Cập cổ đại đã sử dụng thang máy thủy lực để xây dựng kim tự tháp!

21:55:56 04/09/2024
Một nhóm các nhà khảo cổ học gần đây đã đưa ra một khám phá đầy hứa hẹn có thể giải mã bí ẩn đã tồn tại hàng thế kỷ về cách người Ai Cập cổ đại xây dựng các kim tự tháp khổng lồ.

Các nhân vật Black Myth: Wukong 'cư tê' hết cỡ trong tạo hình mới

20:56:41 04/09/2024
Black Myth: Wukong không những là tựa game đang làm mưa làm gió trong cộng đồng game thủ, mà còn là nguồn cảm hứng cho những hoạ sĩ truyện tranh.

Phát hiện 'bạch tuộc ma' và 'quái vật spaghetti' ở ngọn núi ngầm khổng lồ dưới đại dương

12:30:32 04/09/2024
Một nhóm do Viện Đại dương Schmidt dẫn đầu đã khám phá khu vực này ở Thái Bình Dương, cách bờ biển Chile 1.448 km, bằng tàu nghiên cứu R/V Falkor trong chuyến thám hiểm kéo dài 28 ngày kết thúc vào tháng 8.

Loài lan ma xuất hiện sau 15 năm tuyệt chủng

06:49:36 04/09/2024
Mới đây, tại khu vực đất rừng không được tiết lộ ở Anh, một loài phong lan ma bí ẩn được tuyên bố tuyệt chủng vào năm 2009, đã xuất hiện trở lại sau 15 năm.

Có thể bạn quan tâm

Sao Việt 8/9: Vân Dung thân thiết 'con dâu', Lam Trường trẻ trung ngỡ ngàng

Sao việt

07:24:34 08/09/2024
Nghệ sĩ Vân Dung hội ngộ con dâu là diễn viên Quỳnh Châu, Lam Trường gây ngỡ ngàng với vẻ ngoài trẻ trung, phong độ.

Đi thử váy cưới, chồng chưa cưới hỏi đùa một câu khiến cả studio cười vang, riêng tôi muối mặt xấu hổ, chỉ muốn hủy hôn ngay

Góc tâm tình

07:22:59 08/09/2024
Trước câu hỏi đùa v.ô d.uyên của chồng chưa cưới, tôi chỉ biết cười gượng cho qua chuyện. Chồng chưa cưới của tôi tên Bình, là một người đàn ông làm nghề cơ khí, không khéo trong chuyện ăn nói.

Bão số 3 (Yagi) gây nhiều thiệt hại cho các tỉnh miền Bắc

Tin nổi bật

07:17:47 08/09/2024
13 giờ ngày 7.9, tâm bão số 3 (Yagi) vào Quảng Ninh và Hải Phòng với sức gió 149 km/giờ, khiến cây đổ khắp các tuyến phố, gây đắm thuyền và tốc mái nhiều ngôi nhà.

Love Next Door tập 7: Jung Hae In tỏ tình với Jung So Min, phản ứng của nữ chính khiến netizen hồi hộp

Phim châu á

07:17:46 08/09/2024
Tập 7 Love Next Door mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho người xem khi tung hàng loạt tình tiết đôi chính sắp thành khiến khán giả đứng ngồi không yên.

Mái ấm Hoa Hồng vừa b.ạo h.ành t.rẻ e.m, vừa lợi dụng thiện nguyện

Pháp luật

07:13:24 08/09/2024
Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH cũng thừa nhận: Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng có liên quan đến buông lỏng quản lý. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được .

Bom tấn top 1 toàn cầu: Thống trị 61 quốc gia, nữ chính là "thánh hack t.uổi" mãi chẳng chịu già

Phim âu mỹ

07:12:27 08/09/2024
Theo số liệu từ Flix Patrol, The Perfect Couple (tựa Việt: Cặp Đôi Hoàn Hảo) đang là tựa phim thống trị bảng xếp hạng Netflix toàn cầu, đứng top 1 tại 61 quốc gia.

Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024

Thế giới

06:53:19 08/09/2024
Ông Peskov trả lời tờ Washington Post (Mỹ): Đây không phải là lần đầu tiên Nga bị cáo buộc can thiệp bầu cử Mỹ. Tất nhiên là vô lý. Chúng tôi không can thiệp .

Những thực phẩm giàu collagen tự nhiên

Làm đẹp

06:39:47 08/09/2024
Collagen là một loại protein vô cùng quan trọng, không chỉ giúp duy trì độ đàn hồi, săn chắc cho da mà còn hỗ trợ sức khỏe xương khớp, tóc và móng.

Nhan sắc khó nhận ra của mỹ nhân 2k4 tụt dốc sau loạt "phốt"

Netizen

06:38:59 08/09/2024
Từng được coi là hiện tượng mạng từ năm 17 t.uổi khi nổi lên với loạt video đi làm nương rẫy, Yona Cươn (Đinh Thị Cươn, SN 2004, Bình Định) nhanh chóng trở thành hot TikToker khi sở hữu 6,5 triệu người theo dõi.

Hé lộ nội dung phần tiếp theo của Black Myth: Wukong: Siêu hấp dẫn, rất đáng mong chờ!

Mọt game

06:38:47 08/09/2024
Dự kiến, sắp tới game thủ sẽ sớm được trải nghiệm 2 bản mở rộng (DLC) của siêu phẩm Black Myth: Wukong. Riêng phần 2 của tựa game này thì có lẽ cần thêm nhiều thời gian.

Jennie có động thái đáp trả tin đồn "cạch mặt" Lisa nhưng lập tức xoá luôn

Nhạc quốc tế

06:38:42 08/09/2024
Sáng 7/9, Jennie (BLACKPINK) bất ngờ đăng tải đoạn clip trên kênh TikTok cá nhân khoe trọn vẹn visual cùng body n.óng b.ỏng trong sự kiện diễn ra vào ngày 5/9 vừa qua.