Hội “khổ chủ” có bồn nước đặt trên nóc nhà, lên mạng mách nhau cách chống chọi lại cảnh nắng nóng làm nước sinh hoạt có thể… “luộc chín cả thịt”
Thời tiết nắng nóng kéo theo nỗi khổ của nhiều gia đình có bồn chứa nước để trên nóc nhà, khiến cho nước sinh hoạt nóng chẳng kém gì nước sôi.
Thời tiết quá nóng khiến cho người chủ nghĩ ra cách “mặc áo” cho bồn nước để giảm nhiệt.
Cả nước thời gian này đang trong đợt nắng nóng gay gắt, nhất là miền Bắc đã có thời điểm nhiệt độ lên tới 40 độ C. Thời tiết như hun đúc làm cho việc đi lại ngoài đường trở nên vất vả, khi về nhà dùng nước để giải nhiệt thì “suýt ngất” với nhiệt độ của nước do bồn chứa chịu ánh nắng trực tiếp từ mặt trời trong cả ngày dài.
Nỗi khổ không của riêng ai, cho đến khi bức ảnh một gia đình phủ bạt kín mít bồn chứa nước và giếng trời để chống nóng được đăng tải lên mạng xã hội, khi ấy hàng trăm người mới vào than vãn về cảnh nước quá nóng vì bồn chứa để trên nóc nhà chẳng biết cách nào xử lý.
Cách “mặc áo” cho bồn chứa được nhiều người nhận định khá sáng tạo và chờ kết quả của người chủ nhà. Cũng trong phần bình luận phía dưới bức ảnh không ít thành viên đã kể về “cuộc chiến” với nước nóng giữa mùa Hè bằng cách không tắm tối mà chọn cách tắm ban ngày khi ánh nắng chưa lên, hay đợi đến tận đêm muộn mới dám dùng, bởi nước vào buổi chiều có thể mang đi pha trà, luộc thịt được chứ chẳng đùa.
Không chỉ có cách phủ bạt, nhiều gia đình còn dùng chăn bông, tấm xốp cách nhiệt và chia sẻ rằng những cách làm đó khá hiệu quả.
Kết của câu chuyện “nỗi khổ chẳng của riêng ai” này là một số mẹo nhỏ không mất quá nhiều chi phí để những gia đình đang có cùng nỗi khổ nhanh tay áp dụng để cùng nhau qua một mùa Hè vô cùng oi bức.
Video đang HOT
Nhiều người vào chia sẻ cùng chung nỗi khổ với những gia đình đặt bồn nước trên nóc nhà.
Trong những lời than kéo dài miên man, lại có những người đã thử những cách khác và đã thành công.
Hàng trăm hộ dân Lâm Trung Thủy "khát" nước sạch
Không có nước sạch sử dụng, hàng trăm hộ dân ở xã Lâm Trung Thủy (Đức Thọ - Hà Tĩnh) phải lấy nước từ giếng làng về sinh hoạt hàng ngày.
Không có nước máy, người dân xã Lâm Trung Thủy phải đầu tư bể chứa nước mưa để phục vụ ăn uống...
Từ trước đến nay, ngoài nước mưa, nước giếng khoan, giếng làng là nguồn nước mà hàng trăm hộ dân ở xã Đức Thủy cũ (nay là xã Lâm Trung Thủy) dùng để sinh hoạt hàng ngày.
Tuy nhiên, nguồn nước trên không đáp ứng đủ nhu cầu mà còn mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
....và nước giếng làng để sinh hoạt hàng ngày
Bà Phan Thị Thi (thôn Hạ Thủy) cho hay: Để có nước sinh hoạt, gia đình tôi đầu tư xây bể chứa nước mưa có dung tích 4m3. Bể nhỏ, nhà đông người (7 người - PV) nên phải chắt chiu từng giọt phục vụ ăn, uống hàng ngày. Còn nước tắm, gặt... gia đình phải đầu tư máy bơm dẫn đường ống từ giếng làng về sử dụng.
Dù nước giếng làng đục ngầu nhưng bà Phan Thị Thi vẫn phải bơm về tắm, giặt, thậm chí lắng lọc để ăn
"Khổ không nói hết, gần tháng nay bể chứa nước mưa khô đáy, có khi tôi phải sử dụng nước giếng làng để ăn. "Cực chẳng đã" mới phải sử dụng nguồn nước giếng làng chứ nhìn đã phát khiếp, vừa bẩn vừa hôi, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật..." - bà Thi chia sẻ thêm.
Tại các giếng làng của thôn Hạ Thủy, Trung Thành, Hòa Bình... có hàng chục chiếc ống nhựa được người dân đặt chìm xuống đáy để dẫn nguồn nước về nhà. Điều đáng nói, các giếng làng như "ao tù, nước đọng", màu nước đục ngầu, bẩn thỉu với nhiều loại rác thải, ô nhiễm...
Nguồn nước giếng làng được lấy từ tuyến kênh Nhà Lê khi bơm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn
Qua tìm hiểu được biết, khi kênh Nhà Lê bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp thì các giếng làng ở đây mới có nước.
Hầu hết người dân tại 5 thôn Hạ Thủy, Trung Thành, Hòa Bình, Tường Vân và Văn Xá đều phải bơm nước từ các giếng làng về để tắm, giặt, vệ sinh.
Dù nguồn nước giếng làng rất bẩn nhưng nhiều hộ dân vẫn phải dẫn ống bơm về sử dụng
"Riêng thôn Trung Thành có khoảng 60 hộ sử dụng nước giếng này để sinh hoạt. Trong đó, một số hộ bể chứa nước mưa nhỏ phải bơm về lắng lọc phục vụ ăn uống. Gia đình tôi cũng phải dùng nước này để phục vụ sinh hoạt hàng ngày." - anh Đinh Quốc Quyền, thôn Trung Thành bày tỏ.
Đường ống nước đã được thi công cách đây hơn 1 năm nhưng đến giờ vẫn chưa thể phục vụ nhu cầu của người dân
Cách đây hơn một năm (cuối năm 2018), chính quyền xã Đức Thủy cũ cũng cho triển khai dự án nước sạch, khi đó người dân hết sức phấn khởi. Hàng trăm hộ dân đã đăng ký sử dụng, thế nhưng đến nay vẫn không thấy nước sạch về làng.
Ông Đinh Văn Ngụ - Đội trưởng Đội Sản xuất thôn Hạ Thủy bức xúc: "Khi chưa nhập xã đã thấy đơn vị thi công đào đất, lắp đặt đường ống đưa nước sạch về. Nhưng được vài tháng rồi để đó cho đến tận bây giờ, trong khi đó nước sạch ở đây rất cấp thiết. Người dân đã nhiều lần kiến nghị với chính quyền địa phương nhưng hiện chưa thấy động tĩnh gì."
Người dân xã Lâm Trung Thủy luôn mong muốn có nước sạch để ăn uống, sinh hoạt hàng ngày
Qua trao đổi, ông Đinh Văn Nam - Bí thư Đảng ủy xã Lâm Trung Thủy (Chủ tịch UBND xã Đức Thủy cũ) cho rằng: "Việc người dân phản ánh dự án nước sạch chậm tiến độ là có cơ sơ. Nguyên do, sau khi sáp nhập các xã Đức Lâm, Trung Lễ và Đức Thủy thành xã Lâm Trung Thủy, chính quyền thống nhất tạm dừng triển khai dự án nước sạch tại khu vực xã Đức Thủy trước đây để triển khai thi công từ đầu nguồn xuống.
Hiện tại, chính quyền đang đốc thúc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm đưa nguồn nước sạch về phục vụ người dân nơi đây..."
Câu chuyện Thiền sư và tách trà nóng hàm ẩn bài học về sự buông bỏ Cùng là đón nhận tách trà nóng từ vị sư nhưng mỗi người lại có hành động khác nhau, dẫn tới kết quả khác biệt. Bài học thâm thúy về sự buông bỏ từ đó thấu rõ trong tâm can mỗi người. Tình huống 1: Một thương gia đến tìm một nhà sư, ông hỏi: "Thưa thầy, nhiều khi con muốn buông bỏ...