Hồi hộp chờ “sóng” kết quả kinh doanh quý III
“Đến hẹn lại lên”, nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp đang rục rịch chuẩn bị những chiến lược đầu tư nhằm chờ đón kết quả lợi nhuận quý III của các công ty niêm yết. Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài như hiện nay, kinh doanh khả quan là điều khó nói nhưng cơ hội đầu tư luôn hiện hữu trong từng nhóm ngành.
Những doanh nghiệp tăng trưởng tốt trong quý I và quý II có thể có triển vọng sáng trong quý III.
Có nên đầu tư cổ phiếu ngân hàng ở thời điểm này? Cổ phiếu taxi chưa thấy ‘ánh sáng cuối đường hầm’? Lệch pha lỗ lãi sau kiểm toán: ‘Vẽ’ cho đẹp?
Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 9 của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) đánh giá, với những diễn biến của làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 2 đã khiến triển vọng kinh tế ảm đạm hơn kỳ vọng trước đó. Theo dữ liệu về tăng trưởng sản xuất công nghiệp và doanh thu bán lẻ, VDSC cho rằng, tác động của đợt dịch bệnh lần này đã gây ra sự phân hóa sâu sắc giữa các nhóm ngành.
Trong khi đó, chỉ số Vn-Index đang duy trì giao dịch tại vùng 900 điểm là mốc mong muốn của nhiều nhà đầu tư tìm kiếm điểm mua an toàn trước khi bước vào những ngày cao điểm đón tin kết quả kinh doanh của quý III và lũy kế 9 tháng.
Điểm số không còn quan trọng
Mặc dù làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 xuất hiện vào quý III cùng với hoạt động bán ròng của khối ngoại trong tháng 7 và 8, nhưng Việt Nam đã kiểm soát tốt sự lây lan của dịch bệnh nên tạo niềm tin cho các nhà đầu tư chứng khoán, bằng chứng là Vn-Index đã vượt đỉnh 900 điểm của tháng 6.
Video đang HOT
Kể từ đầu tháng 9 đến nay, sau một khoảng thời gian dài diễn biến tích cực, chỉ số Vn-Index đã bước vào nhịp điều chỉnh cần thiết để giảm sức nóng cho các nhóm cổ phiếu, giúp thị trường tích lũy thêm xung lực và cũng là cơ hội để tham gia vào các nhóm cổ phiếu tiềm năng với mức giá hợp lý.
Nhận định về thị trường trong giai đoạn tới, theo Chứng khoán Smart Invest, thị trường cần hạ nhiệt sau một tháng 8 tăng ấn tượng, trước khi có thể tiếp tục quay trở lại xu hướng tăng giá mới.
Song song với đó, sự phân hóa giữa các cổ phiếu và nhóm cổ phiếu vẫn diễn ra, và sẽ có nhiều cổ phiếu tiếp tục chinh phục các mốc giá cao mới. Từ đó, SmartInvest lưu ý việc tập trung lựa chọn cổ phiếu sẽ quan trọng hơn là nhìn vào điểm số trong lúc này.
Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) phân tích, Vn-Index đang có cơ hội kết thúc nhịp điều chỉnh ngắn hạn nhưng cần vượt qua vùng cản quanh ngưỡng điểm 895 để củng cố đà hồi phục.
Cùng với đó, chuyển động chính sách như việc cơ quan quản lý xin ý kiến về việc bổ sung cơ chế bán khống và giao dịch T 0, dù chỉ mới ở dạng văn bản dự thảo và cần nhiều thời gian để đi đến thực thi, nhưng cũng tạo nên kỳ vọng mới cho các chủ thể trên thị trường.
Về những yếu tố vĩ mô, nhóm nghiên cứu của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, do diễn biến tăng nhẹ trong sản xuất và tiêu dùng thời gian vừa qua, tăng trưởng GDP trong quý III ước tính sẽ tăng ở mức 2,5%.
Bên cạnh đó, khả năng phục hồi kinh tế sẽ tốt hơn trong quý IV nhờ nới lỏng có chọn lọc các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh như nối lại các chuyến bay quốc tế, đầu tư công tốt hơn, cải thiện niềm tin của người tiêu dùng và tâm lý kinh doanh đi cùng với hy vọng về vắc xin ngừa virus trong năm 2021.
Tìm kiếm cơ hội
Theo ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc phân tích Chứng khoán Yuanta Việt Nam, những doanh nghiệp đã duy trì tăng trưởng tốt trong giai đoạn dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ nhất (quý I và quý II) thì cũng nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tích cực trong quý III và quý IV.
Do vậy, nhóm đầu tiên mà các nhà đầu tư cần quan tâm là ngành sản xuất thực phẩm như MSN của CTCP Tập đoàn Masan (Masan Group), MCH của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer)…
Nhóm thứ hai là khối các công ty chứng khoán bởi những yếu tố hỗ trợ như kể trên, cùng với đó là diễn biến tích cực của thị trường trong quý III có thể hỗ trợ kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành này.
Ngoài ra, việc nới lỏng các đường bay quốc tế cũng sẽ tạo cơ hội để chốt các thương vụ giao dịch với nước ngoài đã bị trì hoãn trước đây. Thị trường biến động mạnh thời gian qua mở cơ hội cho mua bán và sáp nhập (M&A) diễn ra nhanh và nhiều hơn.
Các công ty chứng khoán nắm lợi thế về mảng IB (tư vấn dịch vụ ngân hàng đầu tư), tư vấn doanh nghiệp, có mạng lưới khách hàng tổ chức… có nhiều cơ hội gia tăng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian tới.
Dù được nhận định là vẫn còn những rủi ro bởi những khoản trích lập dự phòng và nợ xấu, nhưng nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn sẽ là “điểm sáng” trong kỳ công bố kết quả kinh doanh quý III mà nhà đầu tư nên cân nhắc.
Trong khi đó, các chuyên gia tư vấn của Chứng khoán SSI lại cho rằng, điểm nhấn tăng điểm của chỉ số VN-Index trong thời gian tới có thể tiếp tục xoay quanh các câu chuyện lớn của thị trường, như bất động sản khu công nghiệp, đầu tư công…
Nhà đầu tư không nên bỏ qua nhóm các cổ phiếu này, cho dù sau khi đã bán ra chốt lời. Ngược lại, cần tiếp tục theo dõi và tìm kiếm điểm mua có mức giá hợp lý để tham gia trở lại khi cổ phiếu đã hình thành một vùng tích lũy kiến tạo mới.
Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán cũng đang có đánh giá tích cực hơn với cổ phiếu VHC của CTCP Vĩnh Hoàn nhờ triển vọng xuất khẩu vào thị trường Mỹ, cũng như kỳ vọng giá bán sản phẩm trung bình sẽ tăng dần từ nửa cuối năm 2020.
Trong lĩnh vực dệt may, các doanh nghiệp có thị trường xuất khẩu đa dạng được đánh giá sẽ duy trì tình hình kinh doanh ổn định.
Điển hình như, CTCP Dệt may Đầu tư và thương mại Thành công (TCM) mới đây có báo cáo lãi trước thuế 8 tháng là 161 tỷ đồng, hoàn thành 88% kế hoạch năm. CTCP TNG thông báo doanh thu 3.058 tỷ đồng; đến nay, TNG đã ký hợp đồng cơ bản đủ hàng sản xuất hết quý IV/2020 và tiếp tục nhận đơn đặt hàng nửa đầu năm sau.
Kết quả kinh doanh quý 2 chuyển biến tốt hơn so với quý 1
Số liệu kết quả kinh doanh 6 tháng do Công ty chứng khoán Rồng Việt tổng hợp từ hơn 550 doanh nghiệp đại diện cho 91% vốn hoá của hai sàn HOSE và HNX cho thấy sự phân hoá giữa hai sàn.
Cụ thể, trong khi lợi nhuận sau thuế 6 tháng của HSX giảm 15% so với cùng kỳ năm trước thì lợi nhuận sau thuế 6 tháng của HNX lại tăng gần 3%. Nhìn chung số liệu kinh doanh quý II cho thấy kết quả tích cực hơn so với kỳ vọng khi mà lợi nhuận sau thuế quý II của HSX chỉ giảm 7% so với quý 2/2019 trong khi lợi nhuận sau thuế quý II của HNX thậm chí tăng gần 10%.
Nhóm ngân hàng vẫn ghi nhận tăng trưởng tốt trong 6 tháng đầu năm 2020
Tuy nhiên, xu hướng chung cho thấy kết quả kinh doanh quý 2/2020 tốt hơn so với quý 1/2020 ngay cả khi quý 2 ghi nhận tháng cách ly toàn xã hội.
Về mặt nhóm ngành, du lịch và giải trí (giảm 363%) và dầu khí (giảm 223%) là hai ngành chịu tác động nặng nhất do Covid-19. HVN và VJC là hai doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nhất khi lợi nhuận sau thuế 6 tháng giảm lần lượt là 7,8 và 1.900 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi ở nhóm dầu khí, PLX từ mức lãi gần 2.400 tỷ đồng 6 tháng 2019 chuyển sang lỗ 1.200 tỷ đồng 6 tháng 2020.
Hai ngành lớn của thị trường là ngân hàng và bất động sản cũng thể hiện bức tranh khá trái ngược. Trong khi lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2020 của nhóm ngân hàng vẫn tăng 13% so với cùng kỳ năm trước, nhóm bất động sản lại giảm 11%. Kết quả kinh doanh của nhóm ngân hàng chủ yếu được hỗ trợ bởi kết quả khá tích cực của nhóm các ngân hàng tư nhân như VPB, TCB, HDB và TPB và ngân hàng thương mại nhà nước, CTG.
Bên cạnh kết quả kinh doanh tiêu cực của hầu hết các nhóm ngành, truyền thông, ô tô và phụ tùng, tài nguyên cơ bản và công nghệ thông tin là các nhóm ngành có kết quả kinh doanh khá tích cực. Tuy nhiên, theo các chuyên gia của Rồng Việt, đa phần những ngành này bị chi phối bởi một vài cái tên lớn và kết quả kinh doanh của những doanh nghiệp này không phản ánh đúng kết quả kinh doanh của phần lớn doanh nghiệp trong ngành đó.
Chứng khoán ngày 28/7: Có nên nắm giữ cổ phiếu GIL, PNJ, LTG? Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 28/7. Ngưỡng hỗ trợ của GIL nằm tại mốc 18.500 đồng/cp CTCK Ngân hàng Đầu tư Phát triển (BSC):GIL thời gian qua đã tích lũy ngắn hạn tại xung quanh ngưỡng 18.000 đồng/cp sau khi có sự điều chỉnh từ vùng đỉnh 21.500 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu...